Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư liên tịch 08/2013/TTLT-BTP-BTC-TTCP Hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông tư liên tịch 08/2013/TTLT-BTP-BTC-TTCP sửa đổi Thông tư liên tịch 19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính do Bộ trưởng Bộ Tư pháp – Bộ Tài chính – Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành.

BỘ TƯ PHÁPBỘ TÀI CHÍNH – THANH TRA CHÍNH PHỦ
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————————

Số: 08/2013/TTLT-BTP-BTC-TTC

Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 2013

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP NGÀY 26 THÁNG 11 NĂM 2010 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH

Căn cứ Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ngày 18 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 16/2010/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;

Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư liên tịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP ngày 26 tháng 11 năm 2010 hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP ngày 26 tháng 11 năm 2010 hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính

1. Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 1. Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính

1. Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính chỉ phát sinh khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật;

b) Hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường quy định tại Điều 13 của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sau đây gọi chung là Luật);

c) Có thiệt hại thực tế xảy ra;

d) Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế xảy ra và hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh lớp 4 Unit 4: Lesson One Unit 4 trang 32 Family and Friends (Chân trời sáng tạo)

2. Nhà nước không bồi thường đối với thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại; trường hợp người thi hành công vụ và người bị thiệt hại cùng có lỗi thì Nhà nước chỉ bồi thường một phần thiệt hại tương ứng với phần lỗi của người thi hành công vụ. Việc xác định thiệt hại tương ứng với phần lỗi của người thi hành công vụ được thực hiện theo quy định tại Điều 308 và Điều 617 Bộ luật Dân sự năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành.”.

2. Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 2. Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ

1. Quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật theo quy định của pháp luật.

2. Kết luận nội dung tố cáo của cơ quan hoặc người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

3. Bản án, quyết định của Tòa án về giải quyết vụ án hành chính đã có hiệu lực pháp luật.

4. Bản án, quyết định của Tòa án về việc giải quyết vụ án dân sự đã có hiệu lực pháp luật tuyên hủy quyết định hành chính.

5. Bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật xác định người thi hành công vụ có hành vi phạm tội trong khi thi hành công vụ mà tại Bản án, quyết định hình sự đó chưa xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi phạm tội của người thi hành công vụ gây ra trong khi thi hành công vụ.”.

3. Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 11. Hồ sơ yêu cầu bồi thường

Người yêu cầu bồi thường gửi 01 bộ hồ sơ yêu cầu bồi thường bao gồm:

1. Đơn yêu cầu bồi thường theo Mẫu 01a, 01b hoặc 01c ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này;

2. Bản sao văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ;

3. Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường.”.

4. Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 20. Chi trả tiền bồi thường

Căn cứ vào quyết định giải quyết bồi thường đã có hiệu lực của cơ quan có trách nhiệm bồi thường hoặc bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án, cơ quan có trách nhiệm bồi thường thực hiện việc chi trả tiền bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định tại Chương VI của Luật và Thông tư liên tịch số 71/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 09 tháng 5 năm 2012 quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.”.

Tham khảo thêm:   Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022 - 2023 Ôn tập học kì 2 Lịch sử 11

5. Bổ sung Điều 20a vào sau Điều 20 như sau:

“Điều 20a. Trách nhiệm báo cáo

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thực hiện xong thủ tục chi trả tiền bồi thường, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải báo cáo cơ quan nhà nước cấp trên trực tiếp, đồng thời, gửi cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường cùng cấp về kết quả giải quyết bồi thường, cụ thể như sau:

1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ gửi Bộ Tư pháp;

2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Sở Tư pháp;

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã gửi Phòng Tư pháp;

Kèm theo báo cáo phải có bản sao các tài liệu có liên quan đến việc giải quyết bồi thường.

Báo cáo được thực hiện theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.”.

6. Sửa đổi căn cứ yêu cầu bồi thường tại các mẫu số 01a, 01b và 01c ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP như sau:

“Theo….số….ngày….tháng….năm….của…về việc…, Tôi đề nghị Quý cơ quan xem xét, giải quyết bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, bao gồm các khoản sau:”

Điều 2. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 04 năm 2013.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị cá nhân, tổ chức phản ánh về Bộ Tư pháp để phối hợp với Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ nghiên cứu, giải quyết./.

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG

Trương Chí Trung

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
THỨ TRƯỞNG

Phạm Quý Tỵ

KT. TỔNG THANH TRA CHÍNH PHỦ
PHÓ TỔNG THANH TRA

Nguyễn Văn Thanh

Nơi nhận:
– Thủ tướng Chính phủ;
– Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Ban Nội chính Trung ương;
– Văn phòng Trung ương Đảng;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Chính phủ;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Kiểm toán nhà nước;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng;
– Toà án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp;
– Vụ Pháp chế Bộ Tài chính, Vụ Pháp chế Thanh tra Chính phủ;
– Công báo Văn phòng Chính phủ (để đăng công báo);
– Website Chính phủ; Website Bộ Tài chính; Website Bộ Tư pháp; Website Thanh tra Chính phủ;
– Lưu: VT BTP, VT BTC, VT TTCP.

Mẫu số 01a (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 08/2013/TTLT-BTP-BTC-TTCP ngày 27/02/2013)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————

ĐƠN YÊU CẦU BỒI THƯỜNG

(đối với cá nhân bị thiệt hại)

Kính gửi: ……………………… (Tên cơ quan có trách nhiệm bồi thường)

Tên tôi là: …………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………..

Theo………. số…ngày….tháng….năm….của…….về việc……., Tôi đề nghị Quý Cơ quan xem xét, giải quyết bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, bao gồm các khoản sau:

1. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm (nếu có)

Tên tài sản: …………………………………………………………………………………………..

Đặc điểm của tài sản (hình dáng, màu sắc, kích thước, công dụng, năm sản xuất, xuất xứ tài sản, nơi mua tài sản …):

…………………………………………………………………………………………………………….

Tình trạng tài sản (bị phát mại, bị mất, bị hư hỏng): ……………………………………

Giá trị tài sản khi mua: ……………………………………………………………………………

Giá trị tài sản khi bị xâm phạm: ……………………………………………………………….

Thiệt hại do việc không sử dụng, khai thác tài sản (nếu có): ……………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

(Kèm theo tài liệu chứng minh về tài sản nêu trên nếu có)

Mức yêu cầu bồi thường: ………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………….

2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút (nếu có)

…………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………..

(Kèm theo tài liệu chứng minh thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút)

3. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần (nếu có)

a) Trường hợp bị tạm giữ, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh

Số ngày bị tạm giữ/bị đưa vào trường giáo dưỡng/cơ sở giáo dục/cơ sở chữa bệnh (từ ngày…. đến ngày …………..): ………………………………….. ngày.

Số tiền yêu cầu bồi thường: …………………………………………………………………….

b) Trường hợp sức khỏe bị xâm phạm

Mức độ sức khỏe bị tổn hại: ……………………………………………………………………..

Số tiền yêu cầu bồi thường: ……………………………………………………………………..

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư liên tịch 08/2013/TTLT-BTP-BTC-TTCP Hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

Tham khảo thêm:   Thông tư 42/2018/TT-BLĐTBXH Định mức về huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *