Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư số 11/2011/TT-BTP Hướng dẫn thực hiện một số nội dung về công chứng viên, tổ chức và hoạt động công chứng, quản lý Nhà nước về công chứng ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông tư số 11/2011/TT-BTP của Bộ Tư pháp: Hướng dẫn thực hiện một số nội dung về công chứng viên, tổ chức và hoạt động công chứng, quản lý Nhà nước về công chứng.

BỘ TƯ PHÁP

————–

Số: 11/2011/TT-BTP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———————-

Hà Nội, ngày 27 tháng 06 năm 2011

THÔNG TƯ
Hướng dẫn thực hiện một số nội dung về công chứng viên, tổ chức và
hoạt động công chứng, quản lý Nhà nước về công chứng
______________________

Căn cứ Luật Công chứng số 82/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 02/2008/NĐ-CP ngày 4 tháng 1 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng;

Căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số nội dung về công chứng viên, tổ chức và hoạt động công chứng, quản lý Nhà nước về công chứng như sau:

CHƯƠNG I
CÔNG CHỨNG VIÊN

Điều 1. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm công chứng viên

1. Sơ yếu lý lịch theo quy định tại điểm e khoản 1 và điểm đ khoản 2 Điều 18 của Luật Công chứng phải được người đề nghị bổ nhiệm công chứng viên khai đầy đủ các nội dung theo Mẫu TP-CC-01 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Giấy chứng nhận sức khỏe quy định tại điểm g khoản 1 và điểm e khoản 2 Điều 18 của Luật Công chứng do cơ quan y tế có thẩm quyền từ cấp huyện trở lên cấp, trong đó có xác nhận rõ về việc người được cấp giấy chứng nhận có đủ sức khỏe để học tập và công tác.

3. Giấy tờ chứng minh là người được miễn đào tạo nghề công chứng, miễn tập sự hành nghề công chứng theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 18 của Luật Công chứng thì tuỳ theo từng trường hợp cụ thể là một trong các giấy tờ sau đây:

a) Bản sao có chứng thực Quyết định bổ nhiệm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh thẩm phán, bản sao có chứng thực Giấy chứng minh kiểm sát viên, bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận điều tra viên.

b) Bản sao có chứng thực Quyết định phong hàm Giáo sư, Phó giáo sư chuyên ngành luật; bản sao có chứng thực bằng tiến sỹ luật.

c) Bản sao có chứng thực Quyết định bổ nhiệm thẩm tra viên cao cấp ngành Toà án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Tham khảo thêm:   Viết: Quan sát, tìm ý cho bài văn miêu tả cây cối - Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo tập 2 Bài 2

d) Đối với luật sư đã hành nghề từ ba năm trở lên thì phải có bản sao có chứng thực thẻ luật sư và Giấy xác nhận của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó xác nhận rõ về thời gian hành nghề luật sư.

đ) Các giấy tờ khác chứng minh là người được miễn đào tạo nghề công chứng, miễn tập sự hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp người đề nghị bổ nhiệm công chứng viên nộp bản sao thì phải mang bản chính để đối chiếu khi nộp hồ sơ.

4. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên theo khoản 4 Điều 18 của Luật Công chứng và hồ sơ đề nghị miễn nhiệm công chứng viên theo khoản 4 Điều 20 của Luật Công chứng:

a) Số lượng hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên, hồ sơ đề nghị miễn nhiệm công chứng viên là một bộ.

b) Đối với hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên của người hoàn thành tập sự hành nghề công chứng được Sở Tư pháp ở địa phương nơi đăng ký tập sự nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ cơ quan Bộ Tư pháp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Bộ Tư pháp, ngoài bì ghi rõ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên.

c) Đối với hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên của người được miễn đào tạo nghề công chứng, người được miễn tập sự hành nghề công chứng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ủy quyền cho Giám đốc Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các việc sau đây: Sở Tư pháp nơi người đề nghị bổ nhiệm công chứng viên đăng ký thường trú tiếp nhận hồ sơ. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra, xem xét, trường hợp đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật thì nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ cơ quan Bộ Tư pháp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Bộ Tư pháp, ngoài bì ghi rõ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên.

d) Người đề nghị bổ nhiệm công chứng viên phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính xác thực của những giấy tờ và tính chính xác của các thông tin đã khai trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tư pháp tiến hành xác minh tính chính xác, tính xác thực của những giấy tờ và thông tin đã được cung cấp trong hồ sơ. Người có hành vi giả mạo, gian dối trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên thì không được xem xét để bổ nhiệm công chứng viên và tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

đ) Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm công chứng viên được nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ cơ quan Bộ Tư pháp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Bộ Tư pháp, ngoài bì ghi rõ hồ sơ đề nghị miễn nhiệm công chứng viên.

Tham khảo thêm:   Lịch sử 9 Bài 12: Việt Nam trong những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 Soạn Sử 9 sách Cánh diều trang 56, 57, 58, 59, 60

Điều 2. Thẻ công chứng viên

1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp thẻ cho công chứng viên đang hành nghề công chứng tại một tổ chức hành nghề công chứng. Trường hợp công chứng viên thay đổi nơi hành nghề công chứng thì phải làm thủ tục đề nghị Bộ Tư pháp cấp lại thẻ công chứng viên.

2. Thẻ công chứng viên là căn cứ chứng minh tư cách hành nghề công chứng của công chứng viên theo Mẫu TP-CC-02 ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Công chứng viên phải mang theo thẻ khi hành nghề.

Điều 3. Thủ tục cấp thẻ công chứng viên

1. Công chứng viên nộp hồ sơ đề nghị cấp thẻ công chứng viên trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Sở Tư pháp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Sở Tư pháp nơi tổ chức hành nghề công chứng đăng ký hoạt động. Số lượng hồ sơ đề nghị cấp thẻ công chứng viên là một bộ.

Hồ sơ gồm có:

a) Đơn đề nghị cấp thẻ công chứng viên theo Mẫu TP-CC-03 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao có chứng thực Quyết định bổ nhiệm công chứng viên;

c) Một ảnh chân dung (cỡ 2cm x 3cm).

2. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này, Sở Tư pháp có văn bản gửi Bộ Tư pháp kèm theo hồ sơ và danh sách trích ngang của những người đề nghị cấp thẻ công chứng viên; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều này, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định cấp thẻ công chứng viên; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 4. Thu hồi thẻ công chứng viên

1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thu hồi thẻ công chứng viên trong trường hợp công chứng viên bị miễn nhiệm hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

2. Quyết định thu hồi thẻ công chứng viên được gửi cho người bị thu hồi thẻ, tổ chức hành nghề công chứng nơi người đó làm việc, Sở Tư pháp nơi tổ chức hành nghề công chứng đăng ký hoạt động và được đăng tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.

Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi thẻ công chứng viên, Sở Tư pháp nơi tổ chức hành nghề công chứng đăng ký hoạt động thu lại thẻ công chứng viên của người bị thu hồi và báo cáo bằng văn bản về Bộ Tư pháp. Người bị thu hồi thẻ có trách nhiệm nộp lại thẻ công chứng viên cho Sở Tư pháp nơi tổ chức hành nghề công chứng đăng ký hoạt động. Việc thu lại thẻ công chứng viên được Sở Tư pháp nơi tổ chức hành nghề công chứng đăng ký hoạt động lập thành biên bản.

Tham khảo thêm:   Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 4 năm học 2016 - 2017 theo Thông tư 22 Đề kiểm tra học kì 2 môn Khoa học lớp 4 có bảng ma trận đề thi

3. Công chứng viên bị thu hồi thẻ thì không được hành nghề công chứng kể từ ngày quyết định thu hồi thẻ công chứng viên có hiệu lực.

Điều 5. Cấp lại thẻ công chứng viên

1. Công chứng viên đã được cấp thẻ nếu thay đổi nơi hành nghề công chứng hoặc bị mất thẻ hoặc thẻ bị hư hỏng thì được xem xét cấp lại thẻ.

2. Công chứng viên nộp hồ sơ đề nghị cấp lại thẻ công chứng viên trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Sở Tư pháp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Sở Tư pháp nơi tổ chức hành nghề công chứng đăng ký hoạt động. Số lượng hồ sơ đề nghị cấp lại thẻ công chứng viên là một bộ.

Hồ sơ gồm có:

a) Đơn đề nghị cấp lại thẻ công chứng viên theo Mẫu TP-CC-04 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Một ảnh chân dung (cỡ 2cm x 3cm);

c) Thẻ công chứng viên cũ (trong trường hợp thay đổi nơi nơi hành nghề công chứng; thẻ bị hư hỏng).

3. Thủ tục đề nghị và xem xét cấp lại thẻ công chứng viên thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 3 của Thông tư này. Thẻ công chứng viên được cấp lại được giữ nguyên số thẻ đã được cấp trước đây nhưng với ngày cấp mới.

Điều 6. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp công chứng viên

1. Văn phòng công chứng có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình thông qua hợp đồng mua bảo hiểm giữa Văn phòng công chứng với doanh nghiệp bảo hiểm.

2. Thời điểm mua bảo hiểm của Văn phòng công chứng được thực hiện chậm là nhất 60 ngày kể từ ngày Văn phòng công chứng được cấp Giấy đăng ký hoạt động.

3. Văn phòng công chứng thoả thuận với doanh nghiệp bảo hiểm về các thủ tục cần thiết khi mua bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, sự kiện bảo hiểm, thời gian bảo hiểm và các nội dung khác có liên quan.

4. Việc mua bảo hiểm cho công chứng viên phải được duy trì trong suốt thời gian hoạt động của Văn phòng công chứng. Chậm nhất là mười ngày làm việc kể từ khi mua bảo hiểm hoặc kể từ khi thay đổi, gia hạn hợp đồng bảo hiểm, Văn phòng công chứng có trách nhiệm thông báo và gửi bản sao hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng thay đổi, gia hạn bảo hiểm cho Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư số 11/2011/TT-BTP Hướng dẫn thực hiện một số nội dung về công chứng viên, tổ chức và hoạt động công chứng, quản lý Nhà nước về công chứng của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *