Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư số 07/2011/TT-BKHCN Hướng dẫn quản lý chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông tư số 07/2011/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ: Hướng dẫn quản lý chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011 – 2015.

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

___________

Số: 07/2011/TT-BKHCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_________________________

Hà Nội, ngày 27 tháng 06 năm 2011

THÔNG TƯ
Hướng dẫn quản lý chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học
và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011 – 2015
__________________

Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Quyết định số 1831/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011 – 2015;

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn quản lý chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011 – 2015 như sau:

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này hướng dẫn việc quản lý Chương trình “Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội nông thôn và miền núi” giai đoạn 2011 – 2015 được phê duyệt theo Quyết định số 1831/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây viết tắt là Chương trình).

2. Chương trình bao gồm các dự án: ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ, đào tạo, tập huấn nghiệp vụ và hoạt động thông tin, tuyên truyền nhằm thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội nông thôn và miền núi, được tập hợp để thực hiện mục tiêu và nội dung của Chương trình.

3. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức Việt Nam, cá nhân người Việt Nam tham gia Chương trình và cơ quan, tổ chức khác có liên quan.

Tham khảo thêm:   Nghị định 104/2022/NĐ-CP Quy định về bỏ sổ hộ khẩu giấy, KT3

Điều 2. Phân nhóm, phân cấp quản lý các dự án

1. Các dự án thuộc Chương trình được phân thành hai nhóm: nhóm các dự án do Trung ương quản lý và nhóm các dự án ủy quyền địa phương quản lý.

a) Các dự án thuộc nhóm do Trung ương quản lý là các dự án tập trung hỗ trợ các địa phương ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm giải quyết các vấn đề:

– Có tầm quan trọng đối với việc phát triển kinh tế – xã hội, có quy mô lớn, có ảnh hưởng liên vùng hoặc một vùng kinh tế trọng điểm;

– Ứng dụng các công nghệ mới so với địa phương, có nội dung khoa học và công nghệ tiên tiến thích hợp, đòi hỏi sự phối hợp của nhiều chuyên gia thuộc nhiều chuyên ngành, nhiều tổ chức khoa học và công nghệ, đặc biệt đòi hỏi phải có sự huy động các lực lượng khoa học và công nghệ từ Trung ương về hỗ trợ địa phương;

Các dự án thuộc nhóm do Trung ương quản lý được Bộ Khoa học và Công nghệ trực tiếp chỉ đạo thực hiện.

b) Các dự án thuộc nhóm ủy quyền địa phương quản lý là các dự án hỗ trợ địa phương giải quyết vấn đề:

– Áp dụng các công nghệ tiên tiến hơn so với các công nghệ hiện có ở địa phương và phù hợp với năng lực tổ chức, chỉ đạo của địa phương;

– Phát triển và áp dụng các sáng kiến cải tiến kỹ thuật phù hợp với điều kiện địa phương.

Các dự án thuộc nhóm này do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố) phê duyệt và giao Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố) giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố chỉ đạo thực hiện.

2. Thời gian thực hiện dự án tối đa là 36 tháng. Riêng đối với các dự án trồng các loại cây lâu năm, trồng rừng, phát triển vùng nguyên liệu kết hợp chế biến và một số đối tượng đặc biệt khác, thời gian có thể kéo dài hơn nhưng không vượt quá 60 tháng và do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định.

3. Dự án được thực hiện thông qua hợp đồng:

a) Đối với dự án do Trung ương quản lý: Văn phòng Chương trình Nông thôn miền núi (sau đây viết tắt là Văn phòng Chương trình) và Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố đồng bên A ký kết hợp đồng với đơn vị chủ trì và chủ nhiệm dự án là bên B.

b) Đối với dự án ủy quyền địa phương quản lý: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố là bên A ký kết hợp đồng với đơn vị chủ trì và chủ nhiệm dự án là bên B.

Tham khảo thêm:   Luật số 59/2005-QH11 của Quốc hội ban hành: Luật đầu tư

Điều 3. Cơ quan chủ quản, cơ quan chủ trì, cơ quan chuyển giao công nghệ và chủ nhiệm dự án

1. Cơ quan chủ quản dự án đối với các dự án thuộc nhóm do Trung ương quản lý là Bộ Khoa học và Công nghệ và đối với các dự án thuộc nhóm ủy quyền địa phương quản lý là Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố.

2. Cơ quan chủ trì dự án là một đơn vị có tư cách pháp nhân và là đơn vị trực tiếp thực hiện dự án, tiếp thu và thụ hưởng kết quả của dự án.

3. Cơ quan chuyển giao công nghệ là tổ chức có tư cách pháp nhân, có công nghệ cần chuyển giao và có lực lượng cán bộ khoa học am hiểu, làm chủ được công nghệ cần chuyển giao, có kinh nghiệm chuyển giao công nghệ.

4. Chủ nhiệm dự án là cán bộ thuộc cơ quan chủ trì dự án, có chuyên môn phù hợp và có trình độ từ tốt nghiệp Cao đẳng trở lên.

Điều 4. Điều kiện của công nghệ được lựa chọn

Công nghệ được lựa chọn để chuyển giao cho các dự án thuộc Chương trình phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Công nghệ tạo ra trong nước đã được đánh giá, công nhận cho phép ứng dụng và chuyển giao, đảm bảo tiên tiến hơn so với công nghệ hiện có của địa phương.

2. Công nghệ nhập từ nước ngoài nhưng phải chứng minh được tính thích nghi và năng lực làm chủ công nghệ đó của cơ quan chuyển giao công nghệ.

3. Công nghệ hướng vào giải quyết những vấn đề có tầm quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường sinh thái.

4. Công nghệ đã có quy trình kỹ thuật ổn định, phù hợp với khả năng tiếp thu của các tổ chức và người dân vùng dự án.

Điều 5. Tổ chức xác định, lựa chọn, triển khai các dự án

1. Hàng năm theo tiến độ xây dựng kế hoạch và ngân sách, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố căn cứ vào mục tiêu, nội dung của Chương trình và điều kiện của địa phương tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố về mục tiêu, nội dung, địa bàn và quy mô của các dự án thuộc Chương trình để tổng hợp vào kế hoạch khoa học và công nghệ hàng năm của tỉnh, thành phố. Sau khi thảo luận kế hoạch và ngân sách hàng năm với các sở, ban, ngành ở địa phương, dự án được hoàn chỉnh, bổ sung để xin ý kiến của hội đồng khoa học và công nghệ cấp tỉnh, thành phố.

2. Trên cơ sở ý kiến tư vấn của hội đồng khoa học và công nghệ cấp tỉnh, thành phố, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố xác định danh mục các dự án thuộc Chương trình đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét hỗ trợ kinh phí thực hiện.

Tham khảo thêm:   Lịch chiếu phim Châu Báu Đời Tôi

3. Hàng năm, căn cứ vào mục tiêu, nội dung của Chương trình và trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố:

a) Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét lựa chọn xác định danh mục dự án và phê duyệt kinh phí thực hiện đối với các dự án do Trung ương quản lý trên cơ sở ý kiến tư vấn của hội đồng khoa học và công nghệ cấp Nhà nước để bố trí các dự án vào kế hoạch và giao nhiệm vụ cho các cơ quan chủ trì và chủ nhiệm dự án tổ chức thực hiện;

b) Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét lựa chọn xác định danh mục dự án, thẩm định nội dung và phê duyệt kinh phí hỗ trợ đối với các dự án ủy quyền địa phương quản lý để thông báo cho các địa phương thực hiện.

4. Văn phòng Chương trình cùng với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố ký kết hợp đồng thực hiện dự án với cơ quan chủ trì và chủ nhiệm dự án đối với các dự án do Trung ương quản lý. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố ký kết hợp đồng thực hiện dự án với cơ quan chủ trì và chủ nhiệm dự án đối với các dự án ủy quyền địa phương quản lý.

5. Trên cơ sở hợp đồng thực hiện dự án, cơ quan chủ trì dự án và chủ nhiệm dự án tiến hành ký kết các hợp đồng chuyển giao công nghệ với các tổ chức có công nghệ chuyển giao đã được lựa chọn.

Điều 6. Mã số các dự án thuộc Chương trình

Mã số của các dự án thuộc Chương trình được ghi như sau:

NTMN.DA.TW(ĐP).XX-20YY, trong đó:

1. NTMN: Là ký hiệu chung cho Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011 – 2015;

2. DA: Là ký hiệu dự án thuộc Chương trình;

3. TW: Là ký hiệu dự án do Trung ương quản lý;

4. ĐP: Là ký hiệu dự án ủy quyền địa phương quản lý;

5. XX: Là ký hiệu số thứ tự của dự án;

6. YY: Là ký hiệu năm bắt đầu thực hiện dự án.

Ví dụ: NTMN.DA.TW.01-2011 hoặc NTMN.DA.ĐP.01-2011.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư số 07/2011/TT-BKHCN Hướng dẫn quản lý chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *