Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư quy định việc quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập – tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT của Bộ Công thương – Bộ Tài nguyên và Môi trường: Quy định việc quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập – tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn.

BỘ CÔNG THƯƠNG –
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

________________

Số: 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_________________________

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2011

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Quy định việc quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập – tái xuất
các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của
Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn

________________________

Căn cứ Công ước Viên năm 1985 về bảo vệ tầng ô-dôn và Nghị định thư Montreal năm 1987 về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn và các văn kiện sửa đổi, bổ sung của Nghị định thư Montreal đã được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn tham gia;

Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 44/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung điều 3 Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Tham khảo thêm:   Tổng hợp code Tower Defense Simulator và cách nhập

Căn cứ Nghị định số 25/2008/NÐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Căn cứ Nghị định số 19/2010/NÐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi các điểm c, d, g, h và i khoản 5 Ðiều 2 Nghị định số 25/2008/NÐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Căn cứ Nghị định số 89/2010/NÐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi Ðiều 3 Nghị định số 25/2008/NÐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Căn cứ Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;

Căn cứ Quyết định số 41/2005/QĐ-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về cấp phép nhập khẩu hàng hóa;

Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập – tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn như sau:

CHƯƠNG I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 4: Tả vật dụng dùng trong lao động Bài văn tả đồ vật lớp 4

1. Thông tư này quy định trình tự, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu, tạm nhập – tái xuất, xác nhận đăng ký cho các hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu các chất làm suy giảm tầng ô-dôn thuộc Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn (trong Thông tư này gọi tắt là Nghị định thư).

2. Thông tư này áp dụng đối với thương nhân tham gia vào các hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập – tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

3. Các chất làm suy giảm tầng ô-dôn được quản lý theo Thông tư này là:

a) Các chất hydrochlorofluorocarbon (trong Thông tư gọi tắt là các chất HCFC) thuộc Phụ lục I của Thông tư này.

b) Polyol trộn sẵn HCFC-141b (HCFC-141b Pre-blended polyol).

Điều 2. Nguyên tắc quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập – tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô – dôn

1. Thương nhân chỉ được phép nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập – tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn với các nước thành viên của Nghị định thư. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thông báo và cập nhật danh sách các nước thành viên của Nghị định thư trên trang mạng của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2. Các chất HCFC thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này được quản lý bằng hạn ngạch nhập khẩu theo lộ trình loại trừ các chất này do Nghị định thư quy định và theo các thỏa thuận song phương về cung cấp hỗ trợ tài chính cho loại trừ các chất HCFC giữa Việt Nam và Quỹ đa phương thi hành Nghị định thư.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Quá bất ngờ

3. Việc quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập – tái xuất các chất HCFC thuộc Phụ lục I và nhập khẩu polyol trộn sẵn HCFC-141b thực hiện theo nguyên tắc sau:

a) Các thương nhân nhập khẩu, xuất khẩu các chất làm suy giảm tầng ô-dôn phải đăng ký với Bộ Tài nguyên và Môi trường và được Bộ Tài nguyên và Môi trường xác nhận đã đăng ký. Bộ Tài nguyên và Môi trường xác nhận khối lượng đăng ký nhập khẩu các chất HCFC cho các thương nhân căn cứ trên hạn ngạch nhập khẩu các chất HCFC quy định tại Điều 3 và tỷ lệ khối lượng thực nhập khẩu trung bình của ba (03) năm của thương nhân trước năm thương nhân đăng ký nhập khẩu.

b) Việc nhập khẩu các chất HCFC thuộc Phụ lục I được thực hiện theo giấy phép nhập khẩu của Bộ Công Thương trên cơ sở xác nhận đăng ký nhập khẩu của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

c) Việc tạm nhập – tái xuất các chất HCFC thuộc Phụ lục I được thực hiện theo giấy phép của Bộ Công Thương.

d) Việc nhập khẩu polyol trộn sẵn HCFC-141b và xuất khẩu các chất HCFC thuộc Phụ lục I được thực hiện trên cơ sở đăng ký của thương nhân có xác nhận của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư quy định việc quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập – tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *