Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư số 22/2010/TT-BXD Quy định về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông tư số 22/2010/TT-BXD của Bộ Xây dựng: Quy định về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.

BỘ XÂY DỰNG
———————

Số: 22/2010/TT-BXD

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————————-

Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2010

THÔNG TƯ
Quy định về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình
——————————–

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 17/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ- CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình,

Bộ Xây dựng quy định về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình như sau:

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh:

Thông tư này quy định về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình bao gồm: xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với các công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình.

Tham khảo thêm:   KHTN 9 Bài 32: Nguồn carbon. Chu trình carbon. Sự ấm lên toàn cầu Giải KHTN 9 Cánh diều trang 154, 155, 156, 157, 158

2. Đối tượng áp dụng:

Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài là chủ đầu tư xây dựng công trình; nhà thầu xây dựng và người lao động tại công trường xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Các từ ngữ trong Thông tư này được hiểu như sau:

1. An toàn lao động trong thi công xây dựng công trình: là hệ thống các biện pháp về tổ chức và quản lý, điều hành trên công trường nhằm cải thiện điều kiện lao động và ngăn chặn tai nạn lao động trong thi công xây dựng công trình.

2. Chủ đầu tư xây dựng công trình: là người sở hữu vốn hoặc người được giao quản lý sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình.

3. Nhà thầu xây dựng là tổ chức, cá nhân hoạt động tư vấn xây dựng, thi công xây dựng có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động xây dựng.

4. Tổng thầu xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư xây dựng công trình để nhận thầu toàn bộ một loại công việc hoặc toàn bộ công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình.

5. Nhà thầu chính trong hoạt động xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng nhận thầu trực tiếp với chủ đầu tư xây dựng công trình để thực hiện phần việc chính của một loại công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình.

Tham khảo thêm:   Đơn đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch Biểu mẫu xin cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch

6. Nhà thầu phụ trong hoạt động xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng với nhà thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng để thực hiện một phần công việc của nhà thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng.

7. Công trường xây dựng là mặt bằng thi công xây dựng, trên đó có công trình xây dựng, các công trình phụ trợ và công trình hạ tầng kỹ thuật.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư số 22/2010/TT-BXD Quy định về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *