Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư số 87/2014/TT-BTC Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ trạm thu phí đường Quốc lộ 51 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
BỘ TÀI CHÍNH

—————

Số: 87/2014/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————

Hà Nội, ngày 04 tháng 7 năm 2014

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ SỬ DỤNG ĐƯỜNG BỘ CÁC TRẠM THU PHÍ ĐƯỜNG QUỐC LỘ 51

Căn cứ Pháp lệnh phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2001;

Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 và Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ các trạm thu phí đường Quốc lộ 51, như sau:

Điều 1. Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng thu phí sử dụng đường bộ các trạm thu phí (Trạm T1 tại Km11+000, Trạm T2 tại Km28+480 và Trạm T3 tại Km56+450) đường Quốc lộ 51 thực hiện theo quy định tại Điều 3, Điều 4 và Điều 5 Thông tư số 159/2013/TT-BTC ngày 14/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ để hoàn vốn đầu tư xây dựng đường bộ (sau đây gọi tắt là Thông tư số 159/2013/TT-BTC).

Điều 2. Biểu mức thu phí

Ban hành kèm theo Thông tư này Biểu mức thu phí sử dụng đường bộ các trạm thu phí đường Quốc lộ 51.

Tham khảo thêm:   Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo Ôn thi học kì 2 lớp 6 môn Văn năm 2022 - 2023

Điều 3. Thu, nộp phí

1. Trường hợp phương tiện đi qua 01 trạm (T1; T2 hoặc T3), thì chủ phương tiện phải nộp phí tại trạm đó. Trường hợp phương tiện qua 02 trạm kế tiếp nhau (T1 và T2 hoặc T2 và T3), thì chủ phương tiện phải nộp phí tại trạm đến đầu tiên và không phải nộp phí khi qua trạm thứ 2. Trường hợp phương tiện qua cả 03 trạm, thì chủ phương tiện phải nộp phí tại trạm T1 và trạm T3, cụ thể như sau:

a) Đối với xe lưu thông hướng từ Biên Hòa – Vũng Tàu

Trường hợp xe đi hết tuyến: Đến trạm T1, người điều khiển phương tiện nộp phí. Nhân viên thu phí thực hiện thu phí và phát cho người điều khiển phương tiện Liên 2 vé thu phí (liên giao cho người nộp phí) và Liên 3 (liên báo soát) gắn liền với Liên 2. Đến trạm T2, người điều khiển phương tiện nộp Liên 2, Liên 3 cho nhân viên thu phí và không phải nộp phí khi qua trạm. Nhân viên thu phí giữ lại Liên 3 và trả lại cho chủ phương tiện Liên 2. Đến trạm T3, người điều khiển phương tiện nộp phí. Nhân viên thu phí thực hiện thu phí và phát cho người điều khiển phương tiện Liên 2.

Trường hợp xe không đi hết tuyến:

– Xe qua trạm T1: Đến trạm T1, người điều khiển phương tiện nộp phí. Nhân viên thu phí thực hiện thu phí và phát cho người điều khiển phương tiện Liên 2, Liên 3. Trường hợp xe qua trạm T2, người điều khiển phương tiện nộp Liên 2, Liên 3 cho nhân viên thu phí và không phải nộp phí khi qua trạm. Nhân viên thu phí giữ lại Liên 3 và trả lại cho chủ phương tiện Liên 2.

– Xe qua trạm T2 (không qua trạm T1): Đến trạm T2, người điều khiển phương tiện nộp phí. Nhân viên thu phí thực hiện thu phí và phát cho người điều khiển phương tiện Liên 2, Liên 3. Trường hợp xe có qua trạm T3, đến trạm T3, người điều khiển phương tiện nộp Liên 2, Liên 3 cho nhân viên thu phí và không phải nộp phí khi qua trạm. Nhân viên thu phí giữ lại Liên 3 và trả lại cho chủ phương tiện Liên 2.

Tham khảo thêm:   Tin học 10 Bài 11: Thực hành lập trình với hàm và thư viện Tin học lớp 10 trang 92 sách Cánh diều

– Xe qua trạm T3 (không qua trạm T2): Đến trạm T3, người điều khiển phương tiện nộp phí. Nhân viên thu phí thực hiện thu phí và phát cho người điều khiển phương tiện Liên 2.

b) Xe lưu thông hướng Vũng Tàu – Biên Hòa

Trường hợp xe đi hết tuyến: Đến trạm T3, người điều khiển phương tiện nộp phí. Nhân viên thu phí thực hiện thu phí và phát cho người điều khiển phương tiện Liên 2, Liên 3. Đến trạm T2, người điều khiển phương tiện nộp Liên 2, Liên 3 cho nhân viên thu phí và không phải nộp phí khi qua trạm. Nhân viên thu phí giữ lại Liên 3 và trả lại cho chủ phương tiện Liên 2. Đến trạm T1, người điều khiển phương tiện nộp phí. Nhân viên thu phí thực hiện thu phí và phát cho người điều khiển phương tiện Liên 2.

Trường hợp xe không đi hết tuyến:

– Xe qua trạm T3: Đến trạm T3, người điều khiển phương tiện nộp phí. Nhân viên thu phí thực hiện thu phí và phát cho người điều khiển phương tiện Liên 2, Liên 3. Trường hợp xe qua trạm T2, người điều khiển phương tiện nộp Liên 2, Liên 3 cho nhân viên thu phí và không phải nộp phí khi qua trạm. Nhân viên thu phí giữ lại Liên 3 và trả lại cho chủ phương tiện Liên 2.

– Xe qua trạm T2 (không qua trạm T3): Đến trạm T2, người điều khiển phương tiện nộp phí. Nhân viên thu phí thực hiện thu phí và phát cho người điều khiển phương tiện Liên 2, Liên 3. Trường hợp xe qua trạm T1, người điều khiển phương tiện nộp Liên 2, Liên 3 cho nhân viên thu phí và không phải nộp phí khi qua trạm. Nhân viên thu phí giữ lại Liên 3 và trả lại cho chủ phương tiện Liên 2.

– Xe qua trạm T1 (không qua trạm T2): Đến trạm T1, người điều khiển phương tiện nộp phí. Nhân viên thu phí thực hiện thu phí và phát cho người điều khiển phương tiện Liên 2.

c) Liên 3 dùng để kiểm soát qua trạm thu phí (không dùng làm chứng từ hạch toán), có chứa thông tin kiểm soát (mã vạch). Liên 3 chỉ được sử dụng cho đúng phương tiện đã mua phí qua trạm trước, không sử dụng cho xe khác. Liên 3 có giá trị trong vòng 24 giờ kể từ khi người điều khiển phương tiện được phát, không có giá trị qua trạm chiều ngược lại.

Tham khảo thêm:   Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT tỉnh Đồng Tháp năm học 2012 - 2013 môn Tiếng Anh - Có đáp án Sở GD&ĐT Đồng Tháp

Ví dụ, xe của ông A đi từ Biên Hòa đến Vũng Tàu. Đến trạm T1, ông A nộp phí trạm T1, nhận Liên 2 và Liên 3. Xe của Ông A qua trạm T2 (qua ngay hoặc qua trong thời gian 24 giờ, kể từ khi qua trạm T1) nộp Liên 2, Liên 3 và không phải nộp phí tại trạm T2. Nhân viên thu phí giữ lại Liên 3 và trả lại Liên 2cho ông A. Ông A không được sử dụng Liên 3 qua trạm T2 ở chiều ngược lại (từ Vũng Tàu đi Biên Hòa).

2. Đối với xe sử dụng vé tháng, vé quý

Đối với trạm T1 và T3, chủ phương tiện mua vé tháng, vé quý riêng và sử dụng tại từng trạm. Trường hợp, chủ phương tiện có vé tháng, vé quý của trạm T1 hoặc trạm T3, khi qua trạm T2 sẽ không phải nộp phí. Trường hợp phương tiện chỉ qua trạm T2 (không qua trạm T1 và trạm T3) thì chủ phương tiện mua vé tháng, vé quý của trạm T1 hoặc trạm T3 để sử dụng khi qua trạm T2.

3. Đối với xe sử dụng dịch vụ thu phí không dừng qua các trạm (chủ phương tiện phải có tài khoản trả trước của ngân hàng, có thiết bị thu phát tín hiệu): Mức thu phí, cách tính phí qua các trạm tương tự cách tính phí tại khoản 1 và khoản 2 nêu trên, xe không cần dừng lại tại Làn thu phí không dừng của các trạm, việc phải trả phí được thực hiện tự động thông qua tài khoản thanh toán ngân hàng mà chủ phương tiện đã đăng ký với đơn vị thu phí.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư số 87/2014/TT-BTC Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ trạm thu phí đường Quốc lộ 51 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *