Bạn đang xem bài viết ✅ Thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài như sau:

1) Trình tự thực hiện:

– Cá nhân có yêu cầu thì nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa của Sở Tư pháp.

– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hướng dẫn kê khai, bổ sung hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ theo yêu cầu thì tiếp nhận, vào sổ theo dõi và viết phiếu tiếp nhận hồ sơ.

– Phỏng vấn tại sở Tư pháp.

– Niêm yết việc kết hôn và gửi Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc niêm yết theo quy định.

– Nghiên cứu thẩm tra hồ sơ nếu cần tiến hành xác minh.

– Báo cáo kết quả phỏng vấn và trình Ủy ban nhân dân tỉnh.

Trong trường hợp từ chối Sở Tư pháp phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.

Tham khảo thêm:   Cách ướp thịt nướng ngon nhất Tổng hợp cách ướp thịt nướng ngon, mềm đậm đà

– Nộp lệ phí và nhận kết quả tại bộ phận một cửa của Sở Tư pháp.

2) Cách thức thực hiện:

– Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa của Sở Tư pháp.

3) Thành phần, số lượng hồ sơ:

– Thành phần hồ sơ, bao gồm: Hồ sơ đăng ký kết hôn của mỗi bên phải có các giấy tờ sau đây:

– Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định.

– Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân của mỗi bên, do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người xin kết hôn là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại đương sự là người không có vợ hoặc không có chồng. Trong trường hợp pháp luật của nước mà người xin kết hôn là công dân không quy định cấp giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân thì có thể thay giấy xác nhận tình trạng hôn nhân bằng giấy xác nhận lời tuyên thệ của đương sự là hiện tại họ không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó;

– Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.

– Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như giấy thông hành hoặc thẻ cư trú (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài).

Tham khảo thêm:   Đề kiểm tra học kì I lớp 9 môn Hóa học - Đề 2 Đề kiểm tra môn Hóa

– Bản sao có công chứng hoặc chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc giấy xác nhận đăng ký tạm trú có thời hạn (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm trú (đối với người nước ngoài ở Việt Nam).

Ngoài các giấy tờ quy định, đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật Nhà nước thì phải nộp giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp Trung ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến việc bảo vệ bí mật Nhà nước hoặc không trái với quy định của ngành đó.

– Số lượng hồ sơ: 02 (bộ).

4) Thời hạn giải quyết:

– 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu cần xác minh tại cơ quan công an thời hạn được kéo dài 20 ngày.

5) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

– Tổ chức.

6) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh.

– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Tư pháp.

7) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

– Giấy đăng ký kết hôn.

8) Lệ phí:

– 700.000 đồng

9) Tên mẫu đơn, tờ khai

– Tờ khai đăng ký kết hôn.

10) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

– Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; người nước ngoài còn phải tuân theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Luật Hôn nhân và gia đình của Việt Nam về điều kiện kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn, nếu việc kết hôn được tiến hành trước cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 5: Tả một người bạn thân của em Dàn ý & 53 mẫu tả bạn thân lớp 5 hay nhất

– Trong việc kết hôn giữa người nước ngoài với nhau tại Việt Nam, trước cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mà họ là công dân hoặc thường trú (đối với người không quốc tịch) về điều kiện kết hôn; ngoài ra, còn phải tuân theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Luật Hôn nhân và gia đình của Việt Nam về điều kiện kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn.

– Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên;

– Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở;

– Việc kết hôn không thuộc những trường hợp sau đây:

+ Người đang có vợ hoặc có chồng;

+ Người mất năng lực hành vi dân sự;

+ Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

+ Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

+ Giữa những người cùng giới tính.

11) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Nghị định 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.

– Nghị định 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ.

Kích vào nút Tải về để tải các căn cứ pháp lý này

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *