Thông tư liên tịch số 157/2010/TTLT-BTC-BTP của Bộ Tư pháp – Bộ Tài chính: Hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách Nhà nước bảo đảm cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
BỘ TÀI CHÍNH – BỘ TƯ PHÁP ———– Số: 157/2010/TTLT-BTC-BTP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2010 |
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí
ngân sách Nhà nước bảo đảm cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
—————————
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp;
Thực hiện Quyết định số 585/QĐ-TTg ngày 05/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2010 – 2014;
Để bảo đảm kinh phí cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, Liên tịch Bộ Tài chính – Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách Nhà nước bảo đảm cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp như sau:
Điều 1. Quy định chung
1. Thông tư liên tịch này hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách Nhà nước bảo đảm cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp của các Bộ, ngành, địa phương và chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp.
2. Nguồn kinh phí bảo đảm hoạt động hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp gồm:
– Ngân sách Nhà nước cấp;
– Đóng góp của các doanh nghiệp;
– Viện trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước.
3. Kinh phí cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp thuộc cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành và được bố trí trong dự toán chi ngân sách của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
4. Kinh phí ngân sách Nhà nước bảo đảm cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp phải được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả; tránh sự trùng lặp giữa các nguồn kinh phí cho hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Điều 2. Nội dung chi đối với công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
1. Nội dung chi hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp:
1.1. Chi xây dựng và khai thác các cơ sở dữ liệu pháp luật phục vụ hoạt động của doanh nghiệp:
Chi xây dựng, duy trì, cập nhật cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực do Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp để đăng tải trên trang thông tin điện tử chính thức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ở địa phương ban hành liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp để đăng tải trên trang thông tin điện tử chính thức của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Các nội dung chi cụ thể để thực hiện việc xây dựng, duy trì và cập nhật cơ sở dữ liệu pháp luật liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp gồm: Phí đăng ký duy trì tên miền; phí thuê chỗ đặt trang thông tin điện tử hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; chi phí tích hợp với cơ sở dữ liệu hiện hành; tiền nhuận bút cho tác giả về các bài viết, dịch thuật, ảnh chụp, phim, âm thanh; chi phí biên tập thông tin; chi phí xử lý kỹ thuật số hóa bằng các phần mềm chuyên dụng; chi phí cập nhật thông tin; chi phí kiểm duyệt thông tin và chi phí quản lý khác.
1.2. Chi xây dựng, biên soạn tài liệu giới thiệu, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp:
a) Chi biên soạn nội dung giới thiệu, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành dưới các hình thức: Tài liệu viết; dữ liệu điện tử; chương trình thu thanh; chương trình thu hình.
b) Chi họp, góp ý, thẩm định nội dung chương trình giới thiệu phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành.
c) Chi in ấn, đóng, phát hành tài liệu.
d) Các khoản chi phí hợp lý khác có liên quan.
Download file tài liệu để xem thêm chi tiết
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư liên tịch số 157/2010/TTLT-BTC-BTP Hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách Nhà nước bảo đảm cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.