Thông tư số 41/2011/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Hướng dẫn nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng trên cơ sở rủi ro phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC __________ Số: 41/2011/TT-NHNN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2011 |
THÔNG TƯ
hướng dẫn nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng trên cơ sở rủi ro phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền
________________
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 6 năm 2005 của Chính phủ về phòng, chống rửa tiền;
Thực hiện Quyết định số 287/QĐ-TTg ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1451/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2010 về việc “ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố”,
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng trên cơ sở rủi ro phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền như sau:
Mục 1
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn về nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng trên cơ sở rủi ro phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng.
2. Đại lý đổi ngoại tệ, doanh nghiệp đăng ký kinh doanh vàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và trung gian thanh toán được Ngân hàng Nhà nước cấp phép.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động ngân hàng đại lý là việc cung cấp dịch vụ ngân hàng, thanh toán và các dịch vụ khác của một ngân hàng tại một quốc gia, vùng lãnh thổ cụ thể (sau đây gọi là Ngân hàng đại lý) cho một ngân hàng khác tại một quốc gia, vùng lãnh thổ khác (sau đây gọi là Ngân hàng đối tác).
2. Tổ chức báo cáo là các tổ chức được quy định tại Điều 2 Thông tư này.
3. Dịch vụ chuyển tiền hoặc giá trị thay thế là dịch vụ chuyển tiền, giá trị (như séc, hối phiếu, thẻ thanh toán hoặc giấy tờ có giá khác) từ địa điểm này sang địa điểm khác do cá nhân, tổ chức chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép hoặc quản lý thực hiện.
4. Cá nhân có ảnh hưởng chính trị là cá nhân được giao giữ những chức vụ cao cấp trong bộ máy Nhà nước của nước ngoài, bao gồm người đứng đầu Nhà nước, chính phủ, quan chức cao cấp của chính phủ, tòa án, quân đội; hoặc người quản lý cao cấp của công ty thuộc sở hữu Nhà nước của nước ngoài, quan chức cao cấp của đảng phái chính trị; và thành viên gia đình, những người có quan hệ mật thiết với cá nhân đó.
5. Ngân hàng vỏ bọc là ngân hàng không có trụ sở hữu hình, không chịu sự quản lý, giám sát của bất cứ một cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của một quốc gia, vùng lãnh thổ nào.
6. Hoạt động kinh doanh được giới thiệu là hoạt động kinh doanh của tổ chức báo cáo với khách hàng thông qua sự giới thiệu của bên trung gian là thành viên khác trong cùng tập đoàn, tổng công ty, tổ chức tài chính hoặc các tổ chức cung cấp dịch vụ môi giới.
7. Lực lượng đặc nhiệm tài chính là tổ chức liên chính phủ có chức năng nghiên cứu, ban hành và giám sát thực hiện các chuẩn mực quốc tế về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Download file tài liệu để xem thêm chi tiết
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư hướng dẫn nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng trên cơ sở rủi ro phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.