Thông tư số 39/2012/TT-BCT quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu.
BỘ CÔNG THƯƠNG ————- Số: 39/2012/TT-BCT |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2012 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 94/2012/NĐ-CP NGÀY 12 THÁNG 11 NĂM 2012
CỦA CHÍNH PHỦ VỀ SẢN XUẤT, KINH DOANH RƯỢU
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương; Nghị định số 44/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu;
Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu như sau:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định hồ sơ thủ tục cấp, cấp lại, cấp sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy xác nhận đăng ký sản xuất rượu thủ công để bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại, Giấy phép kinh doanh phân phối sản phẩm rượu, Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu, Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu theo quy định tại Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu và các hoạt động khác có liên quan đến sản xuất, kinh doanh rượu trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. “Bản sao” quy định trong Thông tư này được thể hiện bằng một trong các hình thức phù hợp với từng cách thức sau đây:
a) Bản sao có chứng thực theo quy định (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện/công văn hành chính);
b) Bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp);
c) Bản scan từ bản gốc (nếu thủ tục hành chính có áp dụng nộp hồ sơ qua mạng điện tử).
2. Giấy phép được cấp trong trường hợp cấp lại bao gồm: cấp lại do bị hỏng, cháy, mất; cấp lại sau khi hết thời hạn bị thu hồi, cấp lại do hết thời hạn của Giấy phép.
Điều 4. Quy chuẩn rượu
Sản phẩm rượu phải đáp ứng theo quy chuẩn Việt Nam hiện hành. Hiện nay đang áp dụng quy chuẩn QCVN 6-3: 2010/BYT ban hành kèm theo Thông tư 45/2010/TT-BYT ngày 22 tháng 12 năm 2010 của Bộ Y tế.
Chương II
SẢN XUẤT RƯỢU
Điều 5. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp
1. Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp lập 02 bộ Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, 01 bộ gửi cơ quan có thẩm quyền cấp phép, 01 bộ lưu tại doanh nghiệp. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (theo mẫu tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này);
b) Bản sao Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (có đăng ký ngành nghề kinh doanh sản xuất rượu hoặc đồ uống có cồn theo quy định và phù hợp với quy trình sản xuất) và Giấy chứng nhận mã số thuế;
c) Bản thuyết minh về quy trình sản xuất, cơ sở vật chất (nhà xưởng), máy móc thiết bị (bảng kê danh mục và công suất máy móc, thiết bị chuyên ngành cho các công đoạn chính như nấu, lên men, chưng cất, pha chế, chiết rót… phù hợp với các công đoạn và quy mô sản xuất của cơ sở; thiết bị đo lường, kiểm tra chất lượng men rượu, hàm lượng đường, nồng độ cồn…);
d) Bảng kê diện tích, sơ đồ nhà xưởng, kho tàng, văn phòng làm việc và các công trình phụ trợ;
đ) Bản sao bằng cấp, giấy chứng nhận chuyên môn phù hợp và có giá trị, hợp đồng lao động với người lao động kỹ thuật ở các vị trí chủ chốt; bản cam kết của chủ sử dụng lao động về cán bộ công nhân viên sản xuất trong nhà máy đủ sức khoẻ để sản xuất sản phẩm thực phẩm, không mắc bệnh truyền nhiễm;
e) Bản sao Giấy tiếp nhận công bố hợp quy, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
g) Liệt kê tên hàng hóa sản phẩm rượu kèm theo bản sao nhãn hàng hóa sản phẩm rượu mà doanh nghiệp dự kiến sản xuất;
h) Bản sao Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp.
2) Đối với Dự án mới bắt đầu xây dựng:
Trước khi sản phẩm rượu được đưa ra thị trường, doanh nghiệp xin cấp giấy phép sản xuất rượu sẽ phải nộp bổ sung cho cơ quan cấp phép các giấy tờ sau: Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, Giấy tiếp nhận công bố hợp quy, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Điều 6. Sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công là thành viên thuộc làng nghề sản xuất rượu thủ công không phải xin cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh. Tổ chức, cá nhân đại diện làng nghề phải xin cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công cho làng nghề và chịu trách nhiệm về các điều kiện sản xuất rượu áp dụng chung cho các thành viên thuộc làng nghề.
2. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh lập 02 bộ Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, 01 bộ gửi cơ quan có thẩm quyền cấp phép, 01 bộ lưu tại trụ sở tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh như sau:
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo mẫu tại Phụ lục 10 kèm theo Thông tư này;
– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận mã số thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
– Bản sao Giấy tiếp nhận công bố hợp quy; Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
– Liệt kê tên hàng hóa sản phẩm rượu kèm theo bản sao nhãn hàng hóa sản phẩm rượu mà tổ chức, cá nhân dự kiến sản xuất.
Điều 7. Sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại rượu
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị đăng ký sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại lập 02 bộ Hồ sơ, 01 bộ gửi Ủy ban nhân dân xã, phường nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại rượu, 01 bộ lưu tại trụ sở tổ chức, cá nhân đăng ký sản xuất.
Hồ sơ đề nghị đăng ký sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại gồm:
– Giấy đăng ký sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại theo mẫu tại phụ lục 16;
– Bản sao Hợp đồng mua bán giữa tổ chức, cá nhân đề nghị đăng ký sản xuất rượu thủ công và doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại rượu.
2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy xác nhận đăng ký sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại
a) Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân xã, phường nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất xem xét và cấp Giấy xác nhận đăng ký sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại hoặc trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do nếu trường hợp từ chối cấp phép;
b) Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp Giấy xác nhận phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
3. Giấy xác nhận đăng ký sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại có thời hạn 05 năm.
Điều 8. Lập và lưu giữ Giấy phép sản xuất rượu, Giấy xác nhận đăng ký sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại
1. Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp được làm thành 04 bản: 02 bản lưu tại cơ quan cấp phép, 01 bản gửi doanh nghiệp được cấp giấy phép, 01 bản gửi Bộ Công Thương (đối với giấy phép do Sở Công Thương cấp theo Mẫu tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư này) hoặc Sở Công Thương địa phương (đối với giấy phép do Bộ Công Thương cấp theo mẫu tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này);
2. Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh được làm thành 04 bản: 02 bản lưu tại cơ quan cấp phép, 01 bản gửi cơ sở được cấp giấy phép, 01 bản gửi Sở Công Thương cấp trên quản lý địa bàn. Giấy phép theo mẫu tại Phụ lục 13 kèm theo Thông tư này;
3. Giấy xác nhận đăng ký sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại được làm thành 04 bản: 02 bản lưu tại cơ quan cấp phép, 01 bản gửi cơ sở được cấp Giấy xác nhận, 01 bản gửi Phòng Công Thương cấp trên quản lý địa bàn. Giấy xác nhận theo mẫu tại Phụ lục 19 kèm theo Thông tư này.
Điều 9. Sản lượng sản xuất rượu
Tổ chức, cá nhân sản xuất rượu không được sản xuất vượt quá sản lượng sản xuất và chủng loại sản phẩm rượu đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
Chương III
KINH DOANH RƯỢU
Điều 10. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh phân phối sản phẩm rượu
Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh phân phối sản phẩm rượu lập 02 bộ hồ sơ, 01 bộ gửi cơ quan có thẩm quyền cấp phép, 01 bộ lưu tại doanh nghiệp. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh phân phối sản phẩm rượu gồm:
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh phân phối sản phẩm rượu theo Mẫu tại Phụ lục 27 kèm theo Thông tư này;
2. Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán buôn đồ uống có cồn hoặc kinh doanh rượu) và Giấy chứng nhận mã số thuế;
3. Hồ sơ về địa điểm kinh doanh, gồm có:
a) Địa chỉ, diện tích và mô tả khu vực kinh doanh rượu;
b) Bản sao tài liệu chứng minh quyền sử dụng địa điểm kinh doanh (là sở hữu hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng với thời gian tối thiểu là 01 năm);
c) Bảng kê thiết bị kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong khu vực kinh doanh rượu (để đảm bảo khu vực kinh doanh luôn thoáng, mát và tránh được mặt trời chiếu trực tiếp vào sản phẩm rượu);
d) Bản cam kết của doanh nghiệp về bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật đối với địa điểm kinh doanh;
4. Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp:
a) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 03 năm trước đó, kèm theo bảng kê chi tiết danh sách và bản sao hợp lệ các hợp đồng mua bán với mỗi tổ chức, cá nhân sản xuất rượu hoặc doanh nghiệp phân phối sản phẩm rượu khác, các khoản thuế đã nộp;
b) Hình thức tổ chức bán hàng, phương thức quản lý hệ thống phân phối;
5. Bảng kê danh sách thương nhân, bản sao Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán buôn đồ uống có cồn hoặc kinh doanh rượu) và Giấy chứng nhận mã số thuế, Giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu (nếu đã kinh doanh) của các doanh nghiệp đã hoặc sẽ thuộc hệ thống phân phối sản phẩm rượu trên địa bàn từ 06 tỉnh trở lên (tại địa bàn mỗi tỉnh phải có từ 03 doanh nghiệp bán buôn sản phẩm rượu trở lên);
6. Bản sao các văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu hoặc của các doanh nghiệp phân phối sản phẩm rượu khác (trong đó ghi rõ địa bàn, loại sản phẩm rượu dự kiến kinh doanh);
7. Bản sao Giấy chứng nhận công bố hợp quy hoặc Giấy chứng nhận tiêu chuẩn các loại sản phẩm rượu của doanh nghiệp dự kiến kinh doanh;
8. Hồ sơ về phương tiện vận chuyển, bao gồm: bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng phương tiện vận chuyển (là sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn; hoặc có hợp đồng thuê phương tiện vận tải phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp với thời gian thuê tối thiểu là 01 năm); tối thiểu phải có 03 xe có tải trọng từ 500 kg trở lên; đáp ứng yêu cầu bảo quản được chất lượng của sản phẩm rượu trong thời gian vận chuyển;
9. Hồ sơ về năng lực tài chính: có năng lực tài chính bảo đảm cho toàn bộ hệ thống phân phối của doanh nghiệp hoạt động bình thường (có Giấy xác nhận của ngân hàng tối thiểu 01 tỷ Việt Nam đồng trở lên);
10. Hồ sơ về kho hàng (hoặc khu vực chứa hàng), bao gồm:
a) Tài liệu chứng minh quyền sử dụng kho (là sở hữu, đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn của doanh nghiệp hoặc thuê sử dụng với thời gian tối thiểu là 01 năm); tối thiểu tổng diện tích phải từ 300 m2 trở lên hoặc khối tích phải từ 1000 m3 trở lên đáp ứng yêu cầu bảo quản được chất lượng của sản phẩm rượu trong thời gian lưu kho;
b) Bản cam kết của doanh nghiệp về bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật đối với kho hàng;
11. Bản sao Phiếu thu đã nộp phí và lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.
Download file tài liệu để xem thêm chi tiết
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư số 39/2012/TT-BCT Quy định của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.