Thông tư liên tịch số 140/2011/TTLT-BTC-LĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ Tài chính: Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011 – 2015.
BỘ TÀI CHÍNH – BỘ LAO ĐỘNG – ________________ Số: 140/2011/TTLT-BTC-LĐTBXH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2011 |
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chương trình
quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011 – 2015
_______________
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
Thực hiện Quyết định số 2281/QĐ-TTg ngày 10/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011 – 2015;
Bộ Tài chính và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011 – 2015 (sau đây gọi tắt là chương trình) như sau:
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị có sử dụng nguồn vốn sự nghiệp từ ngân sách Nhà nước (bao gồm cả vốn viện trợ không hoàn lại hỗ trợ trực tiếp ngân sách) để thực hiện các dự án, hoạt động của chương trình theo Quyết định số 2281/QĐ-TTg ngày 10/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011 – 2015 (sau đây gọi tắt là Quyết định số 2281/QĐ-TTg).
2. Trường hợp chương trình sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển thì thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước đối với nguồn vốn này.
Điều 2. Nguồn kinh phí thực hiện chương trình
1. Ngân sách Nhà nước bảo đảm và bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm theo lĩnh vực chi của các Bộ, ngành, địa phương theo phân cấp của Luật ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật, cụ thể:
a) Ngân sách trung ương (bao gồm cả vốn viện trợ không hoàn lại hỗ trợ chương trình):
– Bảo đảm kinh phí cho các Bộ, cơ quan trung ương thực hiện nhiệm vụ được giao theo Quyết định số 2281/QĐ-TTg.
– Hỗ trợ có mục tiêu cho các địa phương, trong đó ưu tiên các tỉnh trọng điểm cần giải quyết các vấn đề về an toàn, vệ sinh lao động để thực hiện nhiệm vụ sau:
+ Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn – vệ sinh lao động: huấn luyện nâng cao năng lực hệ thống kiểm định, kiểm tra chất lượng sản phẩm, hệ thống thanh tra, kiểm tra, giám sát về an toàn – vệ sinh lao động; hỗ trợ trang thiết bị cho hệ thống kiểm định, thanh tra an toàn – vệ sinh lao động; hỗ trợ xây dựng và kiện toàn cơ sở dữ liệu về an toàn – vệ sinh lao động.
+ Hỗ trợ các hoạt động tổng thể nhằm phòng, chống bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe người lao động: hỗ trợ thiết bị cho các cơ sở khám, điều trị và phục hồi chức năng lao động cho người bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, cơ sở giám sát môi trường lao động (trên cơ sở Đề án của cấp có thẩm quyền phê duyệt); hỗ trợ tập huấn nghiệp vụ chẩn đoán, giám định, điều trị và phục hồi chức năng cho người bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, kỹ năng giám sát môi trường lao động, nghiệp vụ y tế lao động cho các doanh nghiệp, cơ sở để tổ chức chăm sóc sức khỏe cho người lao động tại nơi làm việc.
+ Hỗ trợ các hoạt động tuyên truyền, huấn luyện, tư vấn nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động về công tác an toàn – vệ sinh lao động; Tuần lễ quốc gia về an toàn – vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ.
+ Hỗ trợ hoạt động quản lý, giám sát thực hiện chương trình.
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành tiêu chí và danh mục các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trọng điểm về an toàn lao động – vệ sinh lao động.
b) Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ưu tiên bố trí ngân sách địa phương, lồng ghép với chương trình, hoạt động khác có liên quan trên địa bàn để bảo đảm thực hiện các mục tiêu của chương trình theo Quyết định số 2281/QĐ-TTg.
2. Nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế theo các chương trình, dự án.
3. Nguồn kinh phí đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tham gia chương trình.
4. Các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Download file tài liệu để xem thêm chi tiết
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chương trình quốc gia về an toàn lao động của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.