Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông tư số 11/2012/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải: Quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam.

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
______________

Số: 11/2012/TT-BGTVT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_________________________

Hà Nội, ngày 12 tháng 04 năm 2012

THÔNG TƯ

quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn

của thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam

___________________

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên 1978 sửa đổi 2010 mà Việt Nam là thành viên.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam.

Tham khảo thêm:   Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 10 sách Chân trời sáng tạo Ôn tập giữa kì 2 Văn 10 năm 2022 - 2023

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân, thuyền viên có liên quan đến tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam.

2. Thông tư này áp dụng đối với tàu công vụ trong những trường hợp có quy định cụ thể tại Thông tư này.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Công ước STCW là Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên 1978 sửa đổi 2010;

2. Bộ luật STCW là Bộ luật kèm theo Công ước về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên năm 1978 và các sửa đổi;

3. Thuyền trưởng là người có quyền chỉ huy cao nhất ở tàu;

4. Đại phó là sỹ quan kế cận thuyền trưởng và là người chỉ huy tàu trong trường hợp thuyền trưởng không còn đủ khả năng chỉ huy tàu;

5. Sỹ quan boong là sỹ quan có trình độ nghiệp vụ chuyên môn theo quy định tại các điều khoản của Chương II của Công ước STCW;

Tham khảo thêm:   Kế hoạch dạy học môn Mĩ thuật 7 sách Cánh diều Phân phối chương trình môn Mĩ thuật 7

6. Máy trưởng là sỹ quan máy cao cấp chịu trách nhiệm về sức đẩy cơ học của tàu và vận hành, bảo dưỡng các thiết bị điện và cơ khí của tàu;

7. Máy hai là sỹ quan máy kế cận máy trưởng và chịu trách nhiệm về sức đẩy cơ học của tàu và vận hành, bảo dưỡng các thiết bị điện và cơ khí của tàu trong trường hợp máy trưởng không còn đủ khả năng đảm nhiệm;

8. Sỹ quan máy là sỹ quan có trình độ nghiệp vụ chuyên môn theo quy định tại các điều khoản của Quy tắc III/1, III/2 hoặc III/3 của Công ước STCW;

9. Sỹ quan kỹ thuật điện là sỹ quan có trình độ nghiệp vụ chuyên môn theo quy định tại các điều khoản của Quy tắc III/6 của Công ước STCW;

10. Sỹ quan thông tin vô tuyến (sau đây gọi là TTVT) là sỹ quan có trình độ nghiệp vụ chuyên môn theo quy định của các điều khoản của Chương IV của Công ước STCW;

11. Thợ kỹ thuật điện là thuyền viên có trình độ nghiệp vụ chuyên môn theo quy định tại các điều khoản của Quy tắc III/7 của Công ước STCW;

12. Tàu dầu là tàu được chế tạo và sử dụng để chuyên chở dầu và các sản phẩm dầu;

13. Tàu hóa chất là tàu được chế tạo hoặc hoán cải và sử dụng để chở xô các sản phẩm ở dạng lỏng được liệt kê tại Chương 17 của Bộ luật Quốc tế về chở xô hóa chất (IBC Code);

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 11 Unit 6: Communication and culture/Clil Soạn Anh 11 Kết nối tri thức trang 73, 74

14. Tàu khí hóa lỏng là tàu được chế tạo hoặc hoán cải và được sử dụng để chở xô chất khí hóa lỏng được quy định tại Chương 19 của Bộ luật Quốc tế về chở xô khí hóa lỏng (IGC Code);

15. Tàu khách là tàu được quy định tại Công ước Quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển 1974 sửa đổi (SOLAS 1974);

16. Tàu khách Ro-Ro là tàu khách với các khoang hàng Ro-Ro hoặc các khoang đặc biệt được quy định trong Công ước Quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển 1974 sửa đổi (SOLAS 1974);

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *