Bạn đang xem bài viết ✅ Thủ tục cho phép Họp báo ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Hướng dẫn thủ tục cho phép Họp báo như sau:
Thủ tục |
Cho phép Họp báo.
|
1. Trình tự thực hiện: |
– Cơ quan, tổ chức gửi công văn đề nghị được phép họp báo hoặc có văn bản thông báo đến Cục Báo chí.
– Đối với tổ chức trong nước: Tổ chức ở Trung ương gửi công văn đề nghị được phép họp báo.
– Đối với cơ quan đại diện nước ngoài: Cơ quan đại diện nước ngoài (cơ quan đại diện Ngoại giao; cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế liên Chính phủ tại Việt Nam) gửi thông báo bằng văn bản đến Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông; đồng thông báo cho Bộ Ngoại giao.
– Các đoàn đại biểu nước ngoài thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội hoặc Bộ Ngoại giao được thực hiện theo chương trình của Đoàn. Cơ quan chủ quản Việt Nam có trách nhiệm thông báo cho Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông để phối hợp quản lý.
– Các Đoàn đại biểu nước ngoài thăm Việt Nam theo lời mời của các cơ quan Việt Nam khác, cơ quan chủ quản Việt Nam có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông.
|
2. Cách thức thực hiện: |
– Trực tiếp tại Cục Báo chí.
– Thông qua hệ thống bưu chính.
|
3. Thành phần, số lượng hồ sơ: |
– Cơ quan, tổ chức có văn bản xin phép hoặc văn bản thông báo, ghi rõ:
+ Nội dung họp báo;
+ Ngày, giờ họp báo;
+ Địa điểm;
+ Thành phần tham dự;
+ Người chủ trì, chức danh của người chủ trì.
+ Các chi tiết khác có liên quan: trưng bày tài liệu, hiện vật…
– Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) bản chính.
|
4. Thời hạn giải quyết: |
– Đối với cơ quan đại diện nước ngoài, cơ quan nước ngoài: sau 24 giờ kể từ khi nhận được văn bản xin phép, Cục Báo chí có văn bản trả lời; nếu không có ý kiến thì việc họp báo coi như được chấp nhận.
– Đối với trong nước: Tổ chức muốn họp báo phải báo trước bằng văn bản chậm nhất là 24 tiếng đồng hồ trước khi họp báo. Việc họp báo chỉ được tổ chức khi cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí đồng ý bằng văn bản trong thời hạn chậm nhất là 6 tiếng đồng hồ trước khi họp báo.
|
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: |
Tổ chức |
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: |
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Bộ Thông tin và Truyền thông.
– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Cục Báo chí.
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Báo chí.
– Cơ quan phối hơp (nếu có): Bộ Ngoại Giao.
|
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: |
Văn bản chấp thuận |
8. Lệ phí (nếu có): |
Không |
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm): |
Không |
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): |
– Nội dung họp báo phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và mục đích của tổ chức đó.
– Không vi phạm các quy định tại Điều 10 Luật Báo chí.
– Phải báo trước bằng văn bản chậm nhất là 24 tiếng đồng hồ trước khi họp báo (đối với trong nước).
|
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: |
– Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí;
– Nghị định 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí;
– Nghị định 67/CP ngày 31/10/1996 của Chính phủ ban hành quy chế hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên nước ngoài, các cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.
– Thông tư liên bộ số 84/TTLB-VHTT-NG ngày 31/12/1996 của Bộ Văn hóa – Thông tin – Ngoại giao hướng dẫn thi hành quy chế quản lý hoạt động thông tin báo chí của phóng viên nước ngoài, các cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.
|
Kích vào nút Tải về để tải thủ tục này và các căn cứ pháp lý hành chính
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thủ tục cho phép Họp báo của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.