Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư số 54/2011/TT-BGTVT Quy định về báo hiệu hàng hải và thông báo hàng hải ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông tư số 54/2011/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải: Quy định về báo hiệu hàng hải và thông báo hàng hải.

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
—————

Số: 54/2011/TT-BGTVT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2011

THÔNG TƯ
Quy định về báo hiệu hàng hải và thông báo hàng hải

———————-

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 06 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 04 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về báo hiệu hàng hải và thông báo hàng hải như sau:

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành báo hiệu hàng hải và thông báo hàng hải trong vùng nước cảng biển, luồng hàng hải và vùng biển Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân, tàu thuyền Việt Nam và nước ngoài hoạt động trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:

1. Tàu thuyền bao gồm tàu biển, tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa và thủy phi cơ.

2. Báo hiệu hàng hải là thiết bị hoặc công trình, tàu thuyền dùng làm báo hiệu hàng hải được thiết lập và vận hành trên mặt nước hoặc trên đất liền để chỉ dẫn cho người đi biển định hướng, xác định vị trí của tàu thuyền, bảo đảm an toàn, hiệu quả.

3. Thông báo hàng hải là thông báo cung cấp thông tin cho người đi biển và tổ chức, cá nhân liên quan nhằm mục đích bảo đảm an toàn hàng hải bằng hình thức văn bản hoặc bằng phương thức dữ liệu điện tử.

Tham khảo thêm:   Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế

Chương II
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ VẬN HÀNH
BÁO HIỆU HÀNG HẢI

Mục 1
Đầu tư xây dựng báo hiệu hàng hải

Điều 4. Nguyên tắc đầu tư xây dựng báo hiệu hàng hải

1. Việc đầu tư xây dựng báo hiệu hàng hải phải phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống báo hiệu hàng hải được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt, các quy định của Thông tư này và pháp luật về đầu tư, xây dựng.

2. Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng báo hiệu hàng hải theo quy hoạch được phê duyệt.

Điều 5. Quy hoạch phát triển hệ thống báo hiệu hàng hải

1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống báo hiệu hàng hải.

2. Cục Hàng hải Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải và các tổ chức có liên quan xây dựng quy hoạch phát triển hệ thống báo hiệu hàng hải trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt và tổ chức quản lý việc thực hiện theo quy hoạch sau khi được phê duyệt.

Điều 6. Đầu tư xây dựng báo hiệu hàng hải

1. Căn cứ vào quy mô, tính chất và đặc điểm của dự án đầu tư báo hiệu hàng hải từ nguồn vốn Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủy quyền cho Cục Hàng hải Việt Nam hoặc các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải.

2. Ngoài các quy định tại khoản 1 của Điều này các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải có trách nhiệm thiết lập các báo hiệu hàng hải phục vụ đột xuất bảo đảm an toàn hàng hải.

3. Tổ chức, cá nhân quản lý khai thác luồng nhánh cảng biển, luồng chuyên dùng và sử dụng các vùng nước sau đây:

a) Vùng khoan thăm dò địa chất, khai thác dầu mỏ, khí đốt;

b) Vùng đánh bắt, nuôi trồng hải sản;

c) Vùng công trình đang thi công;

d) Vùng đặt đường cáp hoặc đường ống ngầm, công trình ngầm, thiết bị ngầm có ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải;

Tham khảo thêm:   Viết: Viết đoạn văn nêu ý kiến - Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức tập 1 Bài 4

đ) Vùng diễn tập quân sự, diễn tập tìm kiếm cứu nạn, diễn tập phòng chống cháy nổ, diễn tập ứng cứu khắc phục sự cố tràn dầu;

e) Vùng đặt hệ thống thu thập dữ liệu hải dương;

g) Vùng giải trí, du lịch có nghĩa vụ thiết lập báo hiệu hàng hải trên các luồng và vùng nước đó.

4. Chủ đầu tư các công trình xây dựng vượt qua luồng hàng hải có nghĩa vụ thiết lập các báo hiệu hàng hải về khoảng thông thuyền và tĩnh không cho công trình đó.

Điều 7. Thủ tục đưa báo hiệu hàng hải vào sử dụng

1. Chủ đầu tư gửi hồ sơ đề nghị đưa báo hiệu hàng hải vào sử dụng tới Tổ chức có thẩm quyền công bố thông báo hàng hải quy định tại Điều 14 của Thông tư này. Hồ sơ bao gồm:

a) Văn bản đề nghị của chủ đầu tư theo mẫu quy định tại Phụ lục XI a của Thông tư này;

b) Thiết kế kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

c) Bản vẽ hoàn công;

d) Biên bản nghiệm thu bàn giao;

đ) Bình đồ khảo sát và rà quét chướng ngại vật luồng hàng hải đối với báo hiệu hàng hải được thiết lập trên các tuyến luồng hàng hải mới xây dựng.

2. Trong vòng 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, Tổ chức có thẩm quyền công bố thông báo hàng hải có trách nhiệm công bố thông báo hàng hải. Trường hợp chưa đủ điều kiện công bố thì phải có văn bản trả lời cho chủ đầu tư và nêu rõ lý do.

3. Đối với báo hiệu hàng hải được thiết lập đột xuất quy định tại khoản 2 Điều 6 của Thông tư này, các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải tiến hành công bố thông báo hàng hải ngay sau khi thiết lập.

Mục 2
Quản lý vận hành báo hiệu hàng hải

Điều 8. Trách nhiệm quản lý báo hiệu hàng hải

1. Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện quản lý Nhà nước về báo hiệu hàng hải trong phạm vi cả nước.

2. Cảng vụ hàng hải chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động của hệ thống báo hiệu hàng hải trong vùng nước cảng biển và khu vực quản lý.

Tham khảo thêm:   Tin học lớp 3 Bài 4: Em bắt đầu sử dụng máy tính Giải Tin học lớp 3 trang 13 sách Cánh diều

3. Các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải trực tiếp quản lý, vận hành và chịu trách nhiệm về hoạt động của báo hiệu hàng hải trong khu vực được giao.

4. Tổ chức, cá nhân khác trực tiếp quản lý vận hành và chịu trách nhiệm về hoạt động của báo hiệu hàng hải do tổ chức, cá nhân đó đầu tư xây dựng.

Điều 9. Trách nhiệm của đơn vị quản lý vận hành báo hiệu hàng hải

1. Lập kế hoạch định kỳ sửa chữa, cải tạo, nâng cấp báo hiệu hàng hải trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Thường xuyên duy tu, bảo dưỡng báo hiệu hàng hải để các thông số kỹ thuật của báo hiệu luôn phù hợp với thông báo hàng hải đã công bố.

3. Khi báo hiệu hàng hải bị hư hỏng, mất hoặc sai lệch phải khẩn trương tiến hành sửa chữa, khắc phục kịp thời.

4. Kịp thời lập hồ sơ xác định mức độ hư hỏng, mất hoặc sai lệch của báo hiệu hàng hải gửi về cơ quan chức năng để điều tra, xử lý.

5. Hàng quý báo cáo bằng văn bản tình trạng hoạt động của báo hiệu hàng hải về Cục Hàng hải Việt Nam theo mẫu quy định tại Phụ lục XII của Thông tư này.

6. Khi có thay đổi về đặc tính của báo hiệu hàng hải so với thông báo hàng hải đã công bố, phải thông báo về Tổ chức có thẩm quyền để công bố thông báo hàng hải kịp thời.

Điều 10. Bảo vệ báo hiệu hàng hải

1. Mọi tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ báo hiệu hàng hải.

2. Tổ chức, cá nhân có hành vi phá hoại, lấy cắp hoặc làm hư hỏng báo hiệu hàng hải bị xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong bảo vệ báo hiệu hàng hải được khen thưởng theo quy định.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư số 54/2011/TT-BGTVT Quy định về báo hiệu hàng hải và thông báo hàng hải của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *