Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư liên tịch số 26/2010/TTLT-BTNMT-BNV Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Chi cục Biển và Hải đảo ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông tư liên tịch số 26/2010/TTLT-BTNMT-BNV của Bộ Nội vụ – Bộ Tài nguyên và Môi trường: Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Chi cục Biển và Hải đảo trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
– BỘ NỘI VỤ

———————-

Số: 26/2010/TTLT-BTNMT-BNV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———————-

Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2010

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế
của Chi cục Biển và Hải đảo trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường
_____________

Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Căn cứ Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;

Căn cứ Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ Nghị định số 25/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo;

Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Chi cục Biển và Hải đảo trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) như sau:

Tham khảo thêm:   GDCD 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương Giáo dục công dân lớp 7 trang 5 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Điều 1. Vị trí và chức năng

1. Chi cục Biển và Hải đảo là tổ chức trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, giúp Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về biển, đảo trên địa bàn cấp tỉnh.

2. Chi cục Biển và Hải đảo có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng, có trụ sở và kinh phí hoạt động do ngân sách Nhà nước cấp theo quy định của pháp luật.

3. Chi cục Biển và Hải đảo chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Sở Tài nguyên và Môi trường; đồng thời chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Tham mưu, giúp Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường trình cấp có thẩm quyền:

a) Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về biển, đảo;

b) Dự thảo văn bản thẩm định các quy hoạch chuyên ngành về khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo, quy hoạch mạng lưới dịch vụ, đề án thành lập khu bảo tồn biển, khu bảo tồn đất ngập nước ven biển thuộc trách nhiệm quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường;

c) Dự thảo văn bản thẩm định hoặc cấp phép các dự án đầu tư công trình trang thiết bị, dự án khai thác, sử dụng tài nguyên biển, ven biển và hải đảo theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế – kỹ thuật trong lĩnh vực biển và hải đảo đã được cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt.

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn sử dụng CorelDRAW 12 Cách dùng CorelDRAW 12

3. Hướng dẫn nghiệp vụ quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về biển, đảo đối với công chức Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện.

4. Phối hợp với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch chuyên ngành khai thác, sử dụng tài nguyên các vùng biển, ven biển và hải đảo trên địa bàn quản lý của tỉnh; đề xuất việc điều chỉnh các cơ chế, chính sách thu hút, khuyến khích và bảo đảm quyền của tổ chức và công dân trên các đảo tiền tiêu, các đảo ven bờ (nếu có).

5. Thống kê, đánh giá tài nguyên, tiềm năng và thực trạng khai thác, sử dụng các vùng biển, ven biển, hải đảo và đề xuất nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo của địa phương.

6. Tổ chức thực hiện các trình tự, thủ tục đăng ký, cấp phép trước khi trình Giám đốc Sở quyết định đối với hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật và phân cấp của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

7. Tổ chức thực hiện quan trắc biến động và dự báo xu thế biến động; xác định các vùng bờ biển dễ bị tổn thương và biến đổi lớn (bãi bồi, vùng biển xói lở, vùng bờ cát, rừng phòng hộ và đất ngập nước ven biển) trên địa bàn quản lý; đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ bờ biển với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

8. Điều tra và kiểm soát ô nhiễm, suy thoái môi trường biển và hải đảo từ các nguồn phát sinh do hoạt động khai thác, sử dụng biển, hải đảo và các sự cố hoặc thiên tai trên biển; thực hiện ứng phó, khắc phục sự cố môi trường bờ biển; phối hợp với Chi cục Bảo vệ Môi trường lập báo cáo hiện trạng môi trường biển, hải đảo thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của địa phương.

Tham khảo thêm:   Hoạt động trải nghiệm 7: Nhận biết khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 7 trang 22 sách Cánh diều

9. Thực hiện nghiên cứu khoa học, ứng dụng phát triển công nghệ biển, ven biển; thu thập, xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo trên địa bàn quản lý của địa phương.

10. Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế liên quan đến biển và hải đảo thuộc phạm vi chức năng theo phân công của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường.

11. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật về biển, hải đảo và tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về quản lý, bảo vệ và khai thác, sử dụng bền vững biển, hải đảo.

12. Kiểm tra, giám sát và đề xuất xử lý hoặc xử lý theo thẩm quyền các vi phạm theo quy định của pháp luật; chủ trì, phối hợp giải quyết tranh chấp, khiếu nại giữa các tổ chức, cá nhân về khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo ở địa phương theo thẩm quyền được phân cấp.

13. Quản lý tổ chức, biên chế công chức, viên chức, tài chính, tài sản thuộc Chi cục Biển và Hải đảo theo phân cấp của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường và theo quy định của pháp luật.

14. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất kết quả quản lý Nhà nước tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về biển, đảo của Chi cục Biển và Hải đảo theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

15. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường giao.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư liên tịch số 26/2010/TTLT-BTNMT-BNV Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Chi cục Biển và Hải đảo của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *