Thủ tục đăng ký khai tử 2017
Giấy chứng tử được cấp trên cơ sở giấy báo tử và thủ tục đăng ký khai tử tại cơ quan có thẩm quyền. Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay cho Giấy báo tử là một loại giấy tờ được cấp cho thân nhân người chết để đi khai tử. Giấy báo tử phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người chết; giờ, ngày, tháng, năm chết; địa điểm chết và nguyên nhân chết. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, trong trường hợp người chết không có thân nhân, thì Giấy báo tử được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi có thẩm quyền đăng ký khai tử để Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký khai tử.
Về thẩm quyền đăng ký khai tử Điều 32 Luật Hộ tịch quy định: “Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử. Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.
Việc đăng ký khai tử cho công dân Việt Nam hiện nay được thực hiện tại UBND cấp xã có thẩm quyền theo quy định tại mục 7, chương II của Luật Hộ tịch, theo đó trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử”.
Giấy chứng tử được cấp trên cơ sở giấy báo tử và thủ tục đăng ký khai tử tại cơ quan có thẩm quyền. Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay cho Giấy báo tử là một loại giấy tờ được cấp cho thân nhân người chết để đi khai tử. Giấy báo tử phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người chết; giờ, ngày, tháng, năm chết; địa điểm chết và nguyên nhân chết. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, trong trường hợp người chết không có thân nhân, thì Giấy báo tử được gửi cho UBND cấp xã/phường, nơi có thẩm quyền đăng ký khai tử để UBND cấp xã đăng ký khai tử.
Sau khi có sự kiện người chết, gia đình, thân nhân hoặc cá nhân, tổ chức liên quan báo cho cơ quan có thẩm quyền biết sự kiện này trên cơ sở đó, cơ quan này sẽ cấp cho họ Giấy báo tử. Người đi khai tử phải nộp Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay cho Giấy báo tử. Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký khai tử và Giấy chứng tử, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi khai tử một bản chính Giấy chứng tử. Bản sao Giấy chứng tử được cấp theo yêu cầu của người đi khai tử.
Nếu giấy chứng tử bị hư, hỏng, mất mát thì gia đình, thân nhân của người chết hay cá nhân, tổ chức liên quan có thể yêu cầu cấp lại.
Thủ tục đăng ký khai tử
Tên thủ tục hành chính |
Đăng ký khai tử |
Cơ quan tiếp nhận, giải quyết hồ sơ |
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, |
Đối tượng giải quyết |
– Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử. – Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó chết thực hiện việc đăng ký khai tử. |
Thành phần hồ sơ |
Hồ sơ đăng ký khai tử được lập thành 01 bộ hồ sơ, gồm các giấy tờ sau: 1. Các loại giấy tờ phải nộp: 1.1. Phiếu cung cấp thông tin đăng ký khai tử (người đi khai tử tự viết hoặc tham khảo mẫu tại UBND xã, phường, thị trấn nơi đăng ký khai tử) 1.2. Bản chính Giấy báo tử. – Đối với người chết tại bệnh viện hoặc tại cơ sở y tế thì Giám đốc bệnh viện hoặc người phụ trách cơ sở y tế đó cấp Giấy báo tử. – Đối với người cư trú ở một nơi nhưng chết ở một nơi khác ngoài cơ sở y tế thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó chết cấp Giấy báo tử. – Đối với người chết là quân nhân tại ngũ, công chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu và những người được tập trung làm nhiệm vụ quân sự do các đơn vị quân đội trực tiếp quản lý thì thủ trưởng đơn vị đó cấp Giấy báo tử. – Đối với người chết trong trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giam hoặc tại nơi tạm giữ thì thủ trưởng cơ quan nơi giam, giữ người đó cấp Giấy báo tử. – Đối với người chết tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục do ngành Công an quản lý thì Thủ trưởng các cơ quan đó cấp Giấy báo tử. – Đối với người chết do thi hành án tử hình thì Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình cấp Giấy báo tử. Trong trường hợp không có Giấy báo tử thì nộp giấy tờ thay thế sau: – Trường hợp một người bị Toà án tuyên bố là đã chết thì quyết định tuyên bố chết của Toà án đã có hiệu lực pháp luật thay cho Giấy báo tử. – Trường hợp người chết có nghi vấn thì văn bản xác định nguyên nhân chết của cơ quan công an hoặc của cơ quan y tế cấp huyện trở lên thay cho Giấy báo tử. – Đối với người chết trên phương tiện giao thông thì người chỉ huy hoặc điều khiển phương tiện giao thông phải lập biên bản xác nhận việc chết, có chữ ký của ít nhất hai người cùng đi trên phương tiện giao thông đó. Biên bản xác nhận việc chết thay cho Giấy báo tử. – Đối với người chết tại nhà, ở nơi cư trú thì văn bản xác nhận việc chết của người làm chứng thay cho Giấy báo tử. Trong trường hợp cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ về việc chết thì không phải nộp văn bản xác nhận của người làm chứng. Lưu ý: Trường hợp trẻ em sinh ra sống được từ 24 giờ trở lên rồi mới chết thì cha mẹ phải có nghĩa vụ đi đăng ký khai tử. 2. Các loại giấy tờ phải xuất trình: 2.1. Bản chính giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của người chết. 2.2. Bản chính chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đi khai tử. |
Thời hạn giải quyết |
Trong ngày |
Lệ phí |
Miễn lệ phí |
Thông tin lưu ý |
– Thời hạn đi đăng ký khai tử là 15 ngày, kể từ ngày chết. quá thời hạn nêu trên mà chưa đăng ký khai tử thì phải làm thủ tục đăng ký quá hạn. (và phải nộp phạt) – Người yêu cầu đăng ký khai tử là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người chết. nộp hồ sơ trực tiếp tại UBND xã, phường, thị trấn. Trường hợp không trực tiếp đi nộp thì có thể ủy quyền cho người khác làm thay. Việc ủy quyền phải bằng văn bản và phải được công chứng hoặc chứng thực hợp lệ. – Nếu người chết không có thân nhân thì chủ nhà hoặc người có trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức nơi người đó cư trú hoặc công tác trước khi chết đi khai tử. |
Thẩm quyền cấp giấy báo tử
+ Đối với người chết tại bệnh viện hoặc tại cơ sở y tế, thì Giám đốc bệnh viện hoặc người phụ trách cơ sở y tế đó cấp Giấy báo tử;
+ Đối với người cư trú ở một nơi, nhưng chết ở một nơi khác, ngoài cơ sở y tế, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó chết cấp Giấy báo tử;
+ Đối với người chết là quân nhân tại ngũ, công chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu và những người được tập trung làm nhiệm vụ quân sự do các đơn vị quân đội trực tiếp quản lý, thì thủ trưởng đơn vị đó cấp Giấy báo tử;
+ Đối với người chết trong trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giam hoặc tại nơi tạm giữ, thì Thủ trưởng cơ quan nơi giam, giữ người đó cấp Giấy báo tử;
+ Đối với người chết tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục do ngành Công an quản lý, thì Thủ trưởng các cơ quan đó cấp Giấy báo tử;
+ Đối với người chết do thi hành án tử hình, thì Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình cấp Giấy báo tử;
+ Trường hợp một người bị Toà án tuyên bố là đã chết, thì quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật thay cho Giấy báo tử;
+ Trường hợp người chết có nghi vấn, thì văn bản xác định nguyên nhân chết của cơ quan công an hoặc của cơ quan y tế cấp huyện trở lên thay cho Giấy báo tử;
+ Đối với người chết trên phương tiện giao thông, thì người chỉ huy hoặc điều khiển phương tiện giao thông phải lập biên bản xác nhận việc chết, có chữ ký của ít nhất hai người cùng đi trên phương tiện giao thông đó. Biên bản xác nhận việc chết thay cho Giấy báo tử;
+ Đối với người chết tại nhà ở nơi cư trú, thì văn bản xác nhận việc chết của người làm chứng thay cho Giấy báo tử.
Điều 28 Nghị định số 83/1998/NĐ-CP quy định Thời hạn đi khai tử là 15 ngày, kể từ ngày chết: Theo đó, trong vòng 15 ngày sau khi có người chết, thân nhân của người chết có trách nhiệm đi khai tử; nếu người chết không có thân nhân, thì chủ nhà hoặc người có trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tổ chức, nơi người đó cư trú hoặc công tác trước khi chết đi khai tử.
Thủ tục đăng ký khai tử có yếu tố nước ngoài
1. Ủy ban nhân dân xã ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký khai tử cho người chết là người nước ngoài cư trú tại xã đó.
2. Người yêu cầu đăng ký khai tử nộp Tờ khai đăng ký khai tử theo mẫu quy định, bản chính Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử được cấp theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP.
3. Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ, nếu thấy việc khai tử là đúng, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký khai tử ký, ghi rõ họ tên vào Sổ hộ tịch; báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký cấp bản chính trích lục hộ tịch cho người yêu cầu.
Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 03 ngày làm việc.
4. Sau khi đăng ký khai tử, Ủy ban nhân dân xã có văn bản thông báo kèm theo bản sao trích lục hộ tịch gửi Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước mà người chết mang quốc tịch.
Trường hợp người chết là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài thì công chức làm công tác hộ tịch khóa thông tin của người chết trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
Khi đăng ký khai tử theo quy định của Luật Hộ tịch, nội dung khai tử phải bao gồm các thông tin: Họ, chữ đệm, tên, năm sinh của người chết; số định danh cá nhân của người chết, nếu có; nơi chết; nguyên nhân chết; giờ, ngày, tháng, năm chết theo Dương lịch; quốc tịch nếu người chết là người nước ngoài.
Thủ tục đăng ký khai tử lưu động
1. Các trường hợp đăng ký khai tử, kết hôn lưu động
Trường hợp người chết không có người thân thích, người thân thích không sống cùng địa bàn xã hoặc là người già, yếu, khuyết tật không đi đăng ký khai tử được thì Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành đăng ký khai tử lưu động.
2. Thủ tục đăng ký khai tử lưu động
1. Công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã được giao nhiệm vụ đăng ký khai sinh, khai tử lưu động có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ các loại mẫu Tờ khai, giấy tờ hộ tịch và điều kiện cần thiết để thực hiện đăng ký lưu động tại nhà riêng hoặc tại địa điểm tổ chức đăng ký lưu động, bảo đảm thuận lợi cho người dân.
Tại địa điểm đăng ký hộ tịch lưu động, công chức tư pháp – hộ tịch hướng dẫn người yêu cầu điền đầy đủ thông tin trong Tờ khai; kiểm tra các giấy tờ làm cơ sở cho việc đăng ký khai sinh, khai tử theo quy định của Luật hộ tịch, Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và Thông tư này; viết Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Thời hạn trả kết quả đăng ký khai sinh, khai tử lưu động không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận.
2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức tư pháp – hộ tịch trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký giấy tờ hộ tịch và ghi nội dung đăng ký vào Sổ hộ tịch tương ứng.
3. Trong thời hạn 05 ngày theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức tư pháp – hộ tịch đem theo giấy tờ hộ tịch và Sổ hộ tịch để trả kết quả cho người có yêu cầu tại địa điểm đăng ký lưu động; hướng dẫn người dân ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên trong Sổ hộ tịch theo quy định. Tại mục “Ghi chú” trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Đăng ký lưu động”.
4. Trường hợp người yêu cầu không biết chữ thì công chức tư pháp – hộ tịch trực tiếp ghi Tờ khai, sau đó đọc cho người yêu cầu nghe lại nội dung và hướng dẫn người đó điểm chỉ vào Tờ khai. Khi trả kết quả đăng ký hộ tịch, công chức tư pháp – hộ tịch phải đọc lại nội dung giấy tờ hộ tịch cho người yêu cầu nghe và hướng dẫn người đó điểm chỉ vào Sổ hộ tịch.
Quy định này cũng được áp dụng đối với thủ tục đăng ký kết hôn lưu động tại Điều 16 của Thông tư 15/2015/TT-BTP.
Mẫu giấy chứng tử
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————–
GIẤY CHỨNG TỬ
(BẢN SAO)
Họ và tên:…………………………………………………………………………Giới tính:………………..
Ngày, tháng, năm sinh:………………………………………………………………………………………
Dân tộc:………………………………………………….. Quốc tịch:……………………………………….
Nơi thường trú/tạm trú cuối cùng:……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………..
Số Giấy CMND/Hộ chiếu/Giấy tờ hợp lệ thay thế:………………………………………………..
Đã chết vào lúc………….giờ……….phút, ngày……..tháng………năm………
Nơi chết:………………………………………………………………………………………………………….
Nguyên nhân chết:……………………………………………………………………………………………
Giấy báo tử/Giấy tờ thay thế Giấy báo tử do:……………………………………………………….
Cấp ngày………tháng…………năm……..
Nơi đăng ký:…………………………………………………………………………………………………….
Ngày, tháng, năm đăng ký:………………………………………………………………………………..
Ghi chú:………………………………………………………………………………………………………….
NGƯỜI THỰC HIỆN (Đã ký) |
NGƯỜI KÝ GIẤY CHỨNG TỬ (Đã ký) |
Sao từ Sổ đăng ký khai tử Ngày………..tháng……….năm…………. NGƯỜI KÝ BẢN SAO GIẤY CHỨNG TỬ |
Mẫu giấy báo tử
ỦY BAN NHÂN DÂN Số: /UBND-GBT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ………, ngày……tháng…..năm…… |
GIẤY BÁO TỬ
Họ tên người báo tử:………………………………………………….., sinh năm………………………………….
Quan hệ với người chết:………………………………………………………………………………………………..
Họ tên người chết: …………………………………………………………….Giới tính…………………………….
Ngày tháng năm sinh:…………………………………………………………………………………………………..
Dân tộc: …………………………………….Quốc tịch…………………………………………………………………
Nơi thường trú/tạm trú:…………………………………………………………………………………………………
Đã chết vào lúc:……………giờ………..phút, ngày………tháng……năm………
Nơi chết:…………………………………………………………………………………………………………………..
Nguyên nhân chết:……………………………………………………………………………………………………….
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
(Ký tên, đóng dấu)
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thủ tục đăng ký khai tử 2017 Thủ tục cấp Giấy chứng tử của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.