Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư số 45/2010/TT-BNNPTNT Quy định điều kiện cơ sở, vùng nuôi tôm sú, tôm chân trắng thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông tư số 45/2010/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quy định điều kiện cơ sở, vùng nuôi tôm sú, tôm chân trắng thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
————-

Số: 45/2010/TT-BNNPTNT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————–

Hà Nội, ngày 22 tháng 07 năm 2010

THÔNG TƯ
Quy định điều kiện cơ sở, vùng nuôi tôm sú,
tôm chân trắng thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
————————

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/1/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/1/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản;

Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định điều kiện cơ sở, vùng nuôi tôm sú, tôm chân trắng thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm như sau:

Tham khảo thêm:   Kế hoạch giáo dục môn Địa lí 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống KHGD Địa lí lớp 6 (Phụ lục I, II, III Công văn 5512)

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này quy định về điều kiện cơ sở, vùng nuôi thương phẩm tôm sú (Penaeus monodon Fabricus, 1798), tôm chân trắng (Penaeus vannamei Boone, 1931) thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

2. Đối tượng áp dụng:

Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến nuôi thương phẩm tôm sú, tôm chân trắng thâm canh tại Việt Nam.

Tổ chức, cá nhân nuôi thương phẩm tôm sú, tôm chân trắng quảng canh, quảng canh cải tiến, bán thâm canh không thuộc đối tượng điều chỉnh của Thông tư này.

3. Cơ sở nuôi thương phẩm tôm sú, tôm chân trắng tuân thủ các quy định chung trong Thông tư này và khi kiểm tra theo quy trình GAP (SQF, VietGAqP, GlobalGAP,…) sẽ được cơ quan có chức năng cấp chứng nhận nuôi tôm sú, tôm chân trắng đạt cấp độ tương ứng.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Cơ sở nuôi tôm sú, tôm chân trắng thâm canh (sau đây gọi là cơ sở nuôi tôm) là nơi diễn ra hoạt động nuôi tôm sú, tôm chân trắng thâm canh do cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ.

2. Vùng nuôi tôm sú, tôm chân trắng thâm canh (sau đây gọi là vùng nuôi tôm) là khu vực có một hoặc nhiều cơ sở nuôi tôm sú, tôm chân trắng thâm canh với diện tích nuôi tối thiểu 30 ha, sử dụng chung nguồn nước cấp.

Tham khảo thêm:   Công văn 1272/TCHQ-GSQL Xác nhận trên tờ khai hải quan

3. Nuôi tôm sú, tôm chân trắng thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là hình thức nuôi tôm có điều kiện, đáp ứng tiêu chuẩn tại Chương II của Thông tư này.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư số 45/2010/TT-BNNPTNT Quy định điều kiện cơ sở, vùng nuôi tôm sú, tôm chân trắng thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *