Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư số 07/2010/TT-BYT Hướng dẫn việc giám định mức suy giảm khả năng lao động của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông tư số 07/2010/TT-BYT của Bộ Y tế: Hướng dẫn việc giám định mức suy giảm khả năng lao động của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

BỘ Y TẾ
———–
Số: 07/2010/TT-BYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————-

Hà Nội, ngày 05 tháng 04 năm 2010

THÔNG TƯ
Hướng dẫn việc giám định mức suy giảm khả năng lao động của
người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
——————————

Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006;

Căn cứ Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;

Căn cứ Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân;

Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Bộ Tư pháp; Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam; Bảo hiểm Xã hội Việt Nam,

Bộ Y tế hướng dẫn việc giám định mức suy giảm khả năng lao động của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

Tham khảo thêm:   Bài thi mẫu Olympic Toán tiếng Anh SEAMO lớp 5 - 6 Ôn thi Olympic Toán tiếng Anh SEAMO 2019 có đáp án

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn việc giám định mức suy giảm khả năng lao động của người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm việc lập hồ sơ, trình tự khám giám định y khoa cho người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nghỉ hưu trước tuổi quy định và thân nhân của người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bị suy giảm khả năng lao động.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

a) Người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Điều 2 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP của Chính phủ.

b) Người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3, Điều 2 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP của Chính phủ.

2. Người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, người hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần hoặc hằng tháng.

Tất cả các đối tượng được quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này sau đây gọi chung là người lao động.

3. Thân nhân của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Bao gồm thân nhân của người lao động quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 2; Thân nhân của người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ mười lăm năm trở lên nhưng chưa hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần mà bị chết; Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng mà bị chết; Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà bị chết; Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 1, Điều 64 và Khoản 3, Điều 139 Luật Bảo hiểm xã hội.

Tham khảo thêm:   Đơn xin cấp bản sao, chỉnh sửa nội dung ghi trên bằng tốt nghiệp

4. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

a) Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Điều 3 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP của Chính phủ.

b) Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Khoản 4, Điều 2 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP của Chính phủ.

Điều 3. Cơ quan thực hiện

1. Cơ quan Bảo hiểm xã hội:

a) Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

b) Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

c) Bảo hiểm xã hội – Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội – Bộ Công an, Bảo hiểm xã hội – Ban Cơ yếu Chính phủ.

Cơ quan Bảo hiểm xã hội quy định tại điểm b và c Khoản này (sau đây được gọi là cơ quan BHXH cấp tỉnh).

2. Hội đồng Giám định Y khoa:

a) Hội đồng Giám định Y khoa trung ương;

b) Phân Hội đồng Giám định Y khoa trung ương I và Phân Hội đồng Giám định Y khoa trung ương II; các Hội đồng Giám định Y khoa – Bộ Quốc phòng gồm: Hội đồng Giám định Y khoa – Bộ Quốc phòng; Hội đồng Giám định Y khoa Bệnh nghề nghiệp – Bộ Quốc phòng; Hội đồng Giám định Y khoa Tâm thần – Bộ Quốc phòng.

Hội đồng Giám định Y khoa quy định tại điểm a và b Khoản này (sau đây được gọi tắt là Hội đồng GĐYK cấp trung ương).

c) Hội đồng GĐYK các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Hội đồng Giám định y khoa – Bộ Công an, Hội đồng Giám định y khoa – Bộ Giao thông vận tải và Hội đồng Giám định y khoa các Quân khu, Quân đoàn, Quân chủng, Khu vực thuộc Bộ Quốc phòng (sau đây được gọi tắt là Hội đồng GĐYK cấp tỉnh).

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Tham khảo thêm:   1158 món ăn Việt Cẩm nang nấu món ngon Việt Nam

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Khám giám định lần đầu là giám định mức suy giảm khả năng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động lần đầu, bị bệnh nghề nghiệp lần đầu chưa khám giám định lần nào; người đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và thân nhân của người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.

2. Khám giám định lại (tái phát) là giám định mức suy giảm khả năng lao động từ lần thứ hai đối với người lao động bị thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp đã được giám định, sau đó tái phát đã được điều trị ổn định.

3. Khám giám định tổng hợp là giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi người lao động thuộc một trong các trường hợp: vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp; bị tai nạn lao động nhiều lần; bị nhiều bệnh nghề nghiệp.

4. Khám giám định khiếu nại (phúc quyết) là giám định lại mức suy giảm khả năng lao động cho các đối tượng quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Điều 2 của Thông tư này khi có khiếu nại của người được giám định hoặc có khiếu nại, tố cáo của cá nhân, cơ quan, tổ chức đối với quyết định của Hội đồng GĐYK.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư số 07/2010/TT-BYT Hướng dẫn việc giám định mức suy giảm khả năng lao động của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *