Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH của Bộ Nội vụ – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ Tài chính: Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

BỘ NỘI VỤ – BỘ TÀI CHÍNH – BỘ LAO
ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

———–
Số: 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————-

Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 2010

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009
của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ,
công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
——————————————-

Căn cứ Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;

Căn cứ Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Sau khi thống nhất với Ban Tổ chức Trung ương Đảng, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ như sau:

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn cài đặt và tạo tài khoản Moca

Điều 1. Bố trí cán bộ, công chức cấp xã

1. Số lượng cán bộ, công chức cấp xã được bố trí theo phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn như sau:

a) Đối với xã, phường, thị trấn loại 1: không quá 25 người;

b) Đối với xã, phường, thị trấn loại 2: không quá 23 người;

c) Đối với xã, phường, thị trấn loại 3: không quá 21 người.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) quyết định giao số lượng cán bộ, công chức cấp xã cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng xã, phường, thị trấn, không nhất thiết xã, phường, thị trấn nào cũng bố trí tối đa số lượng cán bộ, công chức quy định tại khoản 1 Điều này; đồng thời căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể của từng xã, phường, thị trấn hướng dẫn việc kiêm nhiệm và việc bố trí những chức danh công chức được tăng thêm người đảm nhiệm. Riêng chức danh Văn hóa – xã hội và chức danh Địa chính – Nông nghiệp – Xây dựng và môi trường (đối với xã) được bố trí 02 người cho một chức danh theo quy định của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 92/2009/NĐ-CP). Số công chức còn lại được bố trí phù hợp theo yêu cầu nhiệm vụ và đội ngũ cán bộ, công chức hiện có của xã, phường, thị trấn theo hướng ưu tiên bố trí thêm cho các chức -danh Tư pháp – hộ tịch, Văn phòng – thống kê, Tài chính – kế toán, bảo đảm các lĩnh vực công tác, các nhiệm vụ của cấp ủy, chính quyền cấp xã đều có người đảm nhiệm.

Tham khảo thêm:   Tin học 12 Bài 1: Làm quen với ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản Tin học lớp 12 Cánh diều trang 35, 36, 37, 38, 39

3. Những chức danh công chức cấp xã có 02 người đảm nhiệm, khi tuyển dụng, ghi hồ sơ lý lịch và sổ bảo hiểm xã hội phải thống nhất theo đúng tên gọi của chức danh công chức cấp xã quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP.

Điều 2. Xếp lương đối với cán bộ cấp xã

1. Cán bộ cấp xã có trình độ đào tạo sơ cấp hoặc chưa đào tạo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thì thực hiện xếp lương chức vụ theo bảng lương quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP, cụ thể như sau:

a) Trường hợp được bầu giữ chức danh cán bộ cấp xã lần đầu (nhiệm kỳ đầu), thì xếp lương vào bậc 1 của chức danh cán bộ cấp xã được đảm nhiệm.

b) Trường hợp có tổng thời gian đủ 5 năm (60 tháng) xếp lương bậc 1 ở chức danh cán bộ cấp xã hiện đảm nhiệm hoặc ở chức danh cán bộ cấp xã khác có cùng hệ số lương chức vụ, hoàn thành nhiệm vụ được giao và không bị kỷ luật trong suốt thời gian này thì được xếp lương lên bậc 2 của chức danh cán bộ cấp xã hiện đảm nhiệm.

c) Trường hợp được bầu giữ chức danh cán bộ cấp xã mới có hệ số lương chức vụ khác với hệ số lương chức vụ của chức danh đã đảm nhiệm trước đó (sau đây gọi là chức danh cũ), thì căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở chức danh cũ chuyển xếp vào hệ số lương cao hơn gần nhất ở chức danh mới (hiện đảm nhiệm). Nếu chức danh mới có hệ số lương bậc 2 thấp hơn hệ số lương đang hưởng ở chức danh cũ, thì được bảo lưu hệ số lương đang hưởng ở chức danh cũ trong 6 tháng, sau đó xếp lương vào bậc 2 của chức danh mới.

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí 11 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 3 Đề kiểm tra giữa kì 2 Lý 11 (Có ma trận, đáp án)

Trường hợp đang xếp lương bậc 1 ở chức danh cũ mà chức danh cũ này có hệ số lương bậc 1 thấp hơn nhưng có hệ số lương bậc 2 cao hơn so với hệ số lương bậc 1 của chức danh mới, thì được xếp vào bậc 1 ở chức danh mới; thời gian giữ bậc 1 ở chức danh cũ được tính vào thời gian giữ bậc 1 ở chức danh mới, đến khi có đủ 60 tháng được xếp lên bậc 2 của chức danh mới.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *