Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 95/2016/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký thuế Quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký thuế ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông tư 95/2016/TT-BTC quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký thuế; thay đổi thông tin đăng ký thuế; chấm dứt hiệu lực mã số thuế, khôi phục mã số thuế, tạm ngừng kinh doanh; đăng ký thuế đối với trường hợp tổ chức lại, chuyển đổi mô hình hoạt động của tổ chức; trách nhiệm quản lý và sử dụng mã số thuế.

Quy định chung về đăng ký thuế:

Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp thực hiện đăng ký thuế cùng với việc đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành về đăng ký doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp không thành lập theo Luật doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và những nội dung liên quan đến quản lý thuế, đăng ký thuế của doanh nghiệp thành lập theo Luật doanh nghiệp nhưng chưa được quy định tại Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành thì thực hiện đăng ký thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và hướng dẫn tại Thông tư này.

Đối tượng áp dụng:

1. Người nộp thuế là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân thực hiện đăng ký doanh nghiệp (đăng ký thuế và đăng ký kinh doanh) tại cơ quan đăng ký kinh doanh (sau đây gọi là Doanh nghiệp).
  • Doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm, kế toán, kiểm toán, luật sư, công chứng hoặc các lĩnh vực chuyên ngành khác không đăng ký doanh nghiệp qua cơ quan đăng ký kinh doanh (sau đây gọi là Tổ chức kinh tế).
  • Đơn vị sự nghiệp; đơn vị vũ trang; tổ chức kinh tế của các tổ chức chính trị, chính trị-xã hội, xã hội, xã hội-nghề nghiệp hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật nhưng không phải đăng ký doanh nghiệp qua cơ quan đăng ký kinh doanh; tổ chức của các nước có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam thực hiện hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu; hợp tác xã, tổ hợp tác được thành lập và tổ chức hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã (sau đây gọi là Tổ chức kinh tế).
  • Tổ chức được thành lập bởi cơ quan có thẩm quyền không có hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước (sau đây gọi là Tổ chức khác).
  • Tổ chức, cá nhân không phát sinh nghĩa vụ thuế nhưng được hoàn thuế, gồm: Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của nước ngoài mua hàng hoá, dịch vụ có thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam để viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo; các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam thuộc đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng đối với đối tượng hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao; Chủ dự án ODA thuộc diện được hoàn thuế giá trị gia tăng, Văn phòng đại diện nhà tài trợ dự án ODA (sau đây gọi là Tổ chức khác).
  • Tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài hành nghề độc lập kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với pháp luật Việt Nam có thu nhập phát sinh tại Việt Nam (sau đây gọi là nhà thầu nước ngoài) hoặc có phát sinh nghĩa vụ thuế tại Việt Nam.
  • Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay cho nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài; tổ chức có hợp đồng hoặc văn bản hợp tác kinh doanh với cá nhân nộp thay cho cá nhân (sau đây gọi là tổ chức, cá nhân khấu trừ nộp thay).
  • Người Điều hành, công ty Điều hành chung, doanh nghiệp liên doanh, nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng, hiệp định dầu khí, công ty mẹ – Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đại diện nước chủ nhà nhận phần lãi được chia từ các hợp đồng, hiệp định dầu khí và tổ chức được Chính phủ Việt Nam giao nhiệm vụ tiếp nhận phần được chia của Việt Nam thuộc các mỏ dầu khí tại vùng chồng lấn.
  • Hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh và cung cấp hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả cá nhân của các nước có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam thực hiện hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu) (sau đây gọi là hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh).
  • Cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân (trừ cá nhân kinh doanh).
  • Tổ chức và cá nhân khác có nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
  • Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập từ tiền lương, tiền công (sau đây gọi là cơ quan chi trả thu nhập).
Tham khảo thêm:   Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Hoạt động trải nghiệm 3 sách Cánh diều Tập huấn sách giáo khoa lớp 3 Cánh diều năm 2022 - 2023

2. Tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế uỷ nhiệm thu.

3. Người nộp thuế thực hiện đăng ký thuế cho người phụ thuộc theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân.

4. Cơ quan thuế gồm: Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế.

5. Cơ quan hải quan gồm: Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan, Chi cục Hải quan.

6. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Mục lục chi tiết của thông tư 95/2016/TT-BTC

Chương I: Quy định chung

  • Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh
  • Điều 2. Đối tượng áp dụng
  • Điều 3. Giải thích từ ngữ
  • Điều 4. Mã số thuế
  • Điều 5. Cấp và sử dụng mã số thuế

Chương II: Những quy định cụ thể

Mục 1. Đăng ký thuế

  • Điều 6. Thời hạn thực hiện đăng ký thuế của người nộp thuế
  • Điều 7. Hồ sơ đăng ký thuế
  • Điều 8. Địa Điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế
  • Điều 9. Tiếp nhận và thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký thuế
  • Điều 10. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế
  • Điều 11. Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế

Mục 2. Thay đổi thông tin đăng ký thuế

  • Điều 12. Trách nhiệm, thời hạn và địa Điểm nộp hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế của người nộp thuế
  • Điều 13. Hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế
  • Điều 14. Tiếp nhận hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế
  • Điều 15. Xử lý hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế và trả kết quả
Tham khảo thêm:   Lịch sử 10 Bài 18: Văn minh Đại Việt Soạn Sử 10 trang 109 sách Chân trời sáng tạo

Mục 3. Chấm dứt hiệu lực mã số thuế, khôi phục mã số thuế, tạm ngừng kinh doanh

  • Điều 16. Các trường hợp, thời hạn và địa Điểm nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế
  • Điều 17. Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế
  • Điều 18. Xử lý hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế và trả kết quả
  • Điều 19. Người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký
  • Điều 20. Khôi phục mã số thuế
  • Điều 21. Đăng ký thuế trong trường hợp tạm ngừng kinh doanh

Mục 4. Đăng ký thuế đối với trường hợp tổ chức lại, chuyển đổi mô hình hoạt động của tổ chức

  • Điều 22. Đăng ký thuế trong trường hợp tổ chức lại hoạt động của tổ chức kinh tế
  • Điều 23. Đăng ký thuế trong trường hợp chuyển đổi mô hình hoạt động của tổ chức kinh tế và tổ chức khác

Chương III: Trách nhiệm quản lý và sử dụng mã số thuế

  • Điều 24. Trách nhiệm của Người nộp thuế
  • Điều 25. Trách nhiệm của cơ quan Thuế
  • Điều 26. Trách nhiệm của cơ quan Đăng ký kinh doanh
  • Điều 27. Trách nhiệm của cơ quan Hải quan
  • Điều 28. Trách nhiệm của các Bộ, ngành và các cơ quan liên quan
  • Điều 29. Công khai thông tin đăng ký thuế của người nộp thuế

Chương IV: Tổ chức thực hiện

  • Điều 30. Hiệu lực thi hành
  • Điều 31. Trách nhiệm thực hiện
Tham khảo thêm:   Hóa học 9 Bài 30: Silic - Công nghiệp Silicat Giải Hoá học lớp 9 trang 95

Thông tư 95/2016/TT-BTC có hiệu lực ngày 12/8/2016.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 95/2016/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký thuế Quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký thuế của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *