Từ ngày 18/03/2018, Thông tư liên tịch 02/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP chính thức có hiệu lực. Thông tư quy định về trình tự, thủ tục, thời hạn, địa điểm bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa do Bộ trưởng Bộ Công an – Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao – Chánh án Tòa án nhân dân tối cao – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết tại đây.
BỘ CÔNG AN – VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO – TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO – BỘ QUỐC PHÒNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP |
Hà Nội, ngày 01 tháng 02 năm 2018 |
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC, THỜI HẠN, ĐỊA ĐIỂM BỊ CAN HOẶC NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI PHẠM TỘI ĐỌC, GHI CHÉP BẢN SAO TÀI LIỆU HOẶC TÀI LIỆU ĐƯỢC SỐ HÓA LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC BUỘC TỘI, GỠ TỘI HOẶC BẢN SAO TÀI LIỆU KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC BÀO CHỮA
Căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự ngày 27 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 110/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự;
Căn cứ Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 và về hiệu lực thi hành của Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13;
Bộ trưởng Bộ Công an, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư liên tịch quy định về trình tự, thủ tục, thời hạn, địa điểm bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Thông tư liên tịch này quy định về trình tự, thủ tục, thời hạn, địa điểm bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa khi họ có yêu cầu theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
2. Thông tư liên tịch này áp dụng đối với các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ, bị can, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Điều 2. Nguyên tắc áp dụng.
1. Tuân thủ các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và các quy định pháp luật khác có liên quan.
2. Bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa là một bộ phận của hồ sơ vụ án hình sự, phải bảo đảm đúng nội dung, đầy đủ số lượng như bản gốc hồ sơ vụ án; không được sửa chữa, làm thay đổi nội dung của bản gốc, bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa.
3. Bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội được quyền đọc, ghi chép tài liệu từ sau khi kết thúc điều tra, trong giai đoạn truy tố đến trước khi Tòa án có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
4. Bảo đảm tuân thủ đầy đủ trình tự, thủ tục, thời hạn, địa điểm, quyền của bị can, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội được đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa khi họ có yêu cầu.
5. Việc cho bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu đã được số hóa phải bảo đảm các yêu cầu về giữ bí mật theo quy định của pháp luật, không gây cản trở và bảo đảm thời hạn của hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.
Điều 3. Các trường hợp bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội được đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa.
1. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đang thụ lý, giải quyết vụ án quyết định việc sao tài liệu hoặc số hóa tài liệu liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội, tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa (sau đây gọi chung là tài liệu) để bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội thực hiện việc đọc, ghi chép khi họ có yêu cầu nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đang thụ lý, giải quyết vụ án phải từ chối việc cho bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội đọc, ghi chép tài liệu hoặc từ chối việc cho bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội tiếp tục đọc, ghi chép tài liệu trong các trường hợp sau:
a) Các tài liệu liên quan đến bí mật nhà nước; bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của cá nhân, bí mật gia đình của người tham gia tố tụng mà họ đã yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng giữ bí mật theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Các thông tin, tài liệu mà người tham gia tố tụng là người tố giác, báo tin về tội phạm đã yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng giữ bí mật;
b) Các quyết định, lệnh, văn bản tố tụng đã được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng giao cho bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự;
c) Có căn cứ xác định bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội thực hiện một trong các hành vi:
– Mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, dữ liệu điện tử, đồ vật của vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.
– Lừa dối, đe dọa, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm: ngăn cản người làm chứng ra làm chứng hoặc buộc người khác ra làm chứng gian dối; ngăn cản người bị hại tham gia tố tụng hoặc buộc người bị hại khai báo gian dối; ngăn cản người giám định, người định giá tài sản thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người giám định, người định giá tài sản kết luận sai với sự thật khách quan; ngăn cản người phiên dịch, người dịch thuật thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người phiên dịch, người dịch thuật dịch gian dối; ngăn cản đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân khác tham gia tố tụng.
– Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; đe dọa, sử dụng vũ lực hoặc có hành vi khác cản trở hoạt động tố tụng của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
– Đã được triệu tập mà vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho hoạt động tố tụng; Ngăn cản việc cấp, giao, nhận hoặc thông báo văn bản tố tụng của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
d) Có căn cứ xác định bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội tiết lộ thông tin vụ án, bí mật điều tra mà mình biết khi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã yêu cầu giữ bí mật; sử dụng tài liệu đã được đọc, ghi chép vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
đ) Khi chưa kết thúc điều tra vụ án, vụ án đang trong giai đoạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung hoặc điều tra lại hoặc Tòa án đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử;
e) Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã ra quyết định đình chỉ điều tra hoặc tạm đình chỉ điều tra; đình chỉ điều tra hoặc tạm đình chỉ điều tra đối với bị can; đình chỉ vụ án hoặc tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ vụ án hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can.
Chương II
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC, THỜI HẠN, ĐỊA ĐIỂM CHO BỊ CAN HOẶC NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI PHẠM TỘI ĐƯỢC ĐỌC, GHI CHÉP BẢN SAO TÀI LIỆU HOẶC TÀI LIỆU ĐƯỢC SỐ HÓA
Điều 4. Thông báo về quyền của bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội được đọc, ghi chép tài liệu.
1. Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng được phân công thụ lý, giải quyết vụ án khi giao bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc bản cáo trạng cho bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội phải thông báo, giải thích lại cho họ được biết về quyền được đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa của họ từ sau khi kết thúc điều tra khi họ có yêu cầu.
2. Việc thông báo cho bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội về quyền được đọc, ghi chép tài liệu phải được người có thẩm quyền tiến hành tố tụng ghi nhận trong biên bản giao nhận bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc bản cáo trạng và được chuyển cùng hồ sơ vụ án hình sự.
Điều 5. Tiếp nhận yêu cầu đọc, ghi chép tài liệu của bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội.
1. Khi bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội yêu cầu được đọc, ghi chép tài liệu thì phải có văn bản yêu cầu gửi đến cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đang thụ lý, giải quyết vụ án. Nội dung văn bản yêu cầu phải nêu rõ các thông tin của bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội, địa chỉ liên lạc, điện thoại liên hệ và các tài liệu cần đọc, ghi chép để cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng xem xét, giải quyết.
2. Trường hợp bị can đang bị tạm giam có văn bản yêu cầu được đọc, ghi chép tài liệu thì cơ sở giam giữ có trách nhiệm chuyển văn bản yêu cầu của bị can cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đang thụ lý, giải quyết vụ án đó trong thời hạn 01 ngày, kể từ khi nhận được văn bản yêu cầu của bị can.
Điều 6. Giải quyết yêu cầu đọc, ghi chép tài liệu của bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội.
Trong thời hạn 03 ngày, kể từ khi nhận được văn bản yêu cầu được đọc, ghi chép tài liệu của bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đang thụ lý, giải quyết vụ án có trách nhiệm xem xét, giải quyết như sau:
1. Trường hợp thuộc quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch này thì ra văn bản thông báo việc từ chối cho bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội đọc, ghi chép tài liệu và nêu rõ lý do.
2. Trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này thì phải chuẩn bị ngay bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa và thông báo bằng văn bản, trong đó ghi rõ địa điểm, khoảng thời gian hợp lý để bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội có thể đọc, ghi chép tài liệu.
3. Việc đọc, ghi chép tài liệu của bị can không bị áp dụng biện pháp tạm giam, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội được thực hiện tại trụ sở làm việc của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đang thụ lý, giải quyết vụ án.
Đối với bị can bị áp dụng biện pháp tạm giam, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng cho bị can đọc, ghi chép tài liệu tại phòng hỏi cung của cơ sở giam giữ.
Điều 7. Thực hiện việc cho bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội đọc, ghi chép tài liệu.
1. Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng được phân công thụ lý, giải quyết vụ án trực tiếp giao bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa cho bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội để đọc, ghi chép.
Đối với bị can bị áp dụng biện pháp tạm giam thì người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải cung cấp bút viết và giấy để bị can ghi chép. Sau khi hết thời gian đọc, ghi chép, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thu lại bút viết, bị can được tự quản lý phần giấy tờ do mình đã ghi chép và được mang tài liệu đó vào buồng giam.
2. Việc cho bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội đọc, ghi chép tài liệu phải có sự giám sát của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng được phân công thụ lý, giải quyết vụ án đó.
Đối với bị can bị áp dụng biện pháp tạm giam, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng được phân công thụ lý, giải quyết vụ án có văn bản đề nghị cơ sở giam giữ cử cán bộ tham gia phối hợp giám sát bảo đảm an toàn trong quá trình cho bị can đọc, ghi chép tài liệu.
3. Trường hợp bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội không sử dụng được tiếng Việt hoặc bị can là người có nhược điểm về thể chất như câm, điếc, mù có yêu cầu đọc, ghi chép tài liệu thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đang thụ lý, giải quyết vụ án phải trưng cầu người phiên dịch, người dịch thuật hoặc người biết được cử chỉ, hành vi của người câm, người điếc, chữ của người mù cùng tham gia việc cho bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội đọc, ghi chép tài liệu. Đối với bị can là người dưới 18 tuổi thì phải có người đại diện cùng tham gia việc cho bị can đọc, ghi chép tài liệu.
4. Thời gian cho bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội được đọc, ghi chép tài liệu mỗi lần không quá 03 giờ, trong 01 ngày không quá 02 lần.
5. Việc cho bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội đọc, ghi chép tài liệu phải được lập biên bản. Đối với các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này thì phải có thêm xác nhận của người cùng tham gia việc cho bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội đọc, ghi chép tài liệu và cho bị can ký hoặc điểm chỉ xác nhận.
Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư liên tịch 02/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP Quy định về trình tự, thủ tục, địa điểm bị can phạm tội đọc tài liệu bào chữa của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.