Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư liên tịch số 19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP Hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông tư liên tịch số 19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP của Thanh tra Chính phủ – Bộ Tài chính – Bộ Tư pháp: Hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính.

BỘ TƯ PHÁP – BỘ TÀI CHÍNH
THANH TRA CHÍNH PHỦ
———————

Số: 19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————————-

Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2010

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
trong hoạt động quản lý hành chính
————————-

Căn cứ Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ngày 18 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 16/2010/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;

Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ thống nhất hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính như sau:

Chương I
XÁC ĐỊNH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC
TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH

Điều 1. Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính

1. Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính chỉ phát sinh khi có đủ các điều kiện sau đây:

Tham khảo thêm:   Đề thi học sinh giỏi lớp 11 THPT tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012 môn Ngữ văn - Có đáp án Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc

a) Có văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật;

b) Hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường quy định tại Điều 13 của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sau đây gọi chung là Luật);

c) Có thiệt hại thực tế xảy ra;

d) Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế xảy ra và hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ.

2. Nhà nước không bồi thường đối với thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại; trường hợp người thi hành công vụ và người bị thiệt hại cùng có lỗi thì Nhà nước chỉ bồi thường một phần thiệt hại tương ứng với phần lỗi của người thi hành công vụ.

Điều 2. Văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ

1. Quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật theo quy định của pháp luật.

2. Quyết định xử lý tố cáo của cơ quan hoặc người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

3. Bản án, quyết định của Tòa án về giải quyết vụ án hành chính đã có hiệu lực pháp luật.

Điều 3. Xác định phạm vi trách nhiệm bồi thường

Việc xác định phạm vi trách nhiệm bồi thường trong một số trường hợp cụ thể được thực hiện như sau:

1. Áp dụng các biện pháp được quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 13 của Luật là việc người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật và gây ra thiệt hại khi ra quyết định xử lý vi phạm hành chính, thực hiện các biện pháp đó.

Tham khảo thêm:   Quy trình dạy học môn Tự nhiên và xã hội 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Các bước dạy TNXH lớp 2 năm 2021 - 2022

2. Áp dụng thuế, phí, lệ phí quy định tại khoản 6 Điều 13 của Luật là việc người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật và gây ra thiệt hại khi thực hiện các công việc sau:

a) Xác định đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế;

b) Xác định căn cứ tính thuế, phí, lệ phí;

c) Miễn; giảm; hoàn; giãn nợ; xóa nợ thuế, phí, lệ phí.

3. Áp dụng thủ tục hải quan quy định tại khoản 7 Điều 13 của Luật là việc người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật và gây ra thiệt hại khi thực hiện các công việc sau:

a) Tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan;

b) Kiểm tra hồ sơ; kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;

c) Thông quan hàng hóa, phương tiện vận tải.

4. Giấy tờ có giá trị như giấy phép quy định tại khoản 5 và khoản 11 Điều 13 của Luật bao gồm: văn bản xác nhận, chấp thuận, phê duyệt; chứng chỉ hành nghề; giấy chứng nhận và các loại giấy tờ khác do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Thiệt hại thực tế

Thiệt hại thực tế là thiệt hại có thực mà người bị thiệt hại phải gánh chịu do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra. Thiệt hại thực tế bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Nhập gia tùy tục (trang 105) Bài 18: Bạn bè bốn phương - Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2

1. Thiệt hại về vật chất thuộc trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính bao gồm: thiệt hại do tài sản bị xâm phạm quy định tại Điều 45 của Luật; thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút quy định tại Điều 46 của Luật; thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết quy định tại Điều 48 của Luật; thiệt hại về vật chất do bị tổn hại về sức khỏe quy định tại Điều 49 của Luật.

2. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần thuộc trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính bao gồm: thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong thời gian bị tạm giữ hành chính, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều 47 của Luật; thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại chết quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật; thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp sức khỏe bị xâm phạm quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư liên tịch số 19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP Hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *