Thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài
Trình tự xin cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thực hiện theo thủ tục sau:
I. Điều kiện xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
1. Đủ 18 tuổi trở lên;
2. Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc;
3. Không có tiền án về tội vi phạm an ninh quốc gia; không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hình phạt hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.
Lưu ý: Đối với người nước ngoài xin vào hành nghề y, dược tư nhân, trực tiếp khám, chữa bệnh tại Việt Nam hoặc làm việc trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề phải có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về hành nghề y, dược tư nhân hoặc về giáo dục, dạy nghề.
II. Hồ sơ xin cấp mới Giấy phép lao động cho người nước ngoài.
1. Bản sao Giấy phép hoạt động của đơn vị (Có dấu Công chứng nhà nước)
Ví dụ: Giấy chứng nhận đầu tư của Công ty có vốn đầu tư nước ngoài; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoặc Giấy phép hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng Đại diện của các công ty, các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam….. vv
– Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo Mẫu 04
– Phiếu đăng ký dự tuyển lao động của người nước ngoài theo Mẫu số 1 đối với trường hợp người nước ngoài được tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam tuyển dụng theo hình thức hợp đồng lao động;
Các trường hợp khác thì gồm các Văn bản sau:
– Văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử người nước ngoài sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam đối với trường hợp người nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;
– Hợp đồng ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài đối với trường hợp người nước ngoài làm việc trong doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam vào Việt nam thực hiện các hợp đồng kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao;
– Giấy chứng nhận của tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam đối với trường hợp người nước ngoài đại diện cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam.
2. Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người nước ngoài cư trú trước khi đến Việt Nam cấp. Trường hợp người nước ngoài hiện đã cư trú tại Việt NamNam nơi người nước ngoài đang cư trú cấp. Thời điểm phiếu lý lịch tư pháp được lập không quá 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động. từ đủ 06 tháng trở lên thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp tỉnh, thành phố của Việt
3. Bản lý lịch tự thuật có dán ảnh của người nước ngoài theo Mẫu số 02.
4. Giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở nước ngoài hoặc tại Việt Nam
Thời điểm phiếu khám sức khỏe được lập không quá 6 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động
Trường hợp người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam thì do Bệnh viên Đa khoa cấp tỉnh (Ví dụ như Bệnh Viện Đa Khoa tỉnh Đồng Nai, Bệnh Viện Đa Khoa tỉnh Bình Dương, Vũng Tàu, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương …………)
Riêng tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh thì người lao động làm theo chỉ dẫn sau:
Tại Hà Nội thì khám sức khỏe tại một trong 05 Bệnh Viện sau:
– Bệnh viên Bạch Mai;
– Bệnh Viên Đa khoa Xanhpon;
– Bệnh Viện E Hà Nội
– Bệnh Viện quốc tế Việt Pháp;
– Phòng khám đa khoa International SOS – Công ty liên doanh OSCAT Việt Nam)
Tại TP. Hồ Chí Minh thì người lao động có thể khám sức khỏe tại một trong 05 bệnh Viên sau đây:
– Bệnh viện Chợ Rẫy;
– Phòng khám đa khoa quốc tế Columbia;
– Bệnh viện Thống Nhất;
– Bệnh viện Việt – Pháp;
– Phòng khám đa khoa quốc tế International SOS.
5. Một trong các văn bản chứng nhận trình độ chuyên môn, kỹ thuật tương ứng với các trường hợp sau:
– Chứng nhận về trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao của người nước ngoài bao gồm bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ phù hợp với chuyên môn, công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động (người lao động nước ngoài làm việc tại vị trí nào trong công ty Việt Nam thì phải có bằng cấp tại nước ngoài phù hợp với vị trí việc làm đó);
– Giấy xác nhận ít nhất 05 (năm) năm kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, quản lý được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận và phù hợp với công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động đối với trường hợp người nước ngoài là nghệ nhân những ngành nghề truyền thống hoặc người có kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, quản lý (người lao động nước ngoài làm việc tại vị trí nào trong công ty Việt Nam thì phải có xác nhận kinh nghiệm làm việc tại nước ngoài phù hợp với vị trí việc làm đó).
– Bản liệt kê các câu lạc bộ bóng đá mà cầu thủ đã tham gia thi đấu hoặc chứng nhận của câu lạc bộ mà cầu thủ đã tham gia thi đấu liền trước đó đối với trường hợp người nước ngoài được tuyển dụng làm cầu thủ bóng đá cho các câu lạc bộ bóng đá tại Việt Nam.
6. 03 (ba) ảnh mầu (kích thước 3cm x 4cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 (sáu) tháng tính từ thời điểm người nước ngoài nộp hồ sơ.
III. Yêu cầu đối với hồ sơ:
1. Mọi giấy tờ được lập ở nước ngoài phải được Hợp pháp hóa lãnh sự và được dịch ra tiếng Việt và Công chứng;
2. Hồ sơ khai bằng tiếng Việt Nam hoặc 02 thứ tiếng (Tiếng Việt và tiếng nước ngoài). Trường hợp chỉ khai bằng một thứ tiếng nước ngoài thỉ phải dịch ra tiếng Việt Nam;
3. Mỗi người lao động làm 02 Bộ hồ sơ:
– 01 Bộ hồ sơ nộp cho Sở lao động Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố nơi mà đơn vị sử dụng lao động đặt trụ sở;
– 01 Bộ hồ sơ lưu tại Đơn vị sử dụng lao động.
Giấy phép lao động được cấp có thời hạn tối đa là 03 năm và có thể được gia hạn giấy phép lao động 03 lần và có thể được gia hạn giấy phép lao động theo thủ tục đặc biệt.
Ngoài ra người lao động nước ngoài có nhu cầu lao động tại đơn vị khác có thể tiến hành thủ tục xin cấp thêm giấy phép lao động.
IV. Căn cứ pháp lý:
– Bộ luật Lao động đã được sửa đổi bổ sung;
– Thông tư 08/2008/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành Nghị định 34/2008/NĐ-CP về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành;
– Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủvề việc quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
– Thông tư số 31/2011/TT-BLĐTBXH ngày 03/11/2011 của Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị Định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 03 năm 2008 của Chính phủ và Nghị Định số 46/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị Định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 03 năm 2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
– Nghị định số 46/2011/NĐ-CP ngày 17/06/2011 của Chính phủ về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Bạn nhấn vào Tải về để xem thêm các văn bản, biểu mẫu hướng dẫn Thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.