Bạn đang xem bài viết ✅ Thủ tục thành lập công ty kiểm toán, kế toán ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thủ tục thành lập công ty kiểm toán, kế toán

A. THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY

Phạm vi hướng dẫn áp dụng: Thành lập công ty 100% vốn trong nước (thành lậpcông ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần và công ty hợp danh).

1. Các loại hình doanh nghiệp kiểm toán:

Doanh nghiệp kiểm toán được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật theo 3 hình thức: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân

2. Điều kiện thành lập:

– Doanh nghiệp kiểm toán chỉ được thành lập khi có ít nhất ba người có Chứng chỉ kiểm toán viên, trong đó có Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc nếu là thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh thì phải sở hữu ít nhất là 10% vốn điều lệ công ty. Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc doanh nghiệp kiểm toán phải có thời gian công tác thực tế về kiểm toán đủ 3 năm trở lên sau khi được cấp Chứng chỉ kiểm toán viên và không được đồng thời tham gia quản lý, điều hành ở doanh nghiệp khác.

– Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp kiểm toán phải thông báo với Bộ Tài chính việc thành lập doanh nghiệp kiểm toán và danh sách kiểm toán viên đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.

Tham khảo thêm:   Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Sinh học 12 sách Chân trời sáng tạo Tập huấn sách giáo khoa lớp 12 năm 2024 - 2025

– Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp kiểm toán phải đảm bảo có ít nhất 3 kiểm toán viên hành nghề ký hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian với doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp kiểm toán không đảm bảo điều kiện này sau 6 tháng liên tục thì phải ngừng cung cấp dịch vụ kiểm toán;

– Thành viên hợp danh trực tiếp phụ trách dịch vụ kiểm toán phải có Chứng chỉ kiểm toán viên. Trường hợp công ty hợp danh kiểm toán có đăng ký kinh doanh các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề (như dịch vụ kế toán, dịch vụ định giá tài sản…) thì thành viên hợp danh trực tiếp phụ trách các dịch vụ đó phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp theo quy định của pháp luật.

3. Nơi nộp hồ sơ thành lập công ty:

Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

4. Hồ sơ thành lập công ty:

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

Dự thảo Điều lệ công ty. Dự thảo điều lệ công ty phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của người đại diện theo pháp luật, của các thành viên hoặc người đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; của người đại diện theo pháp luật, của các cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần. Các thành viên, cổ đông sáng lập phải cùng nhau chịu trách nhiệm về sự phù hợp pháp luật của điều lệ công ty;

Tham khảo thêm:   Độ mạnh của súng Free Fire AC80

Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh; danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định. Kèm theo danh sách thành viên hoặc danh sách cổ đông sáng lập phải có:

+ Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 24 Nghị định số 43/2010/NĐ- CP đối với trường hợp thành viên sáng lập hoặc cổ đông sáng lập là cá nhân;

+ Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 24 Nghị định số43/2010/NĐ- CP của người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng đối với trường hợp thành viên sáng lập hoặc cổ đông sáng lập là pháp nhân.

– Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định;

– Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của một hoặc một số cá nhân đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần nếu công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

Ghi chú:

Các giấy tờ chứng thực cá nhân trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp (Nghị định số102/2010/NĐ-CP)

Tham khảo thêm:   Quyết định về việc xuất vắc xin, hóa chất dự trữ quốc gia hỗ trợ các địa phương phòng, chống dịch bệnh

Điều 24. Các giấy tờ chứng thực cá nhân trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

1. Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với công dân Việt Nam.

2. Một trong số các giấy tờ còn hiệu lực đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài sau đây:

a) Hộ chiếu Việt Nam;

b) Hộ chiếu nước ngoài (hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài) và một trong các giấy tờ chứng minh người gốc Việt Nam ở nước ngoài.

3. Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam.

4. Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam.

B. CĂN CỨ PHÁP LUẬT:

Nghị định 16/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 105/2004/NĐ-CP về kiểm toán độc lập;

Nghị định số 30/2009/NĐ-CP ngày 30/03/2009 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP;

Thông tư số 60/2006/TT-BTC Hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện thành lập và hoạt động đối với doanh nghiệp kiểm toán;

Thông tư 64/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ về Kiểm toán độc lập

Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 về đăng ký doanh nghiệp;

Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp;

Bạn nhấn vào Tải về để xem thêm các biểu mẫu, văn bản hướng dẫn Thủ tục thành lập công ty kiểm toán, kế toán.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thủ tục thành lập công ty kiểm toán, kế toán của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *