Thủ tục tuyển dụng công chức dự bị
1. Trình tự thực hiện:
– Trước 60 ngày tổ chức thi tuyển, cơ quan tuyển dụng công chức dự bị ra thông báo tuyển dụng tại trụ sở cơ quan và các phương tiện thông tin đại chúng
– Các cá nhân có nhu cầu nộp đầy đủ hồ sơ đến cơ quan tuyển dụng;
– Tổ chức thi tuyển và chấm thi;
– Thông báo kết quả và nhận đơn phúc khảo (nếu có)
2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan tuyển dụng.
3. Thành phần hồ sơ:
– Đơn đăng ký dự tuyển công chức dự bị
– Bản sơ yếu lý lịch theo mẫu quy định, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác;
– Bản sao giấy khai sinh;
– Có đủ bản sao có công chứng hoặc chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền các văn bằng, chứng chỉ và bản kết quả học tập phù hợp với yêu cầu của ngạch dự tuyển.
– Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp quận, huyện trở lên cấp.
– 2 phong bì, 2 ảnh cỡ 4×6.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết:
– Trong thời hạn chậm nhất 30 ngày sau khi công bố kết quả tuyển dụng, cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức ra quyết định tuyển dụng người trúng tuyển vào làm công chức dự bị.
– Trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày có quyết định tuyển dụng, người được tuyển phải đến cơ quan nhận công việc, nếu trong quyết định tuyển dụng không quy định thời hạn khác.
Trường hợp người được tuyển có lý do chính đáng mà không thể nhận công việc đúng thời hạn thì phải làm đơn xin gia hạn thời gian nhận công việc và được cơ quan ra quyết định tuyển dụng đồng ý, thời gian được gia hạn không quá 30 ngày. Quá thời hạn nói trên, người được tuyển không đến nhận việc thì cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyển dụng công chức dự bị.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Vụ Tổ chức cán bộ
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định tuyển dụng công chức dự bị.
8. Lệ phí (nếu có):
– Dưới 100 thí sinh tham dự, thu: 130.000 đồng/thí sinh/lần dự thi.
– Từ 100 đến dưới 500 thí sinh tham dự, thu: 100.000 đồng/thí sinh/lần dự thi.
– Từ 500 đến dưới 1.000 thí sinh tham dự, thu: 70.000 đồng/thí sinh/lần dự thi.
– Từ 1.000 thí sinh tham dự trở lên, thu: 60.000 đồng/thí sinh/lần dự thi.
9. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
Người đăng ký dự tuyển công chức dự bị phải có đủ tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của ngạch đăng ký dự tuyển và có đủ các điều kiện sau đây:
– Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;
– Phẩm chất đạo đức tốt;
– Tuổi đời phải từ đủ 18 tuổi đến 40 tuổi;
– Có đơn xin dự tuyển và lý lịch rõ ràng; có đủ văn bằng, chứng chỉ theo quy định của ngạch đăng ký dự tuyển;
– Có đủ sức khoẻ để đảm nhận nhiệm vụ;
– Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.
Căn cứ vào tính chất và đặc điểm chuyên môn nghiệp vụ, cơ quan tuyển dụng có thể bổ sung thêm một số điều kiện đối với người dự tuyển.
Điều kiện ưu tiên trong thi tuyển công chức dự bị:
– Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh được cộng 30 điểm vào tổng kết quả thi tuyển;
– Con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hoạt động cách mạng trước tổng khởi nghĩa (từ ngày 19/8/1945 trở về trước), con đẻ của ngườ hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, con Anh hùng lực lượng vũ trang, con Anh hùng lao động, người có học vị tiến sĩ về chuyên ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu tuyển dụng được cộng 20 điểm vào tổng kết quả thi tuyển;
– Những người có học vị thạc sĩ đúng chuyên ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; những người tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc ở các bậc đào tạo chuyên môn phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự; đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện phục vụ nông thôn, miền núi từ hai năm trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ được cộng 10 điểm vào tổng kết quả thi tuyển.
Ưu tiên trong xét tuyển công chức dự bị:
– Những người cam kết tình nguyện làm việc từ năm năm trở lên ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo được xét tuyển theo thứ tự ưu tiên sau đây :
– Người dân tộc thiểu số, người cư trú tại nơi tình nguyện làm việc;
– Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động;
– Thương binh; Người hưởng chính sách như thương binh; Con liệt sĩ;
– Con thương binh, con bệnh binh, con của người hoạt động cách mạng trước tổng khởi nghĩa (từ ngày 19/8/1945 trở về trước), con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, con anh hùng lực lượng vũ trang, con anh hùng lao động;
– Người có học vị tiến sĩ đúng chuyên ngành đào tạo, phù hợp với nhu cầu tuyển dụng;
– Người có học vị thạc sĩ đúng chuyên ngành đào tạo, phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; người tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc ở các bậc đào tạo chuyên môn, phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện phục vụ nông thôn, miền núi từ hai năm trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ.
10. Căn cứ pháp lý
– Nghị định 08/2007/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về chế độ công chức dự bị;
– Thông tư 08/2004/TT-BNV Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 115/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về chế độ công chức dự bị;
– Thông tư liên tịch 163/2010/TTLT-BTC-BNV hướng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí dự thi tuyển và phí dự thi nâng ngạch công chức, viên chức do Bộ Tài chính – Bộ Nội vụ ban hành;
– Luật số 22/2008/QH12 của Quốc hội: Luật cán bộ, công chức;
– Pháp lệnh Cán bộ, công chức.
Bạn nhấn vào Tải về để xem thêm các văn bản hướng dẫn Thủ tục tuyển dụng công chức dự bị.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thủ tục tuyển dụng công chức dự bị của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.