Bạn đang xem bài viết ✅ Thủ tục thi nâng ngạch giảng viên lên giảng viên chính ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thủ tục thi nâng ngạch giảng viên lên giảng viên chính

1. Trình tự thực hiện

* Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật

* Bước 2: Người đến nộp hồ sơ, nộp tại bộ phận một cửa của Bộ Giáo dục và Đào tạo

– Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của bộ phận một cửa kiểm tra xem xét hồ sơ của người nộp;
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì ra phiếu hẹn và trao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ chưa đúng, chưa đầy đủ theo quy định thì Bộ phận tiếp nhận hướng dẫn cụ thể cho người đến nộp hồ sơ bổ sung cho đầy đủ để nộp kịp thời.
– Thời gian tiếp nhận hồ sơ: giờ hành chính

* Bước 3: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trình lãnh đạo trực tiếp giải quyết theo trách nhiệm thẩm quyền; đúng thời gian quy định.

* Bước 4: Đến ngày hẹn ghi trong phiếu hẹn, người nộp hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ tại bộ phận một cửa của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
– Thời gian trả hồ sơ: giờ hành chính

2. Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ trực tiếp Vụ Tổ chức cán bộ

3. Thành phần hồ sơ

Đơn xin dự thi nâng ngạch theo mẫu tại Quyết định số 27/1999/QĐ-BTCCBCP ngày 26 tháng 7 năm 1999 của Bộ trưởng-Trưởng ban Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ).

Bản nhận xét về phẩm chất đạo đức, năng lực giảng dạy, kết quả nghiên cứu khoa học, tinh thần trách nhiệm và kỷ luật lao động trong thời hạn 3 năm liên tục tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ.

Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo quy của ngạch giảng viên chính có xác nhận của nơi cấp hoặc của cơ quan công chứng.

– Bản nghiệm thu đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học có xác nhận của hội đồng nghiệm thu hoặc bằng công nhận phát minh, sáng chế, cụ thể:
+ Bản nghiệm thu các đề tài khoa học cấp trường hoặc ngành được áp dụng có hiệu quả.
+ Danh mục các giáo trình, tài liệu phục vụ giảng dạy
+ Danh mục các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành.
Ứng viên dự thi phải có tối thiểu 2 trong 3 loại công trình khoa học nêu trên.

– Lý lịch khoa học có xác nhận của Hiệu trưởng nhà trường và có thời hạn không quá 3 tháng tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ dự thi.

4. Thời hạn giải quyết

Dự kiến 10 ngày không kể ngày nghỉ (thời gian dự kiến).

5. Đối tượng thực hiện

Tổ chức

6. Cơ quan thực hiện thủ tục

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Giáo dục và Đào tạo
– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Vụ Tổ chức cán bộ
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Vụ Tổ chức cán bộ

– Cơ quan phối hợp (nếu có): Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục

7. Kết quả thực hiện thủ tục

Quyết định hành chính

8. Lệ phí

Lệ phí 300.000đ (ba trăm nghìn đồng chẵn)

10. Căn cứ pháp lý của thủ tục

Thông tư số 32/2001/TT-BTC hướng dẫn chế độ thu và sử dụng lệ phí thi tuyển công chức và thi nâng ngạch cán bộ công chức.

Thông tư liên tịch số 101/2003/TTLT/BTC-BNV ngày 29/10/2003 , Quy định chế độ thu và quản lý sử dụng phí dự thi tuyển công chức và thi nâng ngạch cán bộ, công chức

Quyết định số 27/1999/QĐ-BTCCCBCP về việc ban hành 18 biểu mẫu sử dụng thống nhất trong các kỳ thi tuyển, thi nâng ngạch công chức

Quyết định số 44/1999/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định nội dung và hình thức thi nâng ngạch giảng viên lên ngạch giảng viên chính trong các trường đại học và cao đẳng

Tham khảo thêm:   Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT tiếng Anh hệ chương trình chuẩn và nâng cao 2012 Đáp án đề thi TN THPT tiếng Anh

Bạn nhấn vào Tải về để xem thêm các văn bản, biểu mẫu hướng dẫn Thủ tục thi nâng ngạch giảng viên lên giảng viên chính

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thủ tục thi nâng ngạch giảng viên lên giảng viên chính của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *