Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư liên tịch số 11/2010/TTLT-BTP-BNV Hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, quản lý và sử dụng viên chức ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông tư liên tịch số 11/2010/TTLT-BTP-BNV của Bộ Nội vụ – Bộ Tư pháp: Hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, quản lý và sử dụng viên chức đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Tư pháp.

BỘ TƯ PHÁP – BỘ NỘI VỤ

———————-

Số: 11/2010/TTLT-BTP-BNV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———————-

Hà Nội, ngày 17 tháng 06 năm 2010

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm
về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, quản lý và sử dụng
viên chức đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Tư pháp
______________________________

Căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;

Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập;

Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, quản lý và sử dụng viên chức đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Tư pháp như sau:

Tham khảo thêm:   Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X Mẫu báo cáo tổng kết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư liên tịch này hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, quản lý và sử dụng viên chức đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Tư pháp.

Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Tư pháp được thực hiện theo Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP và Thông tư số 113/2007/TT-BTC ngày 24 tháng 9 năm 2007 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 71/2006/TT-BTC.

2. Đối tượng áp dụng

Thông tư liên tịch này áp dụng đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Tư pháp (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp) bao gồm:

a) Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản trực thuộc Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm – Bộ Tư pháp;

b) Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước trực thuộc Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

c) Phòng Công chứng trực thuộc Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

d) Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản trực thuộc Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tham khảo thêm:   Cấu trúc đề kiểm tra định kì lớp 4 năm 2023 - 2024 theo Thông tư 27 Hướng dẫn ra đề thi môn Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử - Địa lí, Công nghệ lớp 4

Điều 2. Thời kỳ ổn định về tự chủ, tự chịu trách nhiệm

1. Thời kỳ ổn định về tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, quản lý và sử dụng viên chức của các đơn vị sự nghiệp bằng với thời kỳ ổn định về tài chính là 3 năm.

2. Trường hợp đơn vị sự nghiệp đã xây dựng phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính (đã được duyệt) mà thời gian còn lại của thời kỳ này dưới 3 năm thì đơn vị sự nghiệp lập phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, quản lý và sử dụng viên chức bằng với thời gian còn lại của thời kỳ ổn định về tài chính.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư liên tịch số 11/2010/TTLT-BTP-BNV Hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, quản lý và sử dụng viên chức của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *