Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư số 42/2011/TT-BNNPTNT ban hành danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông tư số 42/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Ban hành danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam.

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

———————-

Số: 42/2011/TT-BNNPTNT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————————

Hà Nội, ngày 06 tháng 06 năm 2011

THÔNG TƯ
Ban hành danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam
___________________

Căn cứ Luật Chất lượng, sản phẩm hàng hóa ngày 21/11/2007;

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP, ngày 03 tháng 1 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP về việc sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 113/2003/NĐ-CP ngày 07/10/2003 của Chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón; Nghị định số 191/2007/NĐ-CP ngày 31/12/2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2003/NĐ-CP ngày 07/10/2003 của Chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón;

Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

Căn cứ Thông tư số 36/2010/TT-BNNPTNT ngày 24/6/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy định sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón;

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này

1. Danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam (Phụ lục 01 kèm theo) gồm 125 loại, được chia thành:

a) Phân đơn dùng bón gốc: 01 loại;

b) Phân đa yếu tố dùng bón gốc: 06 loại;

c) Phân hữu cơ: 02 loại;

d) Phân vi sinh vật: 04 loại;

đ) Phân hữu cơ vi sinh: 06 loại;

e) Phân hữu cơ sinh học: 06 loại;

g) Phân hữu cơ khoáng: 07 loại;

h) Phân bón lá: 93 loại.

2. Danh mục phân bón thay thế các loại phân bón đã có trong danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam (Phụ lục 02 kèm theo), gồm 83 loại, được chia thành:

a) Phân hữu cơ: 02 loại;

b) Phân vi sinh vật: 02 loại;

c) Phân hữu cơ vi sinh: 09 loại;

d) Phân hữu cơ sinh học: 13 loại;

đ) Phân trung vi lượng: 01 loại;

e) Phân hữu cơ khoáng: 12 loại;

g) Phân bón lá: 44 loại.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau bốn mươi lăm ngày kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– VP Chính phủ;
– Công báo Chính phủ;
– Cục Kiểm tra văn bản – Bộ Tư pháp;
– Tổng cục Hải quan; Bộ Tài chính;
– Website Chính phủ;
– Website Bộ NN & PTNT;
– UBND tỉnh, Tp trực thuộc TW;
– Vụ Pháp chế – Bộ NN & PTNT;
– Lưu: VT, TT.

KT.BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

(đã ký)
Bùi Bá Bổng

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư số 42/2011/TT-BNNPTNT ban hành danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

Tham khảo thêm:   Why do we need national parks? What should we do to protect them? Giải Tiếng Anh 11 Unit 10 Reading

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *