Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư số 36/2012/TT-BGTVT Quy định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông tư số 36/2012/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải: Quy định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa.

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

—————–

Số: 36/2012/TT-BGTVT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————

Hà Nội, ngày 13 tháng 09 năm 2012

THÔNG TƯ
Quy định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa
———————-

Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa quốc gia.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác quản lý, bảo trì, cải tạo, nâng cấp đường thủy nội địa; thiết kế xây dựng các công trình có liên quan và tổ chức khai thác vận tải đường thủy nội địa.

Tham khảo thêm:   Thông tư số 30/2012/TT-BNNPTNT Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện vệ sinh thú y

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Đường thủy nội địa đặc biệt là đường thủy nội địa có cấp kỹ thuật trên cấp I.

2. Kích thước đường thủy nội địa là chiều sâu, chiều rộng, bán kính cong của luồng chạy tàu tương ứng với mỗi cấp kỹ thuật của đường thủy nội địa.

Điều 4. Nguyên tắc xác định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa

1. Theo quy định tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5664:2009 phân cấp kỹ thuật đường thủy nội địa ban hành kèm theo Quyết định số 3082/QĐ-BKHCN ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

2. Quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải đường thủy nội địa Việt Nam.

3. Hiện trạng luồng chạy tàu của đường thủy nội địa.

4. Kích thước đường thủy nội địa theo 7 cấp kỹ thuật được quy định tại Phụ lục I của Thông tư này.

Điều 5. Cấp kỹ thuật đường thủy nội địa quốc gia

1. Cấp kỹ thuật đường thủy nội địa quốc gia được quy định tại Phụ lục II của Thông tư này.

2. Hàng năm Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cập nhật cấp kỹ thuật đường thủy nội địa quốc gia trình Bộ Giao thông vận tải quyết định điều chỉnh, bổ sung.

Điều 6. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2012.

Tham khảo thêm:   Mẫu nghị quyết giới thiệu đoàn viên công đoàn vào Đảng Mẫu 4A - KNĐ

Điều 7. Tổ chức thực hiện

1. Căn cứ vào Điều 4 của Thông tư này, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cụ thể cấp kỹ thuật của các tuyến đường thủy nội địa địa phương thuộc phạm vi quản lý.

2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ thuộc Bộ, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
– Như Điều 7;
– Văn phòng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, CQ thuộc CP;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
– Các Sở Giao thông vận tải;
– Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
– Công báo;
– Cổng TTĐT Chính phủ;
– Website Bộ GTVT;
– Báo GTVT, Tạp chí GTVT;
– Lưu: VT, KCHTGT.
BỘ TRƯỞNG

(Đã ký)

Đinh La Thăng

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư số 36/2012/TT-BGTVT Quy định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *