Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH của Bộ Tài chính – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” ban hành theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

BỘ TÀI CHÍNH – BỘ LAO ĐỘNG –
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

———————

Số: 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————————————-

Hà Nội, ngày 30 tháng 07 năm 2010

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề
cho lao động nông thôn đến năm 2020” ban hành theo
Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ
————————-

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ- CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 135/2009/QĐ-TTg ngày 04/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020;

Tham khảo thêm:   KHTN Lớp 7 Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo trang 82

Liên Bộ Tài chính và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” như sau:

Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

Đối tượng và phạm vi áp dụng của Thông tư là các cơ quan, đơn vị, cá nhân có sử dụng nguồn vốn sự nghiệp từ ngân sách Nhà nước để thực hiện các chính sách, hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Đề án).

Trường hợp Đề án sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển, vốn viện trợ không hoàn lại thì thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và của nhà tài trợ.

Đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã thực hiện theo quy định hiện hành về đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước.

Điều 2. Nguồn kinh phí thực hiện Đề án

1. Ngân sách trung ương

– Bảo đảm kinh phí thực hiện các chính sách, giải pháp, hoạt động của Đề án; chính sách hỗ trợ lao động nông thôn học nghề đối với các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách.

– Riêng năm 2010: kinh phí thực hiện Đề án được bố trí từ Dự án “Tăng cường năng lực dạy nghề” thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục – đào tạo đến năm 2010 và nguồn kinh phí bổ sung theo Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 10/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung dự toán ngân sách Nhà nước cho các Bộ, cơ quan Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là UBND cấp tỉnh).

Tham khảo thêm:   Công văn 3566/BGDĐT-GDTX Hướng dẫn nội dung dạy học chương trình GDTX cấp THCS, THPT

– Giai đoạn 2011 – 2020: kinh phí thực hiện Đề án được bố trí riêng trong chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo giai đoạn 2011 – 2015 và 2016 – 2020.

2. Ngân sách địa phương

– Các địa phương tự cân đối được ngân sách phải bảo đảm kinh phí để thực hiện chính sách hỗ trợ lao động nông thôn học nghề quy định tại điểm 1, mục III, Điều 1 Quyết định số 1956/QĐ-TTg.

– Ngoài nguồn hỗ trợ của ngân sách Trung ương, các địa phương chủ động bố trí ngân sách địa phương để bảo đảm triển khai có hiệu quả các hoạt động của Đề án. UBND cấp tỉnh có trách nhiệm cân đối nguồn kinh phí thực hiện Đề án với các nguồn kinh phí đào tạo nghề thường xuyên, các chương trình, dự án khác trên địa bàn để tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn; tăng cường phân cấp cho các huyện triển khai thực hiện Đề án.

3. Các Bộ, ngành, địa phương huy động thêm nguồn lực của các tổ chức quốc tế, các cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp, cá nhân và cộng đồng để thực hiện Đề án. Các doanh nghiệp được trừ để tính thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật đối với các khoản chi phí, hỗ trợ của doanh nghiệp cho dạy nghề.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Quyết định 620/2013/QĐ- BGTVT Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *