Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư số 244/2009/TT-BTC Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán Doanh nghiệp ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông tư số 244/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính: Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán Doanh nghiệp.

BỘ TÀI CHÍNH
———

Số: 244/2009/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–

Hà nội, ngày 31 tháng 12 năm 2009

THÔNG TƯ
Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán Doanh nghiệp
———————

– Căn cứ Luật Kế toán ngày 17/06/2003;

– Căn cứ Nghị định số 129/2004/NĐ- CP ngày 31/05/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán trong hoạt động kinh doanh;

– Căn cứ Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 8/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế Giá trị gia tăng (thuế GTGT);

– Căn cứ Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN);

Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi kế toán một số nghiệp vụ kinh tế, bổ sung kế toán các nghiệp vụ kinh tế mới phát sinh chưa được quy định trong Chế độ kế toán doanh nghiệp như sau:

CHƯƠNG I – NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi áp dụng

Thông tư này hướng dẫn kế toán áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước.

Điều 2. Chế độ kế toán áp dụng đối với nhà thầu nước ngoài

Các tổ chức, cá nhân nước ngoài sản xuất kinh doanh trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận hoặc cam kết với tổ chức, cá nhân Việt Nam (gọi tắt là Nhà thầu nước ngoài), có cơ sở cư trú tại Việt Nam phải thực hiện kế toán theo quy định của Luật Kế toán; Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam; Chế độ kế toán Doanh nghiệp Việt Nam. Trong trường hợp không có nhu cầu sửa đổi, bổ sung thì không phải đăng ký Chế độ kế toán áp dụng với Bộ Tài chính mà chỉ cần thông báo cho cơ quan thuế địa phương – nơi đăng ký nộp thuế.

Điều 3. Nộp báo cáo tài chính đối với các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao

Các doanh nghiệp (kể cả các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) có trụ sở nằm trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao thì ngoài việc nộp Báo cáo tài chính năm cho các cơ quan theo quy định tại Chế độ Báo cáo tài chính ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC còn phải nộp Báo cáo tài chính năm cho Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao nếu được yêu cầu.

CHƯƠNG II – ĐƠN VỊ TIỀN TỆ TRONG KẾ TOÁN

Điều 4. Đơn vị tiền tệ trong kế toán

Đơn vị tiền tệ trong kế toán” là Đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là “đ”; Ký hiệu quốc tế là “VND”) được dùng để ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Trường hợp đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng ngoại tệ thì được chọn một loại ngoại tệ do Bộ Tài chính quy định làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính.

Tham khảo thêm:   Thông tư 25/2018/TT-BLĐTBXH Định mức mới về số người làm việc tại cơ sở cai nghiện ma túy

Điều 5. Lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán đối với các doanh nghiệp, tổ chức có vốn nước ngoài

1. Doanh nghiệp, tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài (dưới đây gọi tắt là doanh nghiệp) thu, chi chủ yếu bằng ngoại tệ căn cứ vào quy định của Luật Kế toán, để xem xét, quyết định lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán và chịu trách nhiệm về quyết định đó trước pháp luật. Khi lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán, doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

2. Khi lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán, doanh nghiệp phải đáp ứng được đồng thời các tiêu chuẩn sau:

– Đơn vị tiền tệ đó phải được sử dụng chủ yếu trong các giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ của đơn vị, có ảnh hưởng lớn đến giá bán hàng hoá, dịch vụ và thường là đơn vị tiền tệ được sử dụng trong việc quyết định giá bán hàng;

– Đơn vị tiền tệ đó phải được sử dụng chủ yếu trong việc mua hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp và thường là đơn vị tiền tệ được sử dụng chủ yếu trong việc tính toán doanh thu, chi phí nhân công, thanh toán tiền mua nguyên vật liệu, hàng hóa và dịch vụ.

3. Doanh nghiệp có công ty mẹ ở nước ngoài thì chỉ được lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán giống với đơn vị tiền tệ trong kế toán của công ty mẹ nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

– Doanh nghiệp được thành lập với mục đích chủ yếu là sản xuất và gia công sản phẩm cho công ty mẹ, phần lớn nguyên liệu được mua từ công ty mẹ và sản phẩm được xuất khẩu và tiêu thụ bởi công ty mẹ;

– Tỷ trọng các hoạt động của doanh nghiệp với công ty mẹ hoặc tỷ trọng các giao dịch kinh doanh của doanh nghiệp bằng đơn vị tiền tệ trong kế toán của công ty mẹ là đáng kể (trên 70%).

Điều 6. Quy đổi báo cáo tài chính lập bằng đơn vị tiền tệ trong kế toán là ngoại tệ sang Việt Nam Đồng khi nộp cho các cơ quan quản lý Nhà nước

1. Các doanh nghiệp, tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài thành lập và hoạt động ở Việt Nam sử dụng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán thì đồng thời với việc lập Báo cáo tài chính theo đơn vị tiền tệ trong kế toán (ngoại tệ) còn phải quy đổi báo cáo tài chính sang Việt Nam Đồng khi nộp cho cơ quan quản lý Nhà nước.

2. Nguyên tắc quy đổi báo cáo tài chính lập bằng đơn vị tiền tệ kế toán là ngoại tệ sang Việt Nam Đồng:

Tất cả các khoản mục trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp (cả số liệu báo cáo và số liệu so sánh) đều được quy đổi theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày kết thúc kỳ kế toán. Trường hợp tại ngày kết thúc kỳ kế toán không có tỷ giá bình quân liên ngân hàng thì lấy tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày gần nhất trước ngày kết thúc kỳ kế toán.

Điều 7. Kiểm toán báo cáo tài chính trong trường hợp sử dụng đơn vị tiền tệ trong kế toán là ngoại tệ

Báo cáo tài chính lập theo đơn vị tiền tệ trong kế toán là ngoại tệ phải được kiểm toán. Báo cáo tài chính lập theo đơn vị tiền tệ trong kế toán là ngoại tệ khi quy đổi ra Việt Nam Đồng không bắt buộc phải kiểm toán mà chỉ cần có ý kiến xác nhận của kiểm toán về tỷ giá quy đổi và tính chính xác của việc quy đổi.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Vui lắm nha

Điều 8. Thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán

1. Khi có sự thay đổi lớn về hoạt động quản lý và kinh doanh dẫn đến đơn vị tiền tệ được sử dụng trong các giao dịch kinh tế không còn thỏa mãn các tiêu chuẩn nêu tại khoản 2 Điều 5 Chương II Thông tư này thì doanh nghiệp được thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán. Việc thay đổi từ một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán này sang một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán khác chỉ được thực hiện tại thời điểm bắt đầu niên độ kế toán mới. Doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán chậm nhất là sau 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán.

2. Tỷ giá áp dụng cho các khoản mục thuộc Bảng Cân đối kế toán khi thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán:

Các khoản mục thuộc Bảng cân đối kế toán được quy đổi sang đơn vị tiền tệ trong kế toán mới theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán.

3. Trình bày thông tin so sánh khi thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán

Trong kỳ kế toán đầu tiên kể từ khi thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán, doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính theo đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán mới và trình bày lại số liệu về thông tin so sánh (cột “Số đầu năm” của Bảng Cân đối kế toán và cột “Năm trước” của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ), cụ thể:

– Cột “Số đầu năm” của Bảng Cân đối kế toán được trình bày căn cứ vào Bảng Cân đối kế toán được lập tại thời điểm đầu năm tài chính (thời điểm thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán) bằng cách sử dụng tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán.

– Cột “Năm trước” của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được trình bày căn cứ vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập tại thời điểm đầu năm bằng cách sử dụng tỷ giá bình quân liên ngân hàng trung bình năm trước liền kề năm thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán.

Điều 9. Thuyết minh báo cáo tài chính

Khi quy đổi báo cáo tài chính (được lập bằng ngoại tệ) sang Việt Nam Đồng hoặc khi thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán, doanh nghiệp phải trình bày rõ trên thuyết minh báo cáo tài chính lý do thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán và những ảnh hưởng (nếu có) đối với báo cáo tài chính do việc quy đổi báo cáo tài chính từ đồng ngoại tệ sang Việt Nam Đồng hoặc thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán.

CHƯƠNG III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN CHO NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI

Điều 10. Các nguyên tắc áp dụng chế độ kế toán

Nhà thầu nước ngoài phải:

1. Căn cứ vào các quy định tại Luật Kế toán, Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam và quy định tại Thông tư này để tổ chức kế toán theo từng Hợp đồng nhận thầu (từng Giấy phép nhận thầu) làm cơ sở để quyết toán hợp đồng và quyết toán thuế với Nhà nước Việt Nam.

Tham khảo thêm:   Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Đề kiểm tra giữa kì 2 GDKT&PL 11 (Có đáp án, ma trận)

2. Các Nhà thầu nước ngoài khi áp dụng Chế độ kế toán Việt Nam được lựa chọn áp dụng danh mục tài khoản, chứng từ, sổ kế toán và hình thức sổ kế toán cho phù hợp với đặc điểm hoạt động và đáp ứng đầy đủ yêu cầu quản lý của đơn vị mình và của Nhà nước Việt Nam (đặc biệt là yêu cầu quản lý thuế), cụ thể như sau:

– Trường hợp Nhà thầu nước ngoài nộp thuế GTGT và thuế TNDN đều theo phương pháp ấn định thì nhà thầu căn cứ vào Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam để lựa chọn, áp dụng phù hợp danh mục tài khoản, chứng từ và hình thức sổ kế toán để đáp ứng yêu cầu quản lý của đơn vị mình.

– Trường hợp Nhà thầu nước ngoài nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế TNDN theo phương pháp doanh thu trừ (-) chi phí hoặc theo phương pháp ấn định thì phải lựa chọn áp dụng các tài khoản phản ánh tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, xác định kết quả có liên quan theo quy định của Chế độ kế toán doanh nghiệp, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý thuế của Nhà nước Việt Nam và yêu cầu quản lý của đơn vị mình.

3. Trường hợp có nhu cầu bổ sung, sửa đổi (theo những nội dung nêu ở Điều 11 dưới đây) thì Nhà thầu nước ngoài phải đăng ký nội dung sửa đổi, bổ sung (kèm theo giải trình cụ thể) và chỉ được thực hiện khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ (tính theo ngày làm việc), Bộ Tài chính có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho nhà thầu nước ngoài khi đăng ký nội dung sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán.

Điều 11. Những nội dung sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán áp dụng cần phải đăng ký với Bộ Tài chính

1. Sửa đổi nội dung và kết cấu các chứng từ kế toán thuộc loại bắt buộc;

2. Bổ sung hoặc sửa đổi tài khoản cấp I hoặc tài khoản cấp II về tên, ký hiệu và nội dung, phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đặc thù;

3. Sửa đổi chỉ tiêu báo cáo tài chính hoặc thay đổi kết cấu, phương pháp lập báo cáo tài chính.

Điều 12. Quy định về việc lập, nộp báo cáo tài chính và kiểm toán báo cáo tài chính

Nhà thầu nước ngoài phải lập Bảng Cân đối tài khoản (Phụ lục kèm theo) và bản thuyết minh báo cáo tài chính. Các nhà thầu nước ngoài nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp doanh thu trừ (-) chi phí thì còn phải lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Nhà nước khuyến khích Nhà thầu nước ngoài thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế (trừ trường hợp kê khai, nộp thuế theo phương pháp ấn định). Các báo cáo tài chính của Nhà thầu nước ngoài phải nộp cho Cục Thuế địa phương, Cơ quan cấp Giấy phép nhận thầu hoặc Giấy phép hoạt động, Cục Thống kê địa phương.

Download văn bản để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư số 244/2009/TT-BTC Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán Doanh nghiệp của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *