Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư số 25/2010/TT-BGTVT quy định về quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông tư số 25/2010/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải: Quy định về quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa.

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

—————
Số: 25/2010/TT-BGTVT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————————————

Hà Nội, ngày 31 tháng 08 năm 2010

THÔNG TƯ
Quy định về quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa
__________________

Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ- CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ- CP ngày 22 tháng 04 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị quyết số 25/NQ- CP ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa 258 thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ, ngành;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa như sau:

CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định về việc quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa và hoạt động của phương tiện thủy tại vùng nước cảng, bến thủy nội địa.

2. Cảng, bến thủy nội địa được phân loại thành cảng, bến hàng hóa; cảng, bến hành khách; bến khách ngang sông và bến dân sinh.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác cảng, bến thủy nội địa; sử dụng phương tiện thủy hoặc thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến cảng, bến thủy nội địa.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Cảng, bến hàng hóa là cảng, bến thủy nội địa chuyên xếp, dỡ hàng hóa; phục vụ đóng mới, sửa chữa phương tiện thủy hoặc thực hiện các dịch vụ khác (nếu có).

2. Cảng, bến hành khách là cảng, bến thủy nội địa chuyên đưa, đón hành khách lên xuống phương tiện thủy và thực hiện các dịch vụ khác (nếu có).

3. Bến khách ngang sông là bến thủy nội địa chuyên phục vụ vận tải hành khách ngang sông.

4. Bến dân sinh là bến thủy nội địa chỉ dùng riêng cho hoạt động của gia đình, tiếp nhận phương tiện có trọng tải toàn phần đến 15 tấn, tổng công suất máy chính đến 15 mã lực hoặc phương tiện có sức chở đến 12 người.

5. Luồng vào cảng, bến là luồng nối từ luồng chạy tàu thuyền đến vùng nước trước cầu cảng, bến thủy nội địa.

6. Vùng nước cảng thủy nội địa là vùng nước trước cầu cảng, vùng neo đậu phương tiện và luồng vào cảng, vùng nước dành cho dịch vụ cung ứng, vùng chuyển tải hàng hóa (nếu có).

7. Vùng nước bến thủy nội địa là vùng nước trước bến và vùng neo đậu phương tiện, luồng vào bến (nếu có).

8. Phương tiện thủy là các loại phương tiện thủy nội địa, tầu biển Việt Nam và phương tiện thủy nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam.

9. Phương tiện thủy nước ngoài là phương tiện thủy nội địa, tàu biển do nước ngoài cấp Giấy chứng nhận đăng ký.

10. Chủ cảng, bến là tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cảng, bến thủy nội địa hoặc được chủ đầu tư giao quản lý cảng, bến thủy nội địa.

11. Chủ khai thác cảng, bến là tổ chức, cá nhân sử dụng cảng, bến thủy nội địa để kinh doanh, khai thác.

12. Vùng đón trả hoa tiêu là vùng nước được cơ quan có thẩm quyền công bố để phương tiện thủy nước ngoài, tầu biển Việt Nam neo đậu đón trả hoa tiêu.

13. Vùng nước cảng biển là vùng nước thuộc phạm vi quản lý của Cảng vụ Hàng hải theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

Điều 4. Điều kiện hoạt động đối với cảng, bến hàng hóa; cảng, bến hành khách

1. Đối với cảng hàng hóa

a) Không nằm trong khu vực cấm xây dựng theo quy định của pháp luật; phù hợp với quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; có địa hình, thủy văn ổn định bảo đảm cho phương tiện ra vào an toàn, thuận lợi;

b) Vùng nước cảng không chồng lấn với luồng chạy tàu thuyền;

c) Công trình cầu tàu bảo đảm tiêu chuẩn an toàn; luồng vào cảng (nếu có) phải phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật luồng đường thủy nội địa theo quy định;

d) Lắp đặt báo hiệu đường thủy nội địa theo quy định;

đ) Thiết bị xếp dỡ (nếu có) phải bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và phù hợp với kết cấu, sức chịu lực của công trình cầu tàu;

e) Đối với cảng chuyên xếp dỡ hàng nguy hiểm, ngoài các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này, phải thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đối với xếp dỡ hàng nguy hiểm;

g) Được cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này công bố cảng thủy nội địa.

2. Đối với cảng hành khách

a) Bảo đảm các điều kiện quy định tại điểm a, b, c, d và g khoản 1 Điều này;

b) Có cầu cho hành khách lên xuống an toàn, thuận tiện; có nhà chờ, nội quy cảng và bảng niêm yết giá vé; ban đêm có đèn chiếu sáng cho hành khách lên xuống.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư số 25/2010/TT-BGTVT quy định về quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

Tham khảo thêm:   Khoa học lớp 5 Bài 66: Tác động của con người đến môi trường đất Giải bài tập Khoa học lớp 5 trang 136

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *