Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư số 24/2014/TT-BLĐTBXH Quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Wikihoc.com xin giới thiệu Thông tư số 24/2014/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung quy định về quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm. Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 01/11/2014.

Theo đó, đã bổ sung các tiêu chí cụ thể sau để xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo:

  • Hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người/tháng bằng hoặc thấp hơn chuẩn nghèo.
  • Hộ mới thoát nghèo là hộ nghèo nhưng qua điều tra, rà soát hàng năm thì có thu nhập cao hơn chuẩn nghèo.
  • Hộ tái nghèo hoặc hộ nghèo mới phát sinh là hộ do những yếu tố rủi ro dẫn đến mức thu nhập bình quân đầu người/tháng tại thời điểm điều tra, rà soát bằng hoặc thấp hơn chuẩn nghèo.
  • Hộ nghèo mới phát sinh là những hộ trước đây không thuộc hộ nghèo, nhưng do những yếu tố rủi ro dẫn đến mức thu nhập bình quân đầu người/tháng tại thời điểm điều tra, rà soát bằng hoặc thấp hơn chuẩn nghèo theo quy định của pháp luật.
  • Hộ nghèo thuộc chính sách giảm nghèo là hộ nghèo có ít nhất một thành viên còn khả năng lao động.
  • Hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội là hộ nghèo không còn thành viên nào có khả năng lao động.

Một số biểu mẫu đi kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BLĐTBXH:

  • Giấy đề nghị xét duyệt bổ sung hộ nghèo, hộ cận nghèo.
  • Tổng hợp kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo năm ….. cấp xã/huyện/tỉnh.
  • Tổng hợp kết quả điều tra, rà soát hộ cận nghèo năm ….. cấp xã/huyện/tỉnh.
  • Biểu tổng hợp: Phân tích hộ nghèo theo các nhóm đối tượng.
  • Biểu tổng hợp: Phân tích các nguyên nhân nghèo năm 20…… trên địa bàn cấp xã/huyện/tỉnh.
Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 11: Dàn ý phân tích tác phẩm Cải ơi Cải ơi của Nguyễn Ngọc Tư

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH

VÀ XÃ HỘI

—————

Số: 24/2014/TT-BLĐTBXH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————

Hà Nội, ngày 6 tháng 9 năm 2014

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 21/2012/TT-BLĐTBXH
NGÀY 05 THÁNG 9 NĂM 2012 CỦA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH ĐIỀU TRA, RÀ SOÁT HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO HÀNG NĂM

Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Điều 1.Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2012/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 9 năm 2012 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm.

1. Khoản 1, Điều 2, Chương I được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Tiêu chí: thực hiện theo tiêu chí quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015, cụ thể:

a) Hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người/tháng bằng hoặc thấp hơn chuẩn nghèo theo quy định của pháp luật.

b) Hộ mới thoát nghèo là hộ nghèo, qua điều tra, rà soát hàng năm có thu nhập cao hơn chuẩn nghèo theo quy định của pháp luật, bao gồm:

+ Hộ mới thoát nghèo nhưng có mức thu nhập thuộc đối tượng hộ cận nghèo;

+ Hộ mới thoát nghèo có thu nhập cao hơn chuẩn hộ cận nghèo theo quy định của pháp luật.

c) Hộ tái nghèo là những hộ trước đây thuộc hộ nghèo, đã thoát nghèo, nhưng do những yếu tố rủi ro dẫn đến mức thu nhập bình quân đầu người/tháng tại thời điểm điều tra, rà soát bằng hoặc thấp hơn chuẩn nghèo theo quy định của pháp luật.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 10 Unit 1B: Ask for personal information Soạn Anh 10 trang 6, 7 sách Cánh diều

d) Hộ nghèo mới phát sinh là những hộ trước đây không thuộc hộ nghèo, nhưng do những yếu tố rủi ro dẫn đến mức thu nhập bình quân đầu người/tháng tại thời điểm điều tra, rà soát bằng hoặc thấp hơn chuẩn nghèo theo quy định của pháp luật.

đ) Hộ nghèo thuộc chính sách giảm nghèo là hộ nghèo, có ít nhất một thành viên trong hộ còn khả năng lao động.

e) Hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội là hộ nghèo nhưng không còn thành viên nào trong hộ có khả năng lao động.”

2. Mục a, Khoản 2, Điều 4, Chương II được sửa đổi, bổ sung như sau:

“a) Những điểm cần lưu ý:

– Chỉ tính thu nhập của hộ gia đình trong vòng 12 tháng qua;

– Không tính khoản trợ cấp an sinh xã hội từ ngân sách nhà nước vào thu nhập của hộ gia đình (như trợ cấp xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội theo các quy định của pháp luật; trợ cấp tiền điện; trợ cấp khó khăn đột xuất…).”

3. Một số nội dung tại Phụ lục 7 (Phiếu C) được sửa đổi, bổ sung như sau:

a) Cột 7, Mục 7 về thông tin các thành viên của hộ được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Đối tượng thuộc chính sách người có công”

b) Cột 8, Mục 8 về thông tin các thành viên của hộ được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Đối tượng thuộc chính sách bảo trợ xã hội”

c) Nội dung mã quy định tại Cột 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Đối tượng bảo trợ xã hội theo các quy định của pháp luật”.

4. Khoản 5, Điều 4, Chương II được sửa đổi, bổ sung như sau:

Tham khảo thêm:   Bộ đề ôn thi vào lớp 6 môn Tiếng Anh chuyên Amsterdam 10 Đề ôn thi vào 6 môn Anh (Có đáp án)

“5. Phân loại các đối tượng hộ nghèo như sau:

a) Hộ mới thoát nghèo, hộ tái nghèo, hộ nghèo mới.

b) Hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách bảo trợ xã hội.

c) Hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng chính sách người có công; hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng chính sách bảo trợ xã hội.”

5. Mục c, Khoản 1, Điều 5, Chương III được sửa đổi, bổ sung như sau:

“c) Công nhận đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn; báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.”

Điều 2. Khoản 1, Điều 2; Mục a, Khoản 2, Điều 4; Khoản 5, Điều 4; Mục c, Khoản 1, Điều 5; Điều 6; Cột 7, Mục 7; Cột 8, Mục 8 về thông tin các thành viên của hộ tại Phụ lục 7 (Phiếu C); Nội dung mã quy định tại cột 8 tại Phụ lục 7 (Phiếu C) và các Phụ lục số 8, 9, 10 của Thông tư số 21/2012/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 9 năm 2012 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 11 năm 2014.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Trọng Đàm

Download file tài liệu để xem nội dung chi tiết.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư số 24/2014/TT-BLĐTBXH Quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *