Bạn đang xem bài viết ✅ Thủ tục cấp giấy phép khắc dấu ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thủ tục cấp giấy phép khắc dấu:

1. Các cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 3 Nghị định số 58/2001/NĐ-CP phải có văn bản thành lập, sát nhập, chia, tách đơn vị hành chính các cấp của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Việc khắc dấu các chức danh Nhà nước quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 58/2001/NĐ-CP phải có công văn đề nghị của Văn phòng Quốc hội hoặc Văn phòng Chủ tịch nước hoặc Văn phòng Chính phủ.

2. Các cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp phải có quyết định thành lập và cho phép sử dụng con dấu của cấp có thẩm quyền. Trường hợp trong quyết định thành lập chưa cho phép sử dụng con dấu thì cơ quan quyết định thành lập phải có văn bản cho phép cơ quan, tổ chức đó được sử dụng con dấu.

3. Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp phải có quyết định hoặc giấy phép thành lập, cho phép sử dụng con dấu và Điều lệ hoạt động được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Đối với Hội cấp trung ương có tổ chức hoạt động trong phạm vi toàn quốc do Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ quyết định thành lập và quyết định phê duyệt Điều lệ; hội hoạt động trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập và quyết định phê duyệt Điều lệ; Các tổ chức Hội thuộc hệ thống các tổ chức hội nói trên phải có quyết định thành lập đúng trình tự pháp lý theo Điều lệ của Hội đã được phê duyệt.

Tham khảo thêm:   Công văn giới thiệu đảng viên do yêu cầu phải chuyển sinh hoạt đảng tiếp Mẫu 10 -SHĐ

Các tổ chức tôn giáo phải có Điều lệ hoặc Hiến chương đã được chấp thuận bằng văn bản của Ban Tôn giáo Chính phủ hoặc Ban Tôn giáo cấp tỉnh.

Tổ chức khoa học phải có Giấy chứng nhận đăng ký khoa học do Bộ Khoa học công nghệ và môi trường hoặc Sở Khoa học công nghệ và môi trường cấp.

Tạp chí, Nhà xuất bản phải có giấy phép hoạt động do Bộ Văn hóa Thông tin hoặc Sở Văn hóa Thông tin cấp.

Các tổ chức nước ngoài không có chức năng ngoại giao hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, trừ tổ chức kinh tế hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, phải có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

4. Các tổ chức kinh tế:

a. Đối với tổ chức kinh tế hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (đối với chi nhánh, văn phòng đại diện).

b. Đối với tổ chức kinh tế hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải có Giấy phép đầu tư, Giấy phép điều chỉnh.

c. Đối với tổ chức kinh tế hoạt động theo Luật kinh doanh bảo hiểm phải có Quyết định thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép điều chỉnh (đối với chi nhánh, văn phòng đại diện) hoặc Giấy phép đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam (đối với doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam) do Bộ Tài chính cấp.

Tham khảo thêm:   Những lời chúc Valentine Trắng ngọt ngào nhất

d. Đối với doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp thuộc các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội và các đơn vị thành viên của doanh nghiệp này phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Quyết định thành lập của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

e. Đối với chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp thuộc các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức kinh tế hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngoài các giấy tờ trên, phải có văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép đặt trụ sở và hoạt động tại địa phương đó.

Đối với đơn vị trực thuộc doanh nghiệp không được cấp “Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh” phải có quyết định thành lập và cho phép sử dụng con dấu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

5. Trường hợp khắc lại con dấu bị mất, mòn, méo, hỏng phải có công văn của cơ quan, tổ chức dùng dấu nêu rõ lý do và đề nghị cơ quan Công an khắc lại con dấu. Trường hợp khắc lại con dấu bị mất phải có thêm xác nhận của cơ quan Công an phường, xã nơi xảy ra mất dấu.

6. Hồ sơ làm thủ tục khắc dấu của các cơ quan, tổ chức phải xuất trình bản chính và nộp bản sao hợp lệ.

Tham khảo thêm:   Đề thi - Đáp án thi Đại học năm 2013 - Khối A1 Môn Toán, Vật lý, Tiếng Anh - Bộ GD-ĐT công bố

7. Người được cử đi làm thủ tục khắc dấu phải có Giấy giới thiệu và Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.

8. Nơi tiếp nhận hồ sơ: Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an.

9. Căn cứ pháp lý: Nghị định số 58/NĐ-CP ngày 24/8/2001 của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu; Thông tư liên tịch số 07/TTLT-BCA-BTCCBCP ngày ngày 06/5/2002 của Ban tổ chức cán bộ Chính phủ và Bộ Công an và các văn bản pháp lý có liên quan.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thủ tục cấp giấy phép khắc dấu của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *