Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư số 15/2014/TT-BCT Quy định về mua, bán công suất phản kháng ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
BỘ CÔNG THƯƠNG

—————

Số: 15/2014/TT-BCT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————

Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2014

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ MUA, BÁN CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004 và …… 11 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực,

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về mua, bán công suất phản kháng.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định việc thực hiện mua, bán công suất phản kháng theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 15 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực (sau đây viết tắt là Nghị định số 137/2013/NĐ-CP).

Tham khảo thêm:   Thông tư 308/2017/TT-BQP Quy định mới về tuyển chọn cán bộ, sĩ quan dự bị tại ngũ trong quân đội

2. Thông tư này áp dụng cho các tổ chức, cá nhân mua bán điện từ hệ thống điện quốc gia và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Bên mua điện là tổ chức, cá nhân có ký hợp đồng mua điện với bên bán điện để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc bán lại cho tổ chức, cá nhân khác.

2. Bên bán điện là các đơn vị bán buôn và bán lẻ điện có giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực bán buôn và bán lẻ điện.

Điều 3. Hướng dẫn thực hiện mua, bán công suất phản kháng

1. Bên mua điện có trạm biến áp riêng hoặc không có trạm biến áp riêng, nhưng có công suất sử dụng cực đại đăng ký tại hợp đồng mua bán điện từ 40 kW trở lên và có hệ số công suất cosφ< 0,9 phải mua công suất phản kháng. Phương pháp xác định hệ số công suất cosφ được quy định tại khoản 2 Điều này.

Trường hợp bên mua điện có công suất sử dụng cực đại đăng ký tại hợp đồng mua bán điện dưới 40 kW nhưng có công suất sử dụng điện thực tế cực đại từ 40 kW trở lên trong 3 chu kỳ ghi chỉ số công tơ liên tiếp thì bên mua điện thuộc đối tượng phải mua công suất phản kháng kể từ chu kỳ ghi chỉ số kế tiếp của 3 chu kỳ ghi chỉ số trên. Bên mua điện có trách nhiệm thỏa thuận lại hợp đồng mua bán điện với bên bán điện để thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP.

Tham khảo thêm:   Quyết định số 2031/QĐ-TTG Về việc bổ nhiệm Hội đồng thành viên Công ty TNHH một thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

2. Hệ số công suất cosφ dùng để xác định việc mua công suất phản kháng của bên mua điện được tính trên cơ sở số liệu đo đếm được tại công tơ đo đếm điện năng trong một chu kỳ ghi chỉ số công tơ theo công thức sau:

Trong đó:

Ap: Điện năng tác dụng trong chu kỳ ghi chỉ số công tơ (kWh);

Aq: Điện năng phản kháng nhận về trong chu kỳ ghi chỉ số công tơ là lượng công suất phản kháng tiêu thụ bởi các thiết bị điện trong khoảng thời gian giữa hai lần ghi chỉ số công tơ (kVArh).

3. Trường hợp bên mua điện ký một Hợp đồng cho nhiều công tơ đo đếm điện tại một địa điểm được cấp chung cùng một đường dây trung thế hoặc cao thế thì điện năng tác dụng là tổng sản lượng điện năng tác dụng của các công tơ và điện năng phản kháng là tổng sản lượng điện năng phản kháng của các công tơ.

4. Trường hợp bên mua điện có sử dụng điện cho các mục đích khác chung với mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thì việc xác định hệ số công suất cosφ như sau:

a) Khi có công tơ đo đếm riêng cho phần điện năng sử dụng để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thì chỉ áp dụng mua công suất phản kháng đối với phần điện năng sử dụng cho mục đích này.

b) Khi không có công tơ đo đếm riêng cho phần điện năng sử dụng để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà chỉ có công tơ đo đếm điện năng chung, nếu hệ số công suất cosφ< 0,9 thì bên mua điện vẫn phải mua công suất phản kháng cho cả phần điện năng chung đó.

Tham khảo thêm:   Liên Quân Mobile: Danh sách tướng xoay tua tuần 28/12/2020 - 03/01/2021 Danh sách tướng miễn phí theo tuần

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư số 15/2014/TT-BCT Quy định về mua, bán công suất phản kháng của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *