Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông tư số 19/2011/TT-BYT của Bộ Y tế: Hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp.

BỘ Y TẾ

________________

Số: 19/2011/TT-BYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_________________________

Hà Nội, ngày 06 tháng 06 năm 2011

THÔNG TƯ
Hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động,
sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp
________________________

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23/6/1994 và Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2002, năm 2006 và năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 và Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động;

Căn cứ Nghị định 188/2009/NĐ-CP ngày 27/12/2009 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế; Nghị định số 22/2010/NĐ-CP ngày 09/3/2010 của Chính phủ sửa đổi bổ sung Điều 3 Nghị định số 188/2009/NĐ-CP ngày 27/12/2009 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của Bộ Y tế;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế,

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định việc quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Quản lý vệ sinh lao động là quản lý các yếu tố có hại trong điều kiện và môi trường lao động đối với sức khỏe người lao động; thực hiện các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa các bệnh nghề nghiệp và nâng cao khả năng lao động cho người lao động.

2. Các yếu tố vệ sinh lao động bao gồm yếu tố vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió); vật lý (bức xạ nhiệt, ánh sáng, tiếng ồn, rung, phóng xạ, điện từ trường), bụi; hóa học; vi sinh vật gây bệnh; tâm sinh lý lao động và éc-gô-nô-mi; và các yếu tố khác trong môi trường lao động.

3. Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động, sản xuất có hại của nghề nghiệp tác động đối với sức khỏe người lao động.

4. Đơn vị thực hiện đo, kiểm tra môi trường lao động là các đơn vị có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, năng lực cán bộ và trang thiết bị thực hiện hoạt động đo, kiểm tra môi trường lao động (sau đây gọi chung là đơn vị đo, kiểm tra môi trường lao động).

5. Đơn vị quản lý về sức khỏe người lao động và môi trường tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc Bộ, ngành là Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường hoặc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (đối với các tỉnh không thành lập Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường) và đơn vị được giao trách nhiệm quản lý công tác y tế của Bộ, ngành (sau đây gọi tắt là y tế Bộ, ngành).

Điều 3. Nguyên tắc quản lý

1. Mọi cơ sở lao động đều phải lập và định kỳ bổ sung hồ sơ quản lý về vệ sinh lao động, hồ sơ quản lý sức khỏe cho người lao động và bệnh nghề nghiệp.

2. Việc đo, kiểm tra môi trường lao động phải được thực hiện bởi đơn vị có đủ điều kiện theo quy định tại Thông tư này.

3. Việc quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp được thực hiện trên cơ sở phân cấp và kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn chơi game Lines 98 kinh điển

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *