Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 94/2013/TT-BTC Hướng dẫn chế độ tài chính đối với quỹ tín dụng nhân dân ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông tư 94/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính đối với quỹ tín dụng nhân dân do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

BỘ TÀI CHÍNH
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————–

Số: 94/2013/TT-BTC

Hà Nội, ngày 08 tháng 7 năm 2013

THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN

Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật hợp tác xã ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 57/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn chế độ tài chính đối với quỹ tín dụng nhân dân,

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này hướng dẫn về chế độ tài chính đối với quỹ tín dụng nhân dân.

2. Hoạt động tài chính của quỹ tín dụng nhân dân thực hiện theo quy định tại Nghị định số 57/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi tắt là Nghị định số 57/2012/NĐ-CP); nội dung hướng dẫn tại Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tài chính khác có liên quan.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quỹ tín dụng nhân dân được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010 và Luật hợp tác xã số 23/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Vốn chủ sở hữu của quỹ tín dụng nhân dân

1. Vốn điều lệ là số vốn góp của các thành viên được ghi trong điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân.

2. Các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái (nếu có) phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản chưa hoàn thành được hạch toán vào vốn chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.

3. Chênh lệch đánh giá lại tài sản là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản với giá trị đánh giá lại của tài sản khi có quyết định của Nhà nước.

4. Các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, quỹ dự phòng tài chính.

5. Lợi nhuận chưa phân phối.

6. Vốn khác thuộc sở hữu của quỹ tín dụng nhân dân.

Điều 4. Sử dụng vốn, tài sản

1. Quỹ tín dụng nhân dân có trách nhiệm quản lý, sử dụng, theo dõi toàn bộ tài sản và vốn hiện có, thực hiện hạch toán theo đúng chế độ kế toán hiện hành; phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình sử dụng, biến động của vốn và tài sản trong quá trình kinh doanh; quy rõ trách nhiệm và hình thức xử lý đối với từng bộ phận, cá nhân trong trường hợp làm hư hỏng, mất mát tài sản, tiền vốn của quỹ.

2. Quỹ tín dụng nhân dân được sử dụng vốn hoạt động để phục vụ hoạt động kinh doanh theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng, Nghị định 57/2012/NĐ-CP và các hướng dẫn cụ thể tại Thông tư này theo nguyên tắc đảm bảo an toàn và phát triển vốn.

Tham khảo thêm:   Thông tư 84/2017/TT-BTC Hướng dẫn kinh doanh hàng hóa miễn thuế theo Nghị định 68/2016/NĐ-CP

a) Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, quỹ tín dụng nhân dân phải đảm bảo duy trì giới hạn đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc: giá trị còn lại của tài sản cố định không vượt quá 50% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.

b) Đối với các bất động sản nắm giữ do việc xử lý nợ vay theo quy định tại khoản 3 Điều 132 Luật các tổ chức tín dụng:

– Đối với các bất động sản quỹ tín dụng nhân dân nắm giữ tạm thời để bán, chuyển nhượng nhằm thu hồi vốn, quỹ tín dụng nhân dân không hạch toán tăng tài sản, không thực hiện trích khấu hao.

– Đối với các bất động sản được quỹ tín dụng nhân dân mua lại để phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh, quỹ tín dụng nhân dân hạch toán tăng tài sản, thực hiện trích khấu hao theo quy định của pháp luật và đảm bảo giới hạn đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản cố định theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

c) Quỹ tín dụng nhân dân thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn vốn theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 57/2012/NĐ-CP. Việc trích lập các khoản dự phòng trong chi phí, quỹ thực hiện theo quy định cụ thể sau:

– Đối với dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng: quỹ tín dụng nhân dân thực hiện việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính.

– Đối với dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư dài hạn (bao gồm cả giảm giá chứng khoán), dự phòng phải thu khó đòi (ngoài dự phòng rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng) (nếu có): quỹ tín dụng nhân dân thực hiện trích lập dự phòng theo quy định chung áp dụng đối với doanh nghiệp.

d) Đối với những tài sản đi thuê, nhận cầm cố, nhận thế chấp, nhận bảo quản giữ hộ của khách hàng, quỹ tín dụng nhân dân có trách nhiệm quản lý, bảo quản hoặc sử dụng theo thoả thuận với khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật.

đ) Nhượng bán, thanh lý tài sản

– Việc nhượng bán, thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định tại Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân.

– Quỹ tín dụng nhân dân được nhượng bán tài sản để thu hồi vốn sử dụng cho mục đích kinh doanh có hiệu quả hơn.

– Quỹ tín dụng nhân dân được thanh lý những tài sản kém, mất phẩm chất; tài sản hư hỏng không có khả năng phục hồi; tài sản lạc hậu kỹ thuật không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không có hiệu quả và không thể nhượng bán nguyên trạng; tài sản đã sử dụng vượt quá thời gian sử dụng theo quy định mà không thể tiếp tục sử dụng. Khi thanh lý tài sản, quỹ tín dụng nhân dân phải thành lập hội đồng thanh lý.

– Đối với những tài sản pháp luật quy định phải bán đấu giá khi nhượng bán, thanh lý, quỹ tín dụng nhân dân phải tổ chức bán đấu giá theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Quản lý doanh thu

1. Doanh thu của quỹ tín dụng nhân dân bao gồm các khoản thu sau:

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Ngôi nhà và đống rơm

a) Thu từ hoạt động kinh doanh:

– Thu lãi cho vay khách hàng; thu lãi tiền gửi; thu khác từ hoạt động tín dụng;

– Thu lãi góp vốn;

– Thu từ hoạt động cung ứng dịch vụ chuyển tiền, thực hiện các nghiệp vụ thu hộ, chi hộ cho các thành viên;

– Thu từ hoạt động kinh doanh khác.

b) Thu khác, gồm:

– Thu từ việc nhận ủy thác, làm đại lý một số lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, quản lý tài sản theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

– Thu từ cung ứng dịch vụ tư vấn về ngân hàng, tài chính cho các thành viên;

– Thu từ việc nhượng bán, thanh lý tài sản cố định;

– Thu từ các khoản cho vay đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro (bao gồm cả các khoản nợ đã được xóa nay đòi được);

– Thu các khoản nợ phải trả nay đã mất chủ hoặc không xác định được chủ nợ được ghi tăng thu nhập;

– Thu tiền phạt khách hàng, tiền khách hàng bồi thường do vi phạm hợp đồng;

– Thu tiền bảo hiểm được bồi thường;

– Thu các khoản thuế đã nộp nay được giảm, được hoàn lại;

– Thu hoàn nhập dự phòng đối với các khoản trích lập dự phòng rủi ro thừa (số phải trích thấp hơn số đã trích) nhưng không ghi giảm chi phí theo quy định của pháp luật về trích lập dự phòng rủi ro;

– Các khoản thu khác.

2. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu

a) Đối với hoạt động tín dụng

– Thu lãi từ hoạt động cấp tín dụng:

Quỹ tín dụng nhân dân hạch toán số lãi phải thu phát sinh trong kỳ vào thu nhập đối với các khoản nợ được phân loại là nợ đủ tiêu chuẩn không phải trích dự phòng rủi ro cụ thể theo quy định.

Đối với số lãi phải thu phát sinh trong kỳ của các khoản nợ còn lại thì không phải hạch toán thu nhập, quỹ tín dụng nhân dân thực hiện theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu, khi thu được thì hạch toán vào thu hoạt động kinh doanh.

– Thu lãi tiền gửi: là số lãi phải thu trong kỳ.

b) Đối với thu lãi góp vốn: cổ tức, lợi nhuận được chia từ hoạt động góp vốn là số lãi được chia khi có nghị quyết hoặc quyết định chia.

c) Đối với doanh thu từ hoạt động còn lại: doanh thu là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hoá, cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ được khách hàng chấp nhận thanh toán sau khi trừ (-) khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ) không phân biệt đã thu hay chưa thu được tiền.

d) Đối với các khoản doanh thu phải thu đã hạch toán vào thu nhập nhưng đến kỳ hạn thu không thu được thì quỹ tín dụng nhân dân hạch toán giảm doanh thu nếu cùng kỳ kế toán hoặc hạch toán vào chi phí nếu khác kỳ kế toán và theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu. Khi thu được thì hạch toán vào thu hoạt động kinh doanh.

3. Các khoản thu phát sinh trong kỳ của quỹ tín dụng nhân dân phải có hoá đơn hoặc chứng từ hợp lệ và phải được hạch toán đầy đủ vào doanh thu.

Điều 6. Quản lý chi phí

1. Chi phí của quỹ tín dụng nhân dân bao gồm các khoản chi:

a) Chi cho hoạt động kinh doanh

– Chi trả lãi tiền gửi, trả lãi tiền vay;

– Chi cho hoạt động góp vốn;

– Chi cho hoạt động cung ứng dịch vụ chuyển tiền, thực hiện các nghiệp vụ thu hộ, chi hộ cho các thành viên;

Tham khảo thêm:   Đoạn văn giới thiệu về nhân vật lịch sử (5 mẫu) Lịch sử 6 Bài 18 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

– Chi hoạt động kinh doanh khác.

b) Chi nộp thuế, các khoản phí, lệ phí kể cả thuế, phí, lệ phí liên quan đến tiền thuê đất (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp) theo quy định của pháp luật.

c) Chi cho tài sản

– Chi khấu hao tài sản cố định sử dụng cho hoạt động kinh doanh thực hiện theo chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định đối với doanh nghiệp.

Trường hợp mua trả chậm tài sản cố định: quỹ tín dụng nhân dân hạch toán khoản chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán và giá mua tài sản cố định trả ngay vào chi phí theo kỳ hạn thanh toán trừ trường hợp số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá tài sản cố định (vốn hóa) theo quy định của chuẩn mực kế toán.

– Chi thuê tài sản cố định: Chi phí thuê tài sản cố định được thực hiện theo hợp đồng thuê. Trường hợp trả tiền thuê tài sản một lần cho nhiều năm thì tiền thuê được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh theo số năm sử dụng tài sản. Đối với các khoản chi liên quan đến thuê đất không được trừ vào tiền thuê theo quy định, quỹ tín dụng nhân dân thực hiện phân bổ vào chi phí theo thời gian sử dụng đất thuê.

– Chi bảo dưỡng tài sản cố định;

– Chi sửa chữa tài sản cố định;

– Chi mua sắm, sửa chữa công cụ dụng cụ;

– Chi bảo hiểm tài sản;

– Chi khác về tài sản.

d) Chi cho nhân viên theo quy định của pháp luật, bao gồm:

– Chi tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất lương cho cán bộ làm việc tại quỹ tín dụng nhân dân bao gồm:

Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp cho thành viên chuyên trách của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; chi phụ cấp cho thành viên bán chuyên trách Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát. Mức chi do Hội đồng quản trị quỹ tín dụng nhân dân quyết định trên cơ sở nghị quyết của Đại hội thành viên.

Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp trả cho cán bộ nhân viên của quỹ tín dụng nhân dân căn cứ theo hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể.

– Chi các khoản đóng góp theo lương: Chi nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn.

– Chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp;

– Chi mua bảo hiểm tai nạn con người;

– Chi ăn ca;

– Chi bảo hộ lao động đối với những đối tượng cần trang bị bảo hộ lao động trong khi làm việc;

– Chi trang phục giao dịch cho cán bộ nhân viên;

– Chi theo chế độ quy định đối với lao động nữ theo quy định của pháp luật;

– Chi y tế bao gồm các khoản chi khám bệnh định kỳ cho người lao động, chi mua thuốc dự phòng và các khoản chi y tế khác thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành;

– Chi tiền nghỉ phép hàng năm theo quy định của pháp luật;

– Các khoản chi khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 94/2013/TT-BTC Hướng dẫn chế độ tài chính đối với quỹ tín dụng nhân dân của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *