Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông tư số 28/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính: Quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn.

BỘ TÀI CHÍNH

___________

Số: 28/2012/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_________________________

Hà Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2012

THÔNG TƯ

quy định về quản lý vốn đầu tư

thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn.

–––––––––––––––––

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002; Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;

Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003; Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

Căn cứ Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

Căn cứ Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng; số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 và Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ;

Tham khảo thêm:   Soạn bài Chơi bán hàng (trang 21) Bài 3: Bạn bè của em - Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều Tập 1

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính.

Bộ Tài chính quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn như sau:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Thông tư này áp dụng cho các dự án đầu tư xây dựng công trình (báo cáo nghiên cứu khả thi) hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình (sau đây gọi chung là dự án đầu tư) được đầu tư bằng nguồn vốn Ngân sách xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là ngân sách cấp xã) và thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã).

2. Thông tư này không áp dụng cho các dự án, công trình thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã được hướng dẫn thực hiện tại các văn bản khác của cấp thẩm quyền.

3. Đối với các dự án đầu tư thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã được đầu tư bằng các nguồn vốn khác (không thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước) khuyến khích vận dụng theo Thông tư này.

Điều 2. Nguyên tắc quản lý vốn đầu tư

1. Trước khi phê duyệt dự án đầu tư, người quyết định đầu tư phải xác định rõ nguồn vốn thực hiện dự án đầu tư; chỉ được quyết định đầu tư khi đã xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn và đảm bảo bố trí đủ vốn để thực hiện dự án không quá 3 năm. Trường hợp dự án đầu tư có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách cấp trên thì trước khi phê duyệt dự án đầu tư, phải có thỏa thuận bằng văn bản về nguồn vốn của cấp hỗ trợ vốn. Nghiêm cấm việc triển khai dự án đầu tư khi chưa có nguồn vốn đảm bảo. Dự án được quyết định đầu tư mà không xác định rõ nguồn vốn, mức vốn thuộc ngân sách nhà nước, làm cho dự án thi công phải kéo dài, gây lãng phí thì người ký quyết định đầu tư phải chịu trách nhiệm về những tổn thất do việc kéo dài này gây ra.

Tham khảo thêm:   Nghị định 34/2022/NĐ-CP Gia hạn nộp thuế TNDN, TNCN, GTGT năm 2022

Trường hợp đặc biệt, cấp bách (do thiên tai, hoả hoạn) cần phải khởi công ngay thì dự án đầu tư phải được Thường trực Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc Thường trực Ủy ban nhân dân đối với địa phương thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân (sau đây gọi chung là Hội đồng nhân dân cấp xã) có ý kiến đồng ý bằng văn bản và được Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp huyện) chấp thuận bằng văn bản. Dự án đầu tư thuộc trường hợp này phải có phương án dự kiến nguồn vốn đảm bảo; phải được ưu tiên bố trí vốn ngay khi có nguồn; tránh nợ đọng vốn.

2. Đối với dự án được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách cấp trên hỗ trợ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) căn cứ vào tình hình thực tế và khả năng, trình độ quản lý về đầu tư xây dựng công trình của Uỷ ban nhân dân cấp xã để phân cấp thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình cho phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước và điều kiện cụ thể của từng địa phương.

3. Các dự án đầu tư do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định phê duyệt đầu tư phải nằm trong quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải tuân thủ trình tự, thủ tục về đầu tư xây dựng công trình theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 9 năm 2023 - 2024 2 Đề thi giữa kì 2 Công nghệ 9 (Có ma trận, đáp án)

Trường hợp dự án đầu tư chưa có trong quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt, thì trước khi phê duyệt, dự án đầu tư phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp huyện về quy hoạch.

4. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, phải đảm bảo sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, công khai và minh bạch; chấp hành đúng chế độ quản lý tài chính – đầu tư – xây dựng của Nhà nước và các quy định cụ thể tại Thông tư này.

5. Chủ đầu tư hoặc Ban quản lý dự án được Chủ đầu tư thành lập hoặc tổ chức tư vấn quản lý dự án được Chủ đầu tư thuê để quản lý dự án (sau đây gọi chung là Chủ đầu tư) thực hiện quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định hiện hành của Nhà nước và các quy định cụ thể của Thông tư này.

6. Cơ quan Tài chính các cấp, cơ quan quản lý về đầu tư xây dựng công trình cấp trên theo chức năng nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm hướng dẫn Chủ đầu tư tổ chức thực hiện dự án đầu tư. Cơ quan Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư kịp thời, đầy đủ, đúng chế độ cho các dự án đầu tư khi đã có đủ điều kiện thanh toán vốn đầu tư theo quy định hiện hành của Nhà nước và các quy định cụ thể của Thông tư này.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *