Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư số 44/2009/TT-BLĐTBXH Quy định về thiết bị dạy nghề Điện công nghiệp đào tạo trình độ Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông tư số 44/2009/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: Quy định về thiết bị dạy nghề Điện công nghiệp đào tạo trình độ Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề.

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
———–

Số: 44/2009/TT-BLĐTBXH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————-

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2009

THÔNG TƯ
Quy định về thiết bị dạy nghề Điện công nghiệp
đào tạo trình độ Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề

—————————

Căn cứ Luật dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Quyết định số 33/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 10/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc ban hành chương trình khung trình độ Trung cấp nghề, chương trình khung trình độ Cao đẳng nghề cho nghề Điện công nghiệp;

Căn cứ kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định danh mục thiết bị tối thiểu dạy nghề Điện công nghiệp và đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề về việc ban hành quy định về thiết bị dạy nghề Điện công nghiệp, áp dụng cho đào tạo trình độ Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề;

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định về thiết bị dạy nghề Điện công nghiệp đào tạo trình độ Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề như sau:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định cụ thể về thiết bị dạy nghề Điện công nghiệp đào tạo trình độ Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề áp dụng đối với các trường Trung cấp nghề, trường Cao đẳng nghề, trường Đại học, trường Cao đẳng và trường Trung cấp chuyên nghiệp có đăng ký hoạt động dạy nghề Điện công nghiệp trình độ Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề (sau đây gọi chung là các trường).

2. Thông tư này không bắt buộc áp dụng đối với các trường không đào tạo theo chương trình khung đã được ban hành kèm theo Quyết định số 33/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 10/4/2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc ban hành chương trình khung trình độ Trung cấp nghề, chương trình khung trình độ Cao đẳng nghề, cho nghề Điện công nghiệp.

Điều 2. Danh mục thiết bị tối thiểu dạy nghề Điện công nghiệp

1. Danh mục thiết bị tối thiểu dạy nghề Điện công nghiệp trình độ Trung cấp nghề (Phụ lục 1 kèm theo);

2. Danh mục thiết bị tối thiểu dạy nghề Điện công nghiệp trình độ Cao đẳng nghề (Phụ lục 2 kèm theo).

Điều 3. Nội dung danh mục thiết bị tối thiểu

1. Danh mục thiết bị tối thiểu dạy nghề Điện công nghiệp được xây dựng theo chương trình khung trình độ Trung cấp nghề, chương trình khung trình độ Cao đẳng nghề, cho nghề Điện công nghiệp. Danh mục thiết bị bao gồm:

a) Số lượng, chủng loại thiết bị tối thiểu để thực hiện môn học, mô-đun;

b) Yêu cầu sư phạm của từng thiết bị trong mỗi môn học, mô-đun;

c) Bảng tổng hợp danh mục thiết bị tối thiểu cho các môn học, mô-đun bắt buộc;

d) Bảng tổng hợp danh mục thiết bị tối thiểu cho từng mô-đun tự chọn;

e) Yêu cầu kỹ thuật chung của từng thiết bị.

2. Danh mục thiết bị tối thiểu dạy nghề Điện công nghiệp trình độ Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề là danh mục thiết bị tối thiểu dạy nghề mà các trường phải có để tổ chức dạy và học cho 01 lớp học thực hành tối đa 18 học sinh, theo chương trình khung đã được ban hành kèm theo Quyết định số 33/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 10/4/2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc ban hành chương trình khung trình độ Trung cấp nghề, chương trình khung trình độ Cao đẳng nghề cho nghề Điện công nghiệp.

Điều 4. Áp dụng danh mục thiết bị tối thiểu

Các trường căn cứ vào quy mô đào tạo (số lượng lớp học thực hành); danh mục thiết bị tối thiểu dạy nghề; kế hoạch thực hành cụ thể để xác định số lượng thiết bị cần thiết, đảm bảo chất lượng dạy nghề.

Điều 5. Trách nhiệm của các trường

Căn cứ quy định tại Thông tư này, Hiệu trưởng các trường tổ chức chỉ đạo lập kế hoạch đầu tư, mua sắm, quản lý và sử dụng thiết bị dạy nghề đảm bảo hiệu quả vốn đầu tư.

Điều 6. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày, kể từ ngày ký.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức Chính trị – Xã hội và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục Dạy nghề, các trường và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, giải quyết./.

Nơi nhận:
– Ban bí thư Trung ương Đảng;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– HĐND, UBND, Sở LĐTBXH, Sở tài chính các tỉnh,
Thành phố trực thuộc Trung ương;
– Website của Chính phủ;
– Website Bộ LĐTBXH;
– Công báo;
– Cục Kiểm tra văn bản QPPL Bộ Tư pháp;
– Như điều 6;
– Lưu: VP BLĐTBXH, TCDN.
KT.BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

(Đã ký)

Đàm Hữu Đắc

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư số 44/2009/TT-BLĐTBXH Quy định về thiết bị dạy nghề Điện công nghiệp đào tạo trình độ Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

Tham khảo thêm:   Công văn 2304/BGDĐT-TTr Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra thi tốt nghiệp THPT 2020

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *