Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư số 52/2010/TT-BNNPTNT Hướng dẫn khảo nghiệm, công nhận, đặt tên phân bón mới ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông tư số 52/2010/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Hướng dẫn khảo nghiệm, công nhận, đặt tên phân bón mới.

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
————-

Số: 52/2010/TT-BNNPTNT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————–

Hà Nội, ngày 09 tháng 09 năm 2010

THÔNG TƯ
Hướng dẫn khảo nghiệm, công nhận, đặt tên phân bón mới
———————–

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ Sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 113/2003/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón; Nghị định số 191/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2003/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón;

Căn cứ Nghị định số 15/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón;

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện khảo nghiệm, công nhận và đặt tên phân bón mới như sau:

Tham khảo thêm:   Đoạn văn tiếng Anh viết về lợi ích của việc học Đại học Nói về lợi ích của việc học Đại học

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, phân công trách nhiệm về khảo nghiệm, công nhận, đặt tên phân bón mới và đổi tên phân bón.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân người nước ngoài có hoạt động trong lĩnh vực khảo nghiệm, công nhận, đặt tên phân bón mới và đổi tên phân bón trên lãnh thổ Việt Nam.

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn đăng ký khảo nghiệm phân bón phải có Văn phòng đại diện hợp pháp tại Việt Nam. Trường hợp không có Văn phòng đại diện hợp pháp tại Việt Nam phải có hợp đồng thuê hoặc văn bản ủy quyền cho một (01) tổ chức, cá nhân khác tại Việt Nam làm đại diện hợp pháp để đăng ký khảo nghiệm.

Chương II
KHẢO NGHIỆM, CÔNG NHẬN PHÂN BÓN MỚI

Điều 3. Các loại phân bón không phải khảo nghiệm

Các loại phân bón nêu tại các khoản 2, khoản 4 Điều 7 của quy định sản xuất kinh doanh và sử dụng phân bón ban hành kèm theo Thông tư số 36/2010/TT- BNNPTNT ngày 24 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc ban hành quy định sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón.

Điều 4. Các loại phân bón phải khảo nghiệm

Phân bón mới sản xuất ở trong nước hoặc mới nhập khẩu thuộc các loại: phân hữu cơ, phân bón lá, phân vi sinh vật, phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ khoáng, phân có bổ sung chất điều tiết sinh trưởng, chất hỗ trợ tăng hiệu suất sử dụng phân bón, phân bón đất hiếm, chất giữ ẩm trong phân bón, chất cải tạo đất không thuộc quy định tại Điều 3 của Thông tư này và chưa có tên trong “danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam” (sau đây gọi tắt là danh mục phân bón).

Tham khảo thêm:   Địa lí 6 Bài 13: Khí quyển của Trái Đất. Các khối khí. Khí áp và gió Soạn Địa 6 trang 150 sách Cánh diều

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư số 52/2010/TT-BNNPTNT Hướng dẫn khảo nghiệm, công nhận, đặt tên phân bón mới của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *