Thông tư 126/2014/TT-BTC hướng dẫn mới về việc kê khai, thu nộp tiền thuế, tiền phạt đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/10/2014.
Theo đó, quy định chi tiết hơn về trình tự nộp thuế tại Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng có thỏa thuận phối hợp thu ngân sách nhà nước, theo đó có một số nội dung đáng chú ý như:
- Sử dụng mẫu bảng kê mới (số 01/BKNT) thay cho mẫu kèm Thông tư 128/2011/TT-BTC.
- Khi nộp tiền thuế, tiền phạt tại các tổ chức tín dụng thì nơi tiếp nhận tiến hành truy vấn thông tin trên cổng thanh toán điện tử hải quan và chuyển ngay số tiền này vào tài khoản thu ngân sách nhà nước, nếu thông tin không khớp thì yêu cầu người nộp tiền điều chỉnh thông tin trước khi chuyển.
Trường hợp không có thông tin người nộp tiền trên cổng thanh toán thì vẫn tiến hành chuyển tiền dựa trên thông tin trên bảng kê, sau đó chuyển thông tin đó cho cơ quan hải quan để bổ sung.
Thông tư cũng quy định về điều kiện, thủ tục đối với các tổ chức tín dụng để tham gia hệ thống thu ngân sách nhà nước.
Quy định về việc kê khai, thu nộp tiền thuế, tiền phạt đối với hàng hóa xuất nhập khẩu:
Địa điểm, hình thức nộp thuế
1. Địa điểm nộp thuế:
a) Người nộp thuế thực hiện nộp tiền thuế trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước hoặc tại tổ chức tín dụng.
Thủ tục, trình tự nộp thuế tại tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Thông tư này; thủ tục, trình tự nộp thuế tại Kho bạc Nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư này;
b) Trường hợp người nộp thuế nộp tiền thuế bằng tiền mặt nhưng Kho bạc Nhà nước hoặc các tổ chức tín dụng không tổ chức điểm thu tại địa điểm làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan thực hiện thu số tiền thuế do người nộp thuế nộp và chuyển toàn bộ số tiền thuế đã thu vào tài khoản thu ngân sách của Kho bạc Nhà nước mở tại ngân hàng thương mại theo quy định.
Trường hợp tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, người nộp thuế có nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và tiền thu khác tại các cơ quan hải quan khác và muốn nộp ngay số tiền nợ đó tại cơ quan hải quan nơi đang làm thủ tục hải quan; người nộp thuế tự khai báo và nộp tiền tại điểm thu của Kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng hoặc cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục (nếu Kho bạc Nhà nước không bố trí điểm thu).
Trường hợp thu hộ tiền thuế, Chi cục hải quan nơi thu hộ có trách nhiệm fax biên lai thu thuế cho Chi cục hải quan nơi doanh nghiệp nợ thuế để Chi cục hải quan nơi doanh nghiệp nợ thuế có văn bản nhờ thu hộ và xử lý theo quy định.
Thủ tục, trình tự nộp thuế tại cơ quan hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.
2. Hình thức nộp thuế: Người nộp thuế được lựa chọn nộp tiền thuế bằng chuyển khoản hoặc bằng tiền mặt. Một Bảng kê nộp thuế, một giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước được sử dụng để nộp tiền thuế cho một hoặc nhiều tờ khai hải quan.
Nộp thuế qua các tổ chức tín dụng có ký kết thỏa thuận phối hợp thu ngân sách nhà nước với Tổng cục Hải quan
1. Trường hợp người nộp thuế nộp trực tiếp qua tổ chức tín dụng phối hợp thu với cơ quan Hải quan nhưng chưa có ủy nhiệm thu với Kho bạc Nhà nước:
a) Người nộp thuế xác định số tiền thuế phải nộp cho từng loại thuế, kê khai các thông tin về thu ngân sách trên Bảng kê nộp thuế theo mẫu số 01/BKNT ban hành kèm theo Thông tư này gửi tổ chức tín dụng phối hợp thu để nộp tiền hoặc yêu cầu trích chuyển tiền nộp thuế;
b) Tổ chức tín dụng phối hợp thu kiểm tra thông tin người nộp thuế kê khai, đối chiếu với thông tin truy vấn trên cổng thanh toán điện tử hải quan và thực hiện xử lý như sau:
+ Trường hợp thông tin người nộp thuế kê khai phù hợp với thông tin truy vấn trên cổng thanh toán điện tử hải quan, tổ chức tín dụng phối hợp thu có trách nhiệm:
+ Trường hợp thông tin người nộp thuế kê khai chưa phù hợp với thông tin truy vấn trên cổng thanh toán điện tử hải quan:
+ Trường hợp kiểm tra thông tin người nộp thuế kê khai nhưng không có thông tin trong cổng thanh toán điện tử hải quan (người nộp thuế nộp tiền trước khi hệ thống có thông tin tờ khai), tổ chức tín dụng phối hợp thu căn cứ thông tin tờ khai theo kê khai của người nộp thuế trên giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước và truy vấn thông tin còn lại khác trong cơ sở dữ liệu trên cổng thanh toán điện tử hải quan (trường hợp cổng thanh toán điện tử hải quan chưa đáp ứng thì lấy các thông tin khác từ trung tâm dữ liệu của Bộ Tài chính) để thực hiện:
c) Sau khi nhận được thông tin do tổ chức tín dụng phối hợp thu gửi qua cổng thanh toán điện tử hải quan, cơ quan hải quan cập nhật thông tin thu, hạch toán thanh khoản nợ, thông quan hàng hóa cho người nộp thuế theo quy định;
d) Sau khi nhận được thông tin chuyển tiền do tổ chức tín dụng phối hợp thu chuyển đến, Kho bạc Nhà nước thực hiện hạch toán kế toán số tiền phát sinh vào tài khoản thu ngân sách nhà nước hoặc tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan.
Cuối ngày hoặc chậm nhất vào đầu ngày làm việc tiếp theo, Kho bạc Nhà nước truyền thông tin hạch toán thu ngân sách nhà nước qua trung tâm dữ liệu của Bộ Tài chính và cổng thanh toán điện tử hải quan.
đ) Sau khi nhận được thông tin hạch toán thu ngân sách nhà nước do Kho bạc Nhà nước gửi đến, cơ quan hải quan cập nhật thông tin và hạch toán kế toán thanh toán với ngân sách nhà nước theo quy định;
e) Trường hợp hệ thống đường truyền dữ liệu giữa tổ chức tín dụng và cổng thanh toán điện tử hải quan có sự cố, tổ chức tín dụng phối hợp thu in và đóng dấu đã thanh toán trên giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước chuyển cơ quan hải quan để kiểm tra thông tin và thông quan hàng hóa.
Sau khi khắc phục sự cố đường truyền, tổ chức tín dụng phối hợp thu truyền lại toàn bộ thông tin thu đã cấp giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước cho người nộp thuế sang cổng thanh toán điện tử hải quan theo quy định.
2. Trường hợp người nộp thuế nộp trực tiếp qua tổ chức tín dụng phối hợp thu với cơ quan Hải quan và đồng thời có ủy nhiệm thu với Kho bạc Nhà nước.
a) Người nộp thuế xác định số tiền thuế phải nộp cho từng loại thuế, kê khai các thông tin về thu ngân sách trên Bảng kê nộp thuế theo mẫu số 01/BKNT ban hành kèm theo Thông tư này gửi tổ chức tín dụng ủy nhiệm thu để nộp tiền hoặc yêu cầu trích chuyển tiền nộp thuế;
b) Tổ chức tín dụng phối hợp thu kiểm tra thông tin người nộp thuế kê khai, đối chiếu với thông tin truy vấn trên cổng thanh toán điện tử hải quan và thực hiện xử lý như sau.
b1) Trường hợp thông tin người nộp thuế kê khai phù hợp với thông tin truy vấn trên cổng thanh toán điện tử hải quan, tổ chức tín dụng phối hợp thu có trách nhiệm.
b2) Trường hợp thông tin người nộp thuế kê khai chưa phù hợp với thông tin truy vấn trên cổng thanh toán điện tử hải quan.
b3) Trường hợp kiểm tra thông tin người nộp thuế kê khai nhưng không có thông tin trong cổng thanh toán điện tử hải quan (người nộp thuế nộp tiền trước khi hệ thống có thông tin tờ khai), tổ chức tín dụng phối hợp thu căn cứ thông tin tờ khai theo kê khai của người nộp thuế trên giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước và truy vấn thông tin còn lại khác trong cơ sở dữ liệu trên cổng thanh toán điện tử hải quan (trường hợp cổng thanh toán điện tử hải quan chưa đáp ứng thì lấy các thông tin khác từ trung tâm dữ liệu của Bộ Tài chính) để thực hiện.
c) Sau khi nhận được thông tin do tổ chức tín dụng phối hợp thu gửi qua cổng thanh toán điện tử hải quan, cơ quan hải quan cập nhật thông tin thu, hạch toán thanh khoản nợ, thông quan hàng hóa cho người nộp thuế theo quy định;
d) Sau khi nhận được thông tin chuyển tiền do tổ chức tín dụng phối hợp thu chuyển đến, Kho bạc Nhà nước thực hiện hạch toán kế toán số tiền phát sinh vào tài khoản thu ngân sách nhà nước hoặc tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan.
Cuối ngày hoặc chậm nhất vào đầu ngày làm việc tiếp theo, Kho bạc Nhà nước truyền thông tin hạch toán thu ngân sách nhà nước qua trung tâm dữ liệu của Bộ Tài chính và cổng thanh toán điện tử hải quan.
e) Sau khi nhận được thông tin hạch toán thu ngân sách nhà nước do Kho bạc Nhà nước gửi đến, cơ quan hải quan cập nhật thông tin và hạch toán kế toán thanh toán với ngân sách nhà nước theo quy định;
f) Trường hợp hệ thống đường truyền dữ liệu giữa tổ chức tín dụng và cổng thanh toán điện tử hải quan có sự cố, tổ chức tín dụng phối hợp thu in và đóng dấu đã thanh toán trên giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước chuyển cơ quan hải quan để kiểm tra thông tin và thông quan hàng hóa.
Sau khi khắc phục sự cố đường truyền, tổ chức tín dụng phối hợp thu truyền lại toàn bộ thông tin thu đã cấp giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước cho người nộp thuế sang cổng thanh toán điện tử hải quan.
Nộp thuế qua tổ chức tín dụng chưa tham gia phối hợp thu ngân sách nhà nước với Tổng cục Hải quan
1. Người nộp thuế xác định số tiền thuế phải nộp cho từng loại thuế, kê khai đầy đủ các thông tin về thu ngân sách trên giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo mẫu số C1-09/NS ban hành kèm theo Thông tư này (đối với trường hợp nộp thuế bằng đồng Việt Nam), kê khai trên giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ theo mẫu số C1-10/NS ban hành kèm theo Thông tư này (đối với trường hợp nộp thuế bằng ngoại tệ) gửi tổ chức tín dụng để nộp tiền hoặc yêu cầu trích chuyển tiền nộp thuế.
2. Tổ chức tín dụng chưa phối hợp thu căn cứ thông tin do người nộp thuế kê khai, thực hiện chuyển tiền vào tài khoản thu ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước mở tại ngân hàng thương mại đảm bảo đầy đủ các thông tin mà người nộp thuế kê khai.
3. Ngay sau khi nhận được thông tin chuyển tiền do tổ chức tín dụng chuyển đến, tổ chức tín dụng đã ủy nhiệm thu với kho bạc nhà nước có trách nhiệm:
a) Kiểm tra thông tin người nộp thuế kê khai, đối chiếu với thông tin truy vấn trên cổng thanh toán điện tử hải quan và thực hiện xử lý như sau:
a1) Trường hợp thông tin người nộp thuế kê khai phù hợp với thông tin truy vấn trên cổng thanh toán điện tử hải quan, tổ chức tín dụng phối hợp thu thực hiện.
a2) Trường hợp thông tin người nộp thuế kê khai chưa phù hợp với thông tin truy vấn trên cổng thanh toán điện tử hải quan (chưa phù hợp về thông tin mã nội dung kinh tế): thực hiện chuyển tiền và thông tin thu để cơ quan hải quan thông quan hàng hóa kịp thời cho người nộp thuế; Sau đó phối hợp với cơ quan hải quan kiểm tra và bổ sung các thông tin cho phù hợp;
a3) Trường hợp kiểm tra thông tin người nộp thuế kê khai nhưng không có thông tin trong cổng thanh toán điện tử hải quan (người nộp thuế nộp tiền trước khi hệ thống có thông tin tờ khai), tổ chức tín dụng phối hợp thu căn cứ thông tin tờ khai theo kê khai của người nộp thuế trên giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước và truy vấn thông tin còn lại khác trong cơ sở dữ liệu trên cổng thanh toán điện tử hải quan (trường hợp cổng thanh toán điện tử hải quan chưa đáp ứng thì lấy các thông tin khác từ trung tâm dữ liệu của Bộ Tài chính) để thực hiện.
b) Sau khi nhận được thông tin do tổ chức tín dụng phối hợp thu gửi qua cổng thanh toán điện tử hải quan, cơ quan hải quan cập nhật thông tin thu, hạch toán thanh khoản nợ, thông quan hàng hóa cho người nộp thuế theo quy định;
c) Sau khi nhận được thông tin chuyển tiền do tổ chức tín dụng phối hợp thu chuyển đến, Kho bạc Nhà nước thực hiện hạch toán kế toán số tiền phát sinh vào tài khoản thu ngân sách nhà nước hoặc tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan.
Nộp thuế trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước
1. Người nộp thuế xác định số tiền thuế phải nộp cho từng loại thuế, kê khai các thông tin về thu ngân sách trên Bảng kê nộp thuế theo mẫu số 01/BKNT ban hành kèm theo Thông tư này gửi Kho bạc Nhà nước để nộp tiền hoặc yêu cầu Kho bạc Nhà nước nơi mở tài khoản trích chuyển tiền nộp thuế.
2. Kho bạc Nhà nước kiểm tra thông tin người nộp thuế kê khai, đối chiếu với thông tin truy vấn trên cổng thanh toán điện tử hải quan và xử lý như sau:
a) Trường hợp thông tin người nộp thuế kê khai phù hợp với thông tin truy vấn trên cổng thanh toán điện tử hải quan, Kho bạc Nhà nước thực hiện.
Cuối ngày hoặc chậm nhất vào đầu ngày làm việc tiếp theo, Kho bạc Nhà nước truyền thông tin hạch toán thu ngân sách nhà nước qua trung tâm dữ liệu của Bộ Tài chính và cổng thanh toán điện tử hải quan để cơ quan hải quan đối chiếu với chứng từ đã truyền trong ngày.
3. Sau khi nhận được thông tin hạch toán thu ngân sách nhà nước do Kho bạc Nhà nước chuyển đến, cơ quan hải quan cập nhật, hạch toán kế toán thanh khoản nợ và số thu thuế, thông quan hàng hóa cho người nộp thuế theo quy định.
4. Trường hợp hệ thống đường truyền dữ liệu giữa Kho bạc Nhà nước và cổng thanh toán điện tử hải quan có sự cố, Kho bạc Nhà nước in và đóng dấu đã thanh toán trên giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước chuyển cơ quan hải quan để kiểm tra thông tin và thông quan hàng hóa.
Sau khi khắc phục sự cố đường truyền, Kho bạc Nhà nước truyền lại toàn bộ thông tin thu đã cấp giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước cho người nộp thuế sang cổng thanh toán điện tử hải quan.
Quy định về việc nộp thuế bằng tiền mặt trực tiếp tại cơ quan hải quan
1. Nộp thuế bằng tiền mặt trực tiếp tại cơ quan hải quan:
a) Người nộp thuế xác định số tiền thuế phải nộp cho từng loại thuế, kê khai theo mẫu số 01/BKNT ban hành kèm theo Thông tư này gửi cơ quan hải quan nơi mở tờ khai để nộp tiền;
b) Cơ quan Hải quan nơi mở tờ khai sử dụng biên lai thu tiền không in mệnh giá để thu tiền của người nộp thuế, hạch toán kế toán thanh khoản nợ thuế và số thu thuế, thông quan hàng hóa theo quy định.
Trình tự nhập thông tin, làm thủ tục thu tiền và xử lý các liên giấy nộp tiền thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.
c) Cuối ngày hoặc chậm nhất vào đầu ngày làm việc tiếp theo, cơ quan hải quan đến Kho bạc Nhà nước hoặc tổ chức tín dụng được Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu làm thủ tục nộp tiền;
d) Đối với các khoản thu phạt vi phạm hành chính mà số tiền thu phạt phải nộp vào tài khoản tạm thu, tạm giữ trước khi nộp vào ngân sách nhà nước, cơ quan hải quan lập bảng kê biên lai và giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước, trong đó ghi rõ nộp vào tài khoản tạm thu, tạm giữ. Kho bạc Nhà nước hoặc các tổ chức tín dụng làm thủ tục thu tiền và hạch toán vào tài khoản tạm thu, tạm giữ theo quy định hiện hành;
đ) Trường hợp thu thuế bằng tiền mặt tại địa bàn đặc biệt khó khăn, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi thu tiền thuế của người nộp thuế, cơ quan hải quan có trách nhiệm chuyển số tiền thuế đã thu của người nộp thuế vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước đối với số tiền thuế của nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, hàng tạm nhập – tái xuất, hàng tạm xuất – tái nhập, hoặc nộp vào ngân sách nhà nước đối với các trường hợp khác.
2. Thời hạn chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan vào ngân sách nhà nước:
Đối với số tiền thuế đã nộp vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước, định kỳ hàng tháng sau khi khóa sổ kế toán, nếu quá 90 ngày kể từ ngày đã thực nộp thuế nhưng người nộp thuế chưa nộp hồ sơ thanh khoản thì cơ quan hải quan ban hành quyết định chuyển tiền vào ngân sách nhà nước theo quy định.
Đối chiếu số liệu và xử lý sai sót trong đối chiếu giữa cơ quan hải quan với tổ chức tín dụng đã phối hợp thu
1. Nội dung đối chiếu:
a) Đối chiếu chi tiết thông tin giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước với đầy đủ các chỉ tiêu trên giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước;
b) Đối chiếu tổng số giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước, tổng số tiền theo mục lục ngân sách: Chi tiết theo cơ quan hải quan, Kho bạc Nhà nước địa phương;
c) Bảng kê thông tin đối chiếu thực hiện theo mẫu số 02/BKĐC-TCTD ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Phạm vi đối chiếu: Toàn bộ thông tin giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước phát sinh từ 16 giờ 30 phút ngày làm việc liền trước đến 16 giờ 30 phút của ngày làm việc tính theo giờ của cổng thanh toán điện tử hải quan.
3. Thời điểm thực hiện đối chiếu:
a) Đối chiếu trực tuyến: Cơ quan hải quan kiểm tra, đối chiếu thông tin giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước ngay tại thời điểm nhận được từ tổ chức tín dụng tại cổng thanh toán điện tử hải quan. Nội dung đối chiếu theo từng thông tin giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước;
b) Đối chiếu hàng ngày: được thực hiện vào 17 giờ 00 của ngày đối chiếu. Nội dung đối chiếu theo quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Đối chiếu theo tháng: vào ngày 05 của tháng tiếp theo thực hiện tổng hợp kết quả đối chiếu hàng ngày của tháng trước;
d) Đối chiếu theo năm: vào ngày 10 tháng 01 của năm thực hiện tổng hợp kết quả đối chiếu của 12 tháng của năm trước;
Trường hợp đối chiếu tháng, năm vào ngày nghỉ, ngày lễ, thì ngày đối chiếu là ngày làm việc tiếp theo;
Kết quả đối chiếu theo ngày, tháng, năm được 2 bên sử dụng để phát hiện sai sót, xử lý kịp thời và đối chiếu với Kho bạc Nhà nước.
4. Phương thức đối chiếu: Hai bên thực hiện đối chiếu, trao đổi thông tin bằng phương thức điện tử qua cổng thanh toán điện tử hải quan.
5. Xử lý kết quả thông tin đối chiếu:
Thông tin đối chiếu phải đảm bảo khớp đúng từng giao dịch, tổng số lượng giao dịch, tổng số tiền chi tiết theo tài khoản tiền thuế (chuyên thu, tạm thu), mục lục ngân sách, tổ chức tín dụng, cơ quan hải quan, Kho bạc Nhà nước địa phương.
a) Trường hợp thông tin đối chiếu khớp đúng: cơ quan Hải quan xác nhận với tổ chức tín dụng phối hợp thu qua cổng thanh toán điện tử hải quan;
b) Trường hợp thông tin đối chiếu chưa khớp đúng: hai bên phải rà soát, phối hợp xác định nguyên nhân và xử lý đến khi khớp đúng;
c) Điều chỉnh thông tin đối chiếu: Trường hợp người nộp thuế tự phát hiện sai sót thì thông báo cho cơ quan hải quan và Kho bạc Nhà nước để điều chỉnh theo quy định hiện hành;
d) Trường hợp quá 01 ngày làm việc, cơ quan hải quan xác định thông tin giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước do tổ chức tín dụng phối hợp thu đã truyền đến nhưng không nhận được thông tin giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước do Kho bạc Nhà nước chuyển đến.
Một số biểu mẫu được ban hành kèm theo Thông tư số 126/2014/TT-BTC:
- Bảng kê chứng từ nộp ngân sách (Mẫu số: 02/BKĐC-TCTD).
- Bảng kê chứng từ nộp ngân sách (Mẫu số: 04/BK-CTNNS).
- Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước.
- Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ.
- Bảng kê nộp thuế.
Download tài liệu để xem nội dung chi tiết.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư số 126/2014/TT-BTC Hướng dẫn mới về việc kê khai, thu nộp tiền thuế, tiền phạt đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.