Bạn đang xem bài viết ✅ Thủ tục duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp Thủ tục liên quan đến văn bằng bảo hộ ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thủ tục duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp:

1. Trình tự thực hiện:

– Tiếp nhận đơn: Đơn yêu cầu có thể nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

– Xử lý đơn:

+ Trường hợp không có thiếu sót, Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận duy trì hiệu lực văn bằng, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp;

+ Trường hợp có thiếu sót, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối duy trì, nêu rõ lý do để người yêu cầu sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối. Nếu người yêu cầu không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối duy trì hiệu lực văn bằng.

Tham khảo thêm:   Đề thi Tin học trẻ tỉnh Long An lần thứ 17 - Bảng A (cấp tiểu học) năm 2013 Bài thi Tin học trẻ

2. Cách thức thực hiện:

– Trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

– Qua bưu điện.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

– Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Công văn/Thư lệnh của chủ văn bằng;

+ Chứng từ nộp phí, lệ phí.

– Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Sở hữu trí tuệ.

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

– Chấp nhận duy trì hiệu lực văn bằng và ghi nhận vào Sổ đăng bạ quốc gia về sở hữu công nghiệp;

– Quyết định từ chối duy trì hiệu lực văn bằng.

8. Lệ phí:

– Lệ phí duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế (2 năm đầu): 300.000 đồng.

– Năm thứ 3, năm thứ 4: 480.000 đồng.

– Năm thứ 5, năm thứ 6: 780.000 đồng.

– Năm thứ 7, năm thứ 8: 1.200.000 đồng.

– Năm thứ 9, năm thứ 10: 1.800.000 đồng.

– Năm thứ 11 – năm thứ 13: 2.520.000 đồng.

– Năm thứ 14 – năm thứ 16: 3.300.000 đồng.

– Năm thứ 17 – năm thứ 20: 4.200.000 đồng.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

Tham khảo thêm:   Quyết định 30/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh Tuyên Quang Quy định cho hội viên nông dân trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang vay vốn được hỗ trợ kinh phí và lãi suất tiền vay để phát triển chăn nuôi

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005;

– Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;

– Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;

– Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04/02/2009 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thủ tục duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp Thủ tục liên quan đến văn bằng bảo hộ của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *