Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư liên tịch số 09/2010/TTLT-BTP-BTC-BNV Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 74/2009/QĐ-TTg quy định về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông tư liên tịch số 09/2010/TTLT-BTP-BTC-BNV của Bộ Tài chính – Bộ Tư pháp – Bộ Nội vụ: Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 74/2009/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp.

BỘ TƯ PHÁP- BỘ TÀI CHÍNH
– BỘ NỘI VỤ
———–
Số: 09/2010/TTLT-BTP-BTC-BNV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————-

Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2010

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 74/2009/QĐ-TTg
ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ
quy định về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp
—————————–

Căn cứ Quyết định số 74/2009/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp;

Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện như sau:

Điều 1. Hướng dẫn một số khái niệm quy định tại khoản 3, Điều 1; khoản 2, khoản 3, Điều 2; khoản 5, Điều 3; khoản 2, Điều 4 của Quyết định số 74/2009/QĐ-TTg

1. Người được cơ quan có thẩm quyền giao trách nhiệm có mặt trong thời gian thực hiện khám nghiệm tử thi, mổ tử thi, khai quật tử thi quy định tại khoản 3, Điều 1 và khoản 2, Điều 4 của Quyết định số 74/2009/QĐ-TTg là điều tra viên, kiểm sát viên được Thủ trưởng cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện Kiểm sát các cấp phân công thực hiện nhiệm vụ điều tra, kiểm sát trong quá trình khám nghiệm tử thi, mổ tử thi, khai quật tử thi.

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn build giường trong Palworld

2. Việc giám định phức tạp quy định tại khoản 2, Điều 2 của Quyết định số 74/2009/QĐ-TTg là việc giám định có tình tiết rắc rối hoặc tình tiết khó, đòi hỏi người thực hiện giám định phải là người có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cao ở lĩnh vực cần giám định.

3. Môi trường bị ô nhiễm quy định tại khoản 2, Điều 2 của Quyết định số 74/2009/QĐ-TTg là môi trường có chỉ số vượt quá mức an toàn vệ sinh lao động cho phép theo quy định của Bộ Y tế về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn lao động và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3, Điều 2 của Quyết định số 74/2009/QĐ-TTg.

4. Môi trường bị ô nhiễm bởi các chất nguy hiểm đến sức khỏe quy định tại khoản 3 Điều 2 và môi trường có chất nguy hiểm khi giám định không mổ tử thi, giám định mổ tử thi quy định tại khoản 5, Điều 3 của Quyết định số 74/2009/QĐ-TTg là môi trường có chất phóng xạ, acid, bazơ hoặc chất khác gây nguy hại đến sức khỏe của người thực hiện giám định theo quy định của Bộ Y tế về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn lao động.

5. Vùng đang có dịch bệnh nguy hiểm quy định tại khoản 3, Điều 2 và khoản 5, Điều 3 của Quyết định số 74/2009/QĐ-TTg là khu vực đang có dịch bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, nguy hiểm thuộc nhóm A hoặc nhóm B và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố dịch theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024

6. Trường hợp thời gian thực hiện một việc giám định không đủ 8 tiếng thì số tiền bồi dưỡng thực hiện việc giám định đó được tính theo công thức sau đây:

Thời gian làm giám định x mức tiền bồi dưỡng
___________________________

8 tiếng thực hiện giám định

Điều 2. Nguồn kinh phí chi trả

1. Kinh phí chi trả bồi dưỡng giám định tư pháp đối với các vụ án hình sự do ngân sách Nhà nước bảo đảm và được bố trí trong dự toán kinh phí hàng năm của cơ quan tiến hành tố tụng theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

2. Kinh phí chi trả bồi dưỡng giám định tư pháp đối với các vụ việc dân sự, vụ án hành chính được tính trong chi phí giám định do đương sự chịu theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự và pháp luật tố tụng hành chính.

Điều 3. Lập dự toán, quản lý và thanh quyết toán tiền bồi dưỡng giám định tư pháp

1. Cơ quan trưng cầu giám định có trách nhiệm tạm ứng tiền bồi dưỡng giám định cho tổ chức, cá nhân tiếp nhận trưng cầu giám định khi trưng cầu giám định và phải thanh toán tiền bồi dưỡng giám định cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định khi nhận kết luận giám định.

Trong trường hợp khám nghiệm tử thi, mổ tử thi, khai quật tử thi thì sau khi thanh toán việc chi trả chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định tư pháp, cơ quan trưng cầu giám định có trách nhiệm chi trả bồi dưỡng giám định cho người tiến hành tố tụng theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Quyết định số 74/2009/QĐ-TTg.

Tham khảo thêm:   Windows 11: Cách sửa lỗi Windows không nhận đủ dung lượng Ram

2. Việc lập dự toán, quản lý và thanh quyết toán kinh phí chi trả chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp của các cơ quan trưng cầu giám định được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư liên tịch số 09/2010/TTLT-BTP-BTC-BNV Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 74/2009/QĐ-TTg quy định về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *