Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư số 08/2010/TT-NHNN Quy định về việc kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông tư số 08/2010/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Quy định về việc kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng.

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

———————-

Số: 08/2010/TT-NHNN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———————-

Hà Nội, ngày 22 tháng 03 năm 2010

THÔNG TƯ
Quy định về việc kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng
——————

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2003;

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng như sau:

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về việc kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm:

– Tổ chức tín dụng Nhà nước;

– Tổ chức tín dụng cổ phần;

Tham khảo thêm:   Bài tập C và C++ có lời giải

– Tổ chức tín dụng liên doanh;

– Tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức tín dụng quy định tại Điều 1 Thông tư này.

2. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Kiểm soát đặc biệt” là việc một tổ chức tín dụng được đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) do có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc có nguy cơ mất khả năng thanh toán.

2. “Ban kiểm soát đặc biệt” là một tổ chức gồm những thành viên được thành lập theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (sau đây gọi là Thống đốc) để kiểm soát trực tiếp tổ chức tín dụng được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.

3. “Khoản vay đặc biệt” là khoản vay do Ngân hàng Nhà nước hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cho tổ chức tín dụng được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt vay trong trường hợp cấp bách nhằm bảo đảm khả năng chi trả tiền gửi cho khách hàng. Khoản vay đặc biệt được ưu tiên hoàn trả trước tất cả các khoản nợ khác của tổ chức tín dụng.

4. “Thời hạn kiểm soát đặc biệt” là khoảng thời gian từ khi có quyết định đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt đến khi có quyết định chấm dứt việc kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng đó.

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn nạp thẻ game Rồng 3Q Mobile

5. “Người đại diện tổ chức tín dụng” là người của tổ chức tín dụng được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt hoặc là cán bộ của Ngân hàng Nhà nước do Thống đốc chỉ định thay mặt tổ chức tín dụng để quản trị, kiểm soát, điều hành tổ chức tín dụng trong trường hợp khuyết các chức danh thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc).

6. “Phương án củng cố tổ chức và hoạt động” là phương án củng cố tổ chức và hoạt động đối với tổ chức tín dụng được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.

Điều 4. Thẩm quyền của Thống đốc

1. Quyết định việc kiểm soát đặc biệt, thời hạn kiểm soát đặc biệt, gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt, chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng.

2. Quyết định thành lập Ban kiểm soát đặc biệt và cử cán bộ tham gia Ban kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Thông tư này.

3. Chỉ định tổ chức tín dụng khác tham gia kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt đồng thời chỉ định cán bộ của tổ chức tín dụng đó tham gia vào Ban kiểm soát đặc biệt.

4. Chỉ định người đại diện tổ chức tín dụng tham gia quản trị, kiểm soát, điều hành tổ chức tín dụng trong trường hợp quy định tại Khoản 9 Điều 3 Thông tư.

5. Quyết định việc Ngân hàng Nhà nước cho tổ chức tín dụng vay khoản vay đặc biệt theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Thông tư này.

Tham khảo thêm:   Ngân hàng câu hỏi Mô đun 3 môn Khoa học tự nhiên THCS Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn KHTN Module 3

Điều 5. Nguyên tắc lập hồ sơ

1. Hồ sơ phải được lập bằng tiếng Việt Nam. Các bản sao tiếng Việt và các bản dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt phải được cơ quan có thẩm quyền chứng thực theo quy định của pháp luật.

2. Văn bản của tổ chức tín dụng đề nghị các vấn đề liên quan tại Thông tư này do Chủ tịch Hội đồng quản trị (trường hợp khuyết chức danh Chủ tịch thì một trong số thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, hoặc Tổng giám đốc ký) hoặc người đại diện tổ chức tín dụng theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 Thông tư ký. Người ký văn bản chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ theo thẩm quyền của mình.

3. Hồ sơ của tổ chức tín dụng gửi tới Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt đặt trụ sở chính (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh) bằng một trong các hình thức: gửi trực tiếp; gửi qua đường bưu điện; gửi qua fax hoặc thư điện tử (có điện thoại xác nhận), sau đó nộp hồ sơ gốc cho Ngân hàng Nhà nước để kiểm tra và lưu.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư số 08/2010/TT-NHNN Quy định về việc kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *