Bạn đang xem bài viết ✅ Thủ tục cho người lao động nghỉ hưu ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thủ tục cho người lao động nghỉ hưu

* Đối với viên chức:

Căn cứ vào Điều 28 Nghị định số 66/2011/NĐ-CP ngày 01 tháng 08 năm 2011 của Chính phủ quy định về việc áp dụng luật cán bộ, công chức đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu và người được cử làm đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn góp của nhà nước.

Căn cứ vào Điều 9, 10 và 11 Nghị định số 46/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức thủ tục cho người lao động SCIC nghỉ hưu được quy định như sau:

I. Điều kiện nghỉ hưu:

Viên chức có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi;

b) Nam từ đủ năm mươi lăm tuổi đến đủ sáu mươi tuổi, nữ từ đủ năm mươi tuổi đến đủ năm mươi lăm tuổi và có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên. Tuổi đời được hưởng lương hưu trong một số trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định.

Tham khảo thêm:   Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT tỉnh Bạc Liêu năm học 2012 - 2013 môn Sinh học (Chuyên) - Ngày thi thứ hai Sở GD&ĐT Bạc Liêu

II. Thủ tục nghỉ hưu:

1. Trước 06 tháng tính đến thời điểm nghỉ hưu theo quy định tại Điều 9 Nghị định này, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức phải ra thông báo bằng văn bản về thời điểm nghỉ hưu để công chức biết theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và chuẩn bị người thay thế.

2. Trước 03 tháng tính đến thời điểm nghỉ hưu theo quy định tại Điều 9 Nghị định này, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức phải ra quyết định nghỉ hưu theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Căn cứ quyết định nghỉ hưu quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức phối hợp với tổ chức bảo hiểm xã hội tiến hành các thủ tục theo quy định để công chức được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi nghỉ hưu.

3. Công chức được nghỉ hưu có trách nhiệm bàn giao hồ sơ tài liệu và những công việc đang làm cho người được phân công tiếp nhận trước thời điểm nghỉ hưu ghi trong quyết định nghỉ hưu.

4. Kể từ thời điểm nghỉ hưu ghi trong quyết định nghỉ hưu, công chức được nghỉ hưu và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.

5. Được phép lùi thời gian nghỉ hưu, tuy nhiên, chỉ áp dụng đối với trường hợp công chức ốm đau, có sự kiện bất khả kháng xảy ra mà thời gian không lùi quá 6 tháng.

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2019 trường THPT Phú Bình, Thái Nguyên Đề thi minh họa môn Lịch sử, Ngữ văn, Toán, GDCD

5. Đối với công chức trong đơn vị sự nghiệp công lập có trình độ đào tạo của ngành chuyên môn, đến thời điểm nghỉ hưu theo quy định tại Điều 9 Nghị định này được thực hiện như sau:

a) Nếu có nguyện vọng và đủ tiêu chuẩn, điều kiện về kéo dài tuổi nghỉ hưu đối với viên chức thì trước 03 tháng tính đến thời điểm nghỉ hưu theo quy định tại Điều 9 Nghị định này, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức ra quyết định thôi giữ chức danh lãnh đạo, quản lý để chuyển sang viên chức và thực hiện các thủ tục kéo dài thời gian công tác theo quy định của pháp luật về viên chức. Thời điểm thôi giữ chức vụ quản lý kể từ thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu.

b) Nếu không có nguyện vọng kéo dài thời gian công tác khi đủ tuổi nghỉ hưu thì cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức thực hiện thủ tục nghỉ hưu theo quy định tại Điều 9, Điều 10 và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 11 Nghị định này.

Lưu ý: Đối với trường hợp cho phép người sử dụng lao động được kéo dài thời gian làm việc của công chức có trình độ chuyên môn cao không xác định thời hạn quy định tại điểm a Khoản 5, Điều 11, Nghị định 46/2010/NĐ-CP khi áp dụng vào trường hợp cụ thể của SCIC, muốn kéo dài tuổi hưu đối với người đại diện, phải lưu ý:

+ Xác định người đại diện thuộc diện có chuyên môn, chuyên ngành đào tạo ở trình độ cao;

+ Người được kéo dài tuổi hưu không được tiếp tục giữ các chức vụ quản lý.

Tham khảo thêm:   Công nghệ lớp 3 Bài 7: Dụng cụ và vật liệu làm thủ công Giải Công nghệ lớp 3 Kết nối tri thức trang 35, 36, 37, 38, 39, 40

Vì thế, đối với quan hệ giữa SCIC và người đại diện vốn Nhà nước , do xung đột về mục đích, việc này khó khả thi.

* Đối với lao động ký hợp đồng lao động

Căn cứ vào Bộ luật lao động 2012

I.Điều kiện nghỉ hưu

Người lao động có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi;

b) Nam từ đủ năm mươi lăm tuổi đến đủ sáu mươi tuổi, nữ từ đủ năm mươi tuổi đến đủ năm mươi lăm tuổi và có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên. Tuổi đời được hưởng lương hưu trong một số trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định.

II. Thủ tục nghỉ hưu

Thời gian thông báo theo quy định của doanh nghiệp

Thời gian ra quyết định nghỉ hưu theo quy định của doanh nghiệp

Người lao động có trách nhiệm bàn giao hồ sơ tài liệu và những công việc đang làm cho người được phân công tiếp nhận trước thời điểm nghỉ hưu ghi trong quyết định nghỉ hưu.

– Kể từ thời điểm nghỉ hưu ghi trong quyết định nghỉ hưu, người lao động được nghỉ hưu và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thủ tục cho người lao động nghỉ hưu của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *