Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 80/2021/TT-BTC Hướng dẫn về quản lý thuế ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bộ Tài chính ban hành Thông tư 80/2021/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế và Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý thuế.

Theo đó, mẫu biểu hồ sơ khai thuế được ban hành kèm theo Thông tư 80/2021 được áp dụng đối với các kỳ tính thuế bắt đầu từ ngày 01/01/2022 trở đi. Việc khai quyết toán thuế của kỳ tính thuế năm 2021 cũng được áp dụng theo mẫu biểu hồ sơ của Thông tư này. Ngoài ra Thông tư cũng quy định về quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác của nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam. Vậy sau đây là trọn bộ Thông tư 80/2021/TT-BTC, mời các bạn tải tại đây.

BỘ TÀI CHÍNH
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 80/2021/TT-BTC

Hà Nội, ngày 29 tháng 9 năm 2021

THÔNG TƯ 80/2021/TT-BTC

HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT QUẢN LÝ THUẾ VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 126/2020/NĐ-CP NGÀY 19 THÁNG 10 NĂM 2020 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT QUẢN LÝ THUẾ

Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ các Luật, Pháp lệnh, Nghị định về thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26/7/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn đối với các khoản thu ngân sách nhà nước do cơ quan thuế quản lý theo quy định tại Điều 7, Điều 28, Điều 42, Điều 59, Điều 60, Điều 64, Điều 72, Điều 73, Điều 76, Điều 80, Điều 86, Điều 96, Điều 107 và Điều 124 của Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019 và Điều 30, Điều 39 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế (Nghị định số 126/2020/NĐ-CP) đối với các nội dung về đồng tiền khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ và tỷ giá quy đổi; nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn; khai thuế, tính thuế, phân bổ nghĩa vụ thuế, mẫu biểu khai thuế; xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế; xử lý đối với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa; hồ sơ nộp dần tiền thuế nợ, hồ sơ gia hạn nộp thuế; trình tự, thủ tục hoàn thuế, phân loại hồ sơ hoàn thuế, tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế; hồ sơ miễn thuế, giảm thuế; hồ sơ xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; xây dựng, thu thập xử lý thông tin và quản lý thông tin người nộp thuế; trình tự, thủ tục hồ sơ kiểm tra thuế; quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác của nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; kinh phí uỷ nhiệm thu.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng Thông tư này bao gồm: Người nộp thuế; cơ quan thuế; công chức thuế; cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan theo quy định tại Điều 2 Luật Quản lý thuế.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Ngoài các từ ngữ đã được quy định tại Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, một số từ ngữ trong Thông tư này được hiểu như sau:

1. “Hoạt động thương mại điện tử” là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác theo quy định tại Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ.

2. “Hoạt động kinh doanh dựa trên nền tảng số” là hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh doanh thông qua hệ thống kỹ thuật số trung gian nhằm kết nối với khách hàng, tất cả các hoạt động kết nối diễn ra trong môi trường số.

3. “Tỉnh” là địa bàn hành chính cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

4. “Phân bổ nghĩa vụ thuế” là việc người nộp thuế khai thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước và xác định số thuế phải nộp cho từng tỉnh nơi được hưởng nguồn thu ngân sách nhà nước (địa bàn nhận phân bổ) theo quy định của pháp luật.

5. “Cơ quan thuế quản lý trực tiếp” bao gồm:

a) Cơ quan thuế quản lý địa bàn trụ sở chính của người nộp thuế, trừ quy định tại điểm c khoản này;

b) Cơ quan thuế quản lý địa bàn nơi người nộp thuế có đơn vị phụ thuộc khác tỉnh với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính nhưng đơn vị phụ thuộc trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế trên địa bàn;

c) Cục Thuế doanh nghiệp lớn thuộc Tổng cục Thuế được thành lập theo quy định tại Quyết định số 15/2021/QĐ-TTg ngày 30/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ;

d) Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp là cơ quan thuế cấp mã số thuế và được thay đổi theo cơ quan thuế thực hiện quyết toán thuế cho cá nhân theo quy định;

đ) Đối với cá nhân nhận thừa kế, quà tặng là chứng khoán hoặc phần vốn góp trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh tại Việt Nam, thuộc diện khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp là cơ quan thuế quản lý đơn vị phát hành; trường hợp có nhiều cơ quan thuế quản lý nhiều đơn vị phát hành thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp là cơ quan thuế nơi cá nhân nhận thừa kế, quà tặng cư trú.

Cơ quan thuế quản lý trực tiếp có thể được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế hoặc Thông báo cơ quan thuế quản lý hoặc Thông báo phân công cơ quan thuế quản lý khi cấp mã số doanh nghiệp, mã số hợp tác xã, mã số thuế hoặc khi thay đổi thông tin đăng ký hoặc khi phân công lại cơ quan thuế quản lý theo quy định của pháp luật.

6. “Cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ” là cơ quan thuế thuộc địa bàn được nhận khoản thu ngân sách nhà nước do người nộp thuế xác định trên tờ khai thuế nhưng không được tiếp nhận hồ sơ khai thuế của người nộp thuế theo quy định. Cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ gồm:

a) Cơ quan thuế tại địa bàn nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính nhưng không quản lý trực tiếp người nộp thuế;

b) Cơ quan thuế tại tỉnh khác với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính mà được hưởng khoản thu ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP và Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19 Thông tư này.

7. “Cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước” là cơ quan thuế quản lý địa bàn nơi người nộp thuế có phát sinh thủ tục khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, miễn, giảm thuế và các thủ tục về thuế khác theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành hoặc theo văn bản phân công của cơ quan có thẩm quyền; nhưng không phải là cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế.

8. “Đơn vị phụ thuộc” bao gồm chi nhánh, văn phòng đại diện.

9. “Địa điểm kinh doanh” là nơi người nộp thuế tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh (trừ địa điểm của trụ sở chính, đơn vị phụ thuộc).

10. “Chi cục Thuế” bao gồm Chi cục Thuế và Chi cục Thuế khu vực.

11. “Thiệt hại vật chất” là những tổn thất về tài sản của người nộp thuế tính được bằng tiền như: Máy móc, thiết bị, phương tiện, vật tư, hàng hóa, nhà xưởng, trụ sở làm việc, tiền, các giấy tờ có giá trị như tiền.

Điều 4. Đồng tiền khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi và tỷ giá giao dịch thực tế

1. Các trường hợp khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi bao gồm:

a) Hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí (trừ trường hợp dầu thô, condensate, khí thiên nhiên bán tại thị trường Việt Nam hoặc Chính phủ có quy định khác) gồm: thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp; phụ thu đối với phần dầu lãi được chia khi giá dầu thô biến động tăng; tiền lãi dầu, khí nước chủ nhà được chia; tiền hoa hồng chữ ký; tiền hoa hồng phát hiện thương mại dầu, khí; tiền hoa hồng sản xuất; tiền đọc và sử dụng tài liệu dầu, khí; tiền đền bù không thực hiện các cam kết tối thiểu; thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ chuyển nhượng quyền lợi tham gia hợp đồng dầu khí; thuế đặc biệt, khoản phụ thu và thuế thu nhập doanh nghiệp từ kết dư phần dầu để lại của hoạt động dầu khí của Liên doanh Vietsovpetro tại Lô 09.1 thực hiện khai, nộp vào ngân sách nhà nước bằng loại ngoại tệ tự do chuyển đổi sử dụng trong giao dịch thanh toán.

b) Phí, lệ phí và các khoản thu khác do các cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài thực hiện thu:

Khai và nộp vào ngân sách nhà nước bằng loại ngoại tệ tự do chuyển đổi được quy định tại văn bản quy định về mức thu phí, lệ phí và các khoản thu khác.

c) Phí, lệ phí do các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam được phép thu phí, lệ phí bằng ngoại tệ:

Khai và nộp vào ngân sách nhà nước bằng loại ngoại tệ tự do chuyển đổi được quy định tại văn bản quy định về mức thu phí, lệ phí.

d) Hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác của nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam:

Khai và nộp vào ngân sách nhà nước bằng loại ngoại tệ tự do chuyển đổi.

2. Tỷ giá giao dịch thực tế được thực hiện theo quy định pháp luật về kế toán.

Điều 5. Trách nhiệm quản lý thuế của cơ quan thuế quản lý trực tiếp, cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ và cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước

1. Đối với cơ quan thuế quản lý trực tiếp

Cơ quan thuế quản lý trực tiếp có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý thuế đối với người nộp thuế của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành (trừ quy định tại khoản 3 Điều này), cụ thể:

a) Tiếp nhận hồ sơ khai thuế, gia hạn nộp hồ sơ khai thuế và thực hiện xử phạt vi phạm pháp luật về thuế liên quan đến nộp hồ sơ khai thuế của người nộp thuế.

b) Tính tiền chậm nộp, điều chỉnh tiền chậm nộp của người nộp thuế.

c) Hướng dẫn, đôn đốc người nộp thuế khai thuế, nộp tiền vào ngân sách nhà nước.

d) Thực hiện các biện pháp đôn đốc nợ thuế, cưỡng chế nợ thuế.

đ) Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế, nộp dần tiền thuế, khoanh nợ, xoá nợ tiền thuế, miễn tiền chậm nộp, không tính tiền chậm nộp.

e) Tiếp nhận và giải quyết văn bản đề nghị xử lý số tiền nộp thừa của người nộp thuế theo quy định tại 0, 0 Thông tư này.

g) Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế theo quy định tại Chương V Thông tư này.

h) Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ miễn thuế, giảm thuế của người nộp thuế theo quy định tại Chương VI Thông tư này.

i) Thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với người nộp thuế và xử phạt vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra, kiểm tra (nếu có).

k) Trường hợp người nộp thuế thuộc phạm vi phân bổ nghĩa vụ thuế thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp thực hiện thêm các nhiệm vụ sau:

k.1) Xác định người nộp thuế thuộc phạm vi phân bổ nghĩa vụ thuế quy định tại 0, 0, 0, 0, 0, Điều 17, 0, 0 Thông tư này để hướng dẫn, đôn đốc người nộp thuế xác định số thuế phải nộp cho từng địa bàn nhận phân bổ và nộp Bảng phân bổ số thuế phải nộp kèm theo hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; thực hiện xử phạt vi phạm pháp luật về thuế liên quan đến nộp hồ sơ khai thuế của người nộp thuế.

k.2) Tính tiền chậm nộp, điều chỉnh tiền chậm nộp đối với toàn bộ số thuế phải nộp của người nộp thuế (bao gồm cả số thuế phải nộp tại địa bàn nhận phân bổ).

k.3) Hướng dẫn, đôn đốc người nộp thuế nộp tiền vào ngân sách nhà nước của địa bàn nhận phân bổ.

k.4) Chủ trì thực hiện các biện pháp đôn đốc nợ thuế, cưỡng chế nợ thuế đối với số thuế phải nộp của địa bàn nhận phân bổ; đồng thời, thông báo cho cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 3 Thông tư này biết, phối hợp.

k.5) Chủ trì tiếp nhận hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế, nộp dần tiền thuế, khoanh nợ, xoá nợ tiền thuế của địa bàn nhận phân bổ; đồng thời, thông báo cho cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 3 Thông tư này biết, phối hợp.

k.6) Chủ trì tiếp nhận và giải quyết hồ sơ miễn tiền chậm nộp, không tính tiền chậm nộp của khoản thuế nợ tại địa bàn nhận phân bổ.

k.7) Chủ trì tiếp nhận văn bản đề nghị xử lý số tiền thuế nộp thừa tại địa bàn nhận phân bổ và phối hợp với cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 3 Thông tư này để xử lý theo quy định tại 0, 0 Thông tư này.

k.8) Chủ trì tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hoàn thuế phân bổ nộp thừa của người nộp thuế và phối hợp với cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 3 Thông tư này để xử lý theo quy định tại Mục 2 Chương V Thông tư này.

k.9) Chủ trì tiếp nhận và giải quyết hồ sơ miễn thuế, giảm thuế của người nộp thuế tại địa bàn nhận phân bổ và phối hợp với cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 3 Thông tư này để xử lý theo quy định tại Chương VI Thông tư này.

k.10) Chủ trì và phối hợp với cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế và xử phạt vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra, kiểm tra (nếu có) bao gồm cả việc xác định số thuế phải nộp cho địa bàn nhận phân bổ.

k.11) Tổng hợp số liệu và báo cáo Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân kết quả thu ngân sách nhà nước theo quy định đối với tất cả các khoản nộp vào ngân sách nhà nước, khoản hoàn trả cho người nộp thuế trên địa bàn, bao gồm cả khoản thu thuộc trách nhiệm quản lý của cơ quan thuế quản lý trực tiếp khác nhưng người nộp thuế đóng trụ sở chính trên địa bàn.

2. Đối với cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ:

a) Theo dõi, giám sát người nộp thuế thực hiện khai phân bổ số tiền thuế phải nộp và nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước tại địa bàn nhận phân bổ; yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến khoản thu được phân bổ; thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp khi người nộp thuế không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về phân bổ nghĩa vụ thuế.

b) Thực hiện một số biện pháp đôn đốc nợ thuế, cưỡng chế nợ thuế đối với số thuế phải nộp tại địa bàn nhận phân bổ và thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp biết (trừ cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 3 Thông tư này).

c) Phối hợp giải quyết hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế, nộp dần tiền thuế, khoanh nợ, xoá nợ tiền thuế tại tỉnh được hưởng nguồn thu phân bổ theo đề nghị của cơ quan thuế quản lý trực tiếp (trừ cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 3 Thông tư này).

d) Chủ trì hoặc phối hợp với cơ quan thuế quản lý trực tiếp xử lý bù trừ số tiền thuế phân bổ nộp thừa của người nộp thuế theo quy định 0, 0 Thông tư này (trừ cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 3 Thông tư này).

đ) Phối hợp giải quyết hoàn thuế phân bổ nộp thừa cho người nộp thuế theo đề nghị của cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quy định tại Mục 2 Chương V Thông tư này (trừ cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 3 Thông tư này).

e) Phối hợp thực hiện thanh tra, kiểm tra người nộp thuế theo đề nghị của cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

3. Đối với cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước:

Cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý thuế đối với khoản thu được giao trên địa bàn của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể:

a) Tiếp nhận hồ sơ khai thuế, gia hạn nộp hồ sơ khai thuế và thực hiện xử phạt vi phạm pháp luật về thuế liên quan đến nộp hồ sơ khai thuế của người nộp thuế đối với khoản thu được giao quản lý.

b) Tính tiền chậm nộp, điều chỉnh tiền chậm nộp của người nộp thuế đối với khoản thu được giao quản lý. Trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều 13 Thông tư này thì tiền chậm nộp được tính, điều chỉnh tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

c) Hướng dẫn, đôn đốc người nộp thuế nộp tiền vào ngân sách nhà nước đối với khoản thu được giao quản lý.

d) Thực hiện các biện pháp đôn đốc nợ thuế, cưỡng chế nợ thuế đối với khoản thu được giao quản lý.

đ) Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đề nghị miễn tiền chậm nộp, không tính tiền chậm nộp, gia hạn nộp thuế đối với khoản thu được giao quản lý theo quy định tại 0, 0, Điều 24 Thông tư này.

e) Tiếp nhận và giải quyết văn bản đề nghị xử lý số tiền nộp thừa của người nộp thuế đối với khoản thu được giao quản lý theo quy định tại 0, 0 Thông tư này.

g) Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng đối với dự án đầu tư được giao quản lý theo quy định tại Mục 1 Chương V Thông tư này.

h) Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hoàn thuế nộp thừa đối với khoản thu được giao quản lý theo quy định tại Mục 2 Chương V Thông tư này.

i) Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ miễn thuế, giảm thuế của người nộp thuế đối với khoản thu được giao quản lý theo quy định tại Chương VI Thông tư này.

k) Thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với người nộp thuế có khoản thu được giao quản lý và xử phạt vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra, kiểm tra (nếu có).

l) Trường hợp người nộp thuế thuộc phạm vi phân bổ nghĩa vụ thuế đối với khoản thu quy định điểm đ khoản 1 0, 0, điểm d khoản 1 Điều 17 Thông tư này thì cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước thực hiện thêm các nhiệm vụ như cơ quan thuế quản lý trực tiếp đối với người nộp thuế có khoản thu được phân bổ theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều này.

Chương II

HỘI ĐỒNG TƯ VẤN THUẾ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

Điều 6. Thành phần Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn

1. Thành phần Hội đồng tư vấn thuế bao gồm:

a) Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn – Chủ tịch Hội đồng;

b) Đội trưởng hoặc Phó Đội trưởng Đội thuế liên xã, phường, thị trấn hoặc tương đương – Thành viên thường trực;

c) Một công chức phụ trách về tài chính thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn – Thành viên;

d) Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận tổ quốc xã, phường, thị trấn – Thành viên;

đ) Trưởng Công an xã, phường, thị trấn – Thành viên;

e) Tổ trưởng tổ dân phố hoặc cấp tương đương – Thành viên;

g) Trưởng ban quản lý chợ – Thành viên;

h) Đại diện hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tại địa bàn – Thành viên.

Trường hợp địa bàn hành chính cấp huyện không có đơn vị hành chính cấp xã, thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện quyết định việc thành lập Hội đồng tư vấn thuế với các thành viên tương tự theo quy định tại khoản này.

2. Đại diện hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tham gia Hội đồng tư vấn thuế phải đảm bảo các điều kiện sau:

a) Chấp hành tốt pháp luật của Nhà nước về sản xuất kinh doanh và pháp luật thuế;

b) Có thời gian kinh doanh tối thiểu là 03 năm tính đến trước ngày tham gia Hội đồng tư vấn thuế. Trường hợp tại địa bàn không có hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh hoạt động tối thiểu 03 năm thì lựa chọn hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có thời gian hoạt động dài nhất. Ưu tiên những đại diện là tổ trưởng, tổ phó, trưởng hoặc phó ngành hàng sản xuất kinh doanh tại địa bàn xã, phường, thị trấn hoặc chợ, trung tâm thương mại.

3. Số lượng hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tham gia Hội đồng tư vấn thuế tối đa không quá 05 người. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện căn cứ số lượng, quy mô kinh doanh của các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên địa bàn để quyết định số lượng hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tham gia Hội đồng tư vấn thuế.

Điều 7. Thành lập Hội đồng tư vấn thuế

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện căn cứ số lượng, quy mô kinh doanh, cá nhân kinh doanh của các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên địa bàn để quyết định thành lập Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn theo đề nghị của Chi cục trưởng Chi cục Thuế.

2. Hội đồng tư vấn thuế được thành lập và hoạt động trong thời hạn tối đa không quá 05 năm.

3. Hội đồng tư vấn thuế được thành lập lại hoặc bổ sung, thay thế thành viên Hội đồng tư vấn thuế trong một số trường hợp cụ thể như sau:

a) Thành lập lại Hội đồng tư vấn thuế khi Hội đồng tư vấn thuế hết nhiệm kỳ theo quy định tại khoản 2 Điều này.

b) Bổ sung, thay thế các thành viên Hội đồng tư vấn thuế trong các trường hợp sau:

b.1) Các thành viên không còn đáp ứng theo đúng thành phần quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 6 Thông tư này;

b.2) Bổ sung thêm hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh để phù hợp với số lượng hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đang hoạt động hoặc thay thế hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đã nghỉ kinh doanh tại địa bàn xã, phường, thị trấn;

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 12 Unit I: IB Vocabulary Soạn Anh 12 Chân trời sáng tạo trang 9

b.3) Các trường hợp thay đổi khác liên quan đến thành phần Hội đồng tư vấn thuế do Chi cục trưởng Chi cục Thuế đề xuất.

4. Thủ tục thành lập Hội đồng tư vấn thuế

a) Mặt trận tổ quốc xã, phường, thị trấn đề xuất, giới thiệu và gửi danh sách hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tham gia Hội đồng tư vấn thuế cho Chi cục Thuế. Chi cục Thuế có trách nhiệm cung cấp thông tin về hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo danh sách để Mặt trận tổ quốc xã, phường, thị trấn lựa chọn.

b) Chi cục trưởng Chi cục Thuế căn cứ thành phần và danh sách tham gia Hội đồng tư vấn thuế để đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện ra quyết định thành lập Hội đồng tư vấn thuế theo quy định tại Điều này (theo mẫu số 07-1/HĐTV ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này).

Điều 8. Nguyên tắc và chế độ làm việc của Hội đồng tư vấn thuế

1. Chủ tịch và các thành viên của Hội đồng tư vấn thuế hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. Hội đồng tư vấn thuế chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Hội đồng tư vấn thuế về các nội dung quy định tại Thông tư này.

2. Hội đồng tư vấn thuế họp lấy ý kiến các thành viên về các nội dung tư vấn theo triệu tập của Chủ tịch Hội đồng tư vấn thuế. Các cuộc họp của Hội đồng tư vấn thuế được tiến hành khi có sự tham gia chủ trì của Chủ tịch Hội đồng tư vấn thuế và ít nhất 2/3 tổng số thành viên (bao gồm cả Chủ tịch Hội đồng) tham dự. Hội đồng tư vấn thuế có thể tổ chức lấy ý kiến các thành viên về các nội dung tư vấn thông qua phương tiện điện tử. Trường hợp ý kiến tham gia của các thành viên chưa thống nhất thì phải tiến hành biểu quyết để quyết định theo đa số; nếu kết quả biểu quyết ngang nhau thì quyết định theo nội dung có ý kiến nhất trí của Chủ tịch Hội đồng tư vấn thuế để làm cơ sở lập Biên bản họp Hội đồng tư vấn thuế.

3. Các cuộc họp của Hội đồng tư vấn thuế phải được ghi biên bản theo mẫu số 07-2/HĐTV ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này. Biên bản họp phải có chữ ký xác nhận của các thành viên trong Hội đồng tư vấn thuế dự họp. Trường hợp lấy ý kiến thông qua phương tiện điện tử thì thành viên thường trực hội đồng tổng hợp chung và ghi vào biên bản như họp trực tiếp.

Điều 9. Quan hệ công tác giữa Hội đồng tư vấn thuế với cơ quan thuế

1. Quan hệ công tác trong việc lấy ý kiến tư vấn

a) Chi cục Thuế chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu khi lấy ý kiến tư vấn, đề nghị phối hợp và gửi cho Hội đồng tư vấn tối thiểu 05 ngày làm việc trước thời hạn đề nghị Hội đồng tư vấn thuế gửi kết quả về ý kiến tư vấn, phản hồi phối hợp. Hồ sơ Chi cục Thuế gửi lấy ý kiến tư vấn, đề nghị phối hợp của Hội đồng tư vấn gồm:

a.1) Hồ sơ tư vấn về doanh thu và mức thuế khoán dự kiến ổn định đầu năm của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán bao gồm:

a.1.1) Danh sách dự kiến về doanh thu, mức thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo mẫu số 07-3/HĐTV ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;

a.1.2) Các văn bản quy định, hướng dẫn mới liên quan đến nội dung lấy ý kiến tư vấn (nếu có).

a.2) Hồ sơ tư vấn về doanh thu và mức thuế khoán điều chỉnh đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có thay đổi hoạt động kinh doanh trong năm tính thuế bao gồm:

a.2.1) Danh sách hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh điều chỉnh thông tin và tiền thuế theo mẫu số 07-4/HĐTV ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;

a.2.2) Các văn bản quy định, hướng dẫn mới liên quan đến nội dung lấy ý kiến tư vấn (nếu có).

a.3) Hồ sơ tư vấn về kế hoạch triển khai công tác đôn đốc, quản lý hoạt động của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán tại địa bàn, bao gồm:

a.3.1) Kế hoạch triển khai công tác đôn đốc, quản lý hoạt động của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán tại địa bàn theo từng nội dung, chuyên đề đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý trong từng lĩnh vực, giai đoạn cụ thể theo chỉ đạo của Cục Thuế và quy định của pháp luật;

a.3.2) Các văn bản chỉ đạo của Cục Thuế, văn bản hướng dẫn liên quan đến nội dung đề nghị phối hợp.

b) Chủ tịch Hội đồng tư vấn thuế gửi kết quả tư vấn, phản hồi phối hợp cho Chi cục Thuế đúng thời hạn đã được đề nghị. Hồ sơ kết quả tư vấn, phản hồi phối hợp gửi Chi cục Thuế gồm:

b.1) Thông báo kết quả tư vấn về những trường hợp Hội đồng tư vấn thuế đề nghị điều chỉnh lại doanh thu, mức thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh so với kết quả dự kiến của Chi cục Thuế theo mẫu số 07-5/HĐTV và 07-6/HĐTV ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này. Trường hợp hồ sơ đề nghị tư vấn, phối hợp về kế hoạch triển khai công tác đôn đốc, quản lý hoạt động của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán tại địa bàn thì không bao gồm các Thông báo theo mẫu số 07-5/HĐTV và 07-6/HĐTV ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;

b.2) Biên bản họp Hội đồng tư vấn thuế đã lập theo mẫu số 07-2/HĐTV ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.

2. Quan hệ công tác trong việc xử lý kết quả tư vấn

Trường hợp kết quả lập bộ, tính thuế, giải quyết điều chỉnh thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh khác với kết quả tư vấn của Hội đồng tư vấn thuế thì Chi cục Thuế có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Hội đồng tư vấn thuế theo mẫu số 07-7/HĐTV ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này cùng với thời điểm niêm yết công khai số liệu chính thức về kết quả lập bộ, tính thuế, giải quyết điều chỉnh thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

3. Quan hệ công tác trong việc cung cấp các thông tin tài liệu

Chi cục Thuế có trách nhiệm cung cấp và chỉ đạo Đội thuế liên xã, phường, thị trấn cung cấp thông tin, tài liệu cho Hội đồng tư vấn thuế trong phạm vi quyền hạn của Hội đồng tư vấn thuế quy định tại 0 Thông tư này.

Điều 10. Quyền hạn của Hội đồng tư vấn thuế

1. Được tham gia tập huấn, phổ biến, nhận tài liệu về chính sách thuế, quản lý thuế hiện hành liên quan đến công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh;

2. Yêu cầu Chi cục Thuế cung cấp thông tin về tình hình quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên địa bàn.

Điều 11. Trách nhiệm của Hội đồng tư vấn thuế

1. Trách nhiệm tư vấn về thuế và quản lý thuế

a) Tư vấn về doanh thu và mức thuế khoán dự kiến ổn định đầu năm của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu thuộc diện không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân;

b) Tư vấn về mức thuế điều chỉnh đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán khi có thay đổi trong hoạt động sản xuất kinh doanh như: thay đổi về quy mô, địa điểm; thay đổi về ngành nghề hoạt động; ngừng hoạt động kinh doanh hoặc tạm ngừng kinh doanh trong năm tính thuế;

c) Phối hợp với Chi cục Thuế đôn đốc, quản lý hoạt động của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán tại địa bàn.

2. Trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng tư vấn thuế

a) Quyết định chương trình, kế hoạch công tác của Hội đồng tư vấn thuế;

b) Mời đại biểu, triệu tập các thành viên và chủ trì các cuộc họp của Hội đồng tư vấn thuế;

c) Phân công các thành viên Hội đồng tư vấn thuế theo dõi từng việc cụ thể;

d) Quyết định và chịu trách nhiệm chung về hoạt động của Hội đồng tư vấn thuế và thành viên Hội đồng tư vấn thuế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ theo quy định;

đ) Báo cáo bằng văn bản với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Chi cục trưởng Chi cục Thuế trong trường hợp cá nhân hoặc các thành viên khác không thể tiếp tục tham gia Hội đồng tư vấn thuế;

e) Ký các văn bản, tài liệu giao dịch nhân danh Hội đồng tư vấn thuế.

3. Trách nhiệm của thành viên Hội đồng tư vấn thuế

a) Trách nhiệm chung của các thành viên Hội đồng tư vấn thuế

a.1) Triển khai công việc theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng tư vấn thuế và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng tư vấn thuế về kết quả công việc được phân công;

a.2) Bố trí tham gia đầy đủ các hoạt động của Hội đồng tư vấn thuế;

a.3) Trình bày ý kiến tại cuộc họp hoặc bằng văn bản;

a.4) Báo cáo bằng văn bản với Chủ tịch Hội đồng tư vấn thuế trong trường hợp không thể tiếp tục tham gia Hội đồng tư vấn thuế.

b) Trách nhiệm của Thành viên thường trực Hội đồng tư vấn thuế

b.1) Đề xuất xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của Hội đồng tư vấn thuế và dự kiến phân công nhiệm vụ cho các thành viên để Chủ tịch Hội đồng tư vấn thuế xem xét, quyết định;

b.2) Chuẩn bị tài liệu, ghi biên bản trong các cuộc họp và tổng hợp ý kiến tham gia của các thành viên Hội đồng tư vấn thuế;

b.3) Báo cáo Chủ tịch Hội đồng tư vấn thuế và Chi cục trưởng Chi cục Thuế trong trường hợp phải thay đổi, bổ sung thành viên Hội đồng tư vấn thuế.

4. Hội đồng tư vấn thuế có trách nhiệm gửi kết quả tư vấn thuế cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã cùng với thời điểm gửi kết quả tư vấn cho Chi cục Thuế.

Chương III

KHAI THUẾ, TÍNH THUẾ, PHÂN BỔ NGHĨA VỤ THUẾ

Điều 12. Phân bổ nghĩa vụ thuế của người nộp thuế hạch toán tập trung có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh tại tỉnh khác nơi có trụ sở chính

1. Người nộp thuế có hoạt động, kinh doanh trên nhiều địa bàn cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính thực hiện hạch toán tập trung tại trụ sở chính theo quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP thực hiện khai thuế, tính thuế và nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp và phân bổ số thuế phải nộp cho từng tỉnh nơi có hoạt động kinh doanh.

2. Các trường hợp phân bổ, phương pháp phân bổ, khai thuế, tính thuế, quyết toán thuế đối với loại thuế được phân bổ thực hiện theo quy định tại Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19 Thông tư này.

3. Người nộp thuế có trách nhiệm khai thuế và phân bổ nghĩa vụ thuế đầy đủ, chính xác, kịp thời theo đúng quy định. Việc phân bổ số thuế phải nộp cho các tỉnh nơi được hưởng nguồn thu ngân sách nhà nước phải đảm bảo không được lớn hơn số tiền thuế phải nộp trên hồ sơ khai thuế của người nộp thuế. Trường hợp người nộp thuế không phát sinh số thuế phải nộp thì không phải xác định số thuế phải nộp cho các tỉnh nơi được hưởng nguồn thu ngân sách nhà nước. Trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều 13 và điểm b khoản 2 Điều 17 Thông tư này không thực hiện nguyên tắc phân bổ theo khoản này.

4. Người nộp thuế căn cứ vào số thuế phải nộp theo từng tỉnh hưởng nguồn thu phân bổ để lập chứng từ nộp tiền và nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo quy định. Kho bạc Nhà nước nơi tiếp nhận chứng từ nộp ngân sách nhà nước của người nộp thuế hạch toán khoản thu cho từng địa bàn nhận khoản thu phân bổ.

5. Trường hợp qua thanh tra, kiểm tra phát hiện người nộp thuế kê khai, phân bổ không đúng quy định thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp xác định lại số phải phân bổ cho các tỉnh nơi được hưởng nguồn thu phân bổ.

6. Trường hợp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên của cơ sở sản xuất thủy điện được phân chia cho các tỉnh khác nhau thì Cục Thuế địa phương nơi có văn phòng điều hành nhà máy thủy điện căn cứ quy định tại Điều 13, Điều 15 và Điều 17 Thông tư này có trách nhiệm chủ trì phối hợp với chủ đầu tư dự án nhà máy thủy điện và các Cục Thuế địa phương nơi có chung nhà máy thủy điện, lòng hồ thủy điện để thống nhất xác định tỷ lệ phân bổ nghĩa vụ thuế của từng sắc thuế cho từng tỉnh nơi được hưởng nguồn thu. Trường hợp không thống nhất tỷ lệ phân bổ nghĩa vụ thuế cho từng tỉnh giữa các Cục Thuế và người nộp thuế, Cục Thuế địa phương nơi có văn phòng điều hành nhà máy thủy điện báo cáo Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) hướng dẫn.

Điều 13. Khai thuế, tính thuế, phân bổ và nộp thuế giá trị gia tăng

1. Các trường hợp được phân bổ:

a) Hoạt động kinh doanh xổ số điện toán;

b) Hoạt động chuyển nhượng bất động sản, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP;

c) Hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về hệ thống ngành kinh tế quốc dân và quy định của pháp luật chuyên ngành;

d) Đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp), trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP;

đ) Nhà máy thủy điện nằm trên nhiều tỉnh.

2. Phương pháp phân bổ:

a) Phân bổ thuế giá trị gia tăng phải nộp đối với hoạt động kinh doanh xổ số điện toán

Số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho từng tỉnh nơi có hoạt động kinh doanh xổ số điện toán bằng (=) số thuế giá trị gia tăng phải nộp của hoạt động kinh doanh xổ số điện toán nhân (x) với tỷ lệ (%) doanh thu bán vé thực tế từ hoạt động kinh doanh xổ số điện toán tại từng tỉnh trên tổng doanh thu bán vé thực tế của người nộp thuế.

Doanh thu bán vé thực tế từ hoạt động kinh doanh xổ số điện toán được xác định như sau:

Trường hợp phương thức phân phối vé xổ số điện toán thông qua thiết bị đầu cuối: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh xổ số điện toán phát sinh từ các thiết bị đầu cuối đăng ký bán vé xổ số điện toán trong địa giới hành chính từng tỉnh theo hợp đồng đại lý xổ số đã ký với công ty xổ số điện toán hoặc các cửa hàng, điểm bán vé do người nộp thuế thiết lập trên địa bàn.

Trường hợp phương thức phân phối vé xổ số điện toán thông qua điện thoại và internet: Doanh thu được xác định tại từng tỉnh nơi khách hàng đăng ký tham gia dự thưởng khi mở tài khoản dự thưởng theo quy định của pháp luật về kinh doanh xổ số điện toán.

b) Phân bổ thuế giá trị gia tăng phải nộp đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản:

Số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho từng tỉnh của hoạt động chuyển nhượng bất động sản bằng (=) doanh thu chưa có thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản tại từng tỉnh nhân (x) với 1%.

c) Phân bổ thuế giá trị gia tăng phải nộp đối với hoạt động xây dựng:

Số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho từng tỉnh của hoạt động xây dựng bằng (=) doanh thu chưa có thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động xây dựng tại từng tỉnh nhân (x) với 1%.

Doanh thu chưa có thuế giá trị gia tăng được xác định theo hợp đồng đối với các công trình, hạng mục công trình xây dựng. Trường hợp công trình, hạng mục công trình xây dựng liên quan tới nhiều tỉnh mà không xác định được doanh thu của công trình tại từng tỉnh thì sau khi xác định tỷ lệ 1% trên doanh thu của công trình, hạng mục công trình xây dựng, người nộp thuế căn cứ vào tỷ lệ (%) giá trị đầu tư của công trình tại từng tỉnh trên tổng giá trị đầu tư để xác định số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho từng tỉnh.

d) Phân bổ số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho tỉnh nơi đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất:

d.1) Số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho tỉnh nơi có cơ sở sản xuất bằng (=) doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng nhân (x) với 2% (đối với hàng hoá chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%) hoặc 1% (đối với hàng hoá chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 5%) với điều kiện tổng số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho các tỉnh nơi có cơ sở sản xuất không được vượt quá số thuế giá trị gia tăng phải nộp của người nộp thuế tại trụ sở chính. Trường hợp cơ sở sản xuất điều chuyển thành phẩm hoặc bán thành phẩm cho đơn vị khác trong nội bộ để bán ra thì doanh thu của sản phẩm sản xuất ra được xác định trên cơ sở giá thành sản xuất sản phẩm.

d.2) Trường hợp người nộp thuế tính để khai, nộp theo tỷ lệ % quy định tại điểm d.1 khoản này mà tổng số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho các tỉnh nơi có cơ sở sản xuất lớn hơn tổng số thuế giá trị gia tăng phải nộp của người nộp thuế tại trụ sở chính thì người nộp thuế phân bổ số thuế phải nộp cho các tỉnh nơi có cơ sở sản xuất theo công thức sau: Số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho từng tỉnh nơi có cơ sở sản xuất bằng (=) số thuế giá trị gia tăng phải nộp của người nộp thuế tại trụ sở chính nhân (x) với tỷ lệ (%) doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng của sản phẩm sản xuất ra tại từng tỉnh trên tổng doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng của sản phẩm sản xuất ra của người nộp thuế.

d.3) Doanh thu dùng để xác định tỷ lệ phân bổ theo quy định tại điểm d.1 và d.2 khoản này là doanh thu thực tế phát sinh của kỳ tính thuế. Trường hợp khai bổ sung làm thay đổi doanh thu thực tế phát sinh thì người nộp thuế phải xác định và phân bổ lại số thuế phải nộp của từng kỳ tính thuế có sai sót đã kê khai bổ sung để xác định số thuế giá trị gia tăng chênh lệch chưa phân bổ hoặc phân bổ thừa cho từng địa phương.

đ) Phân bổ số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho từng tỉnh nơi có nhà máy thủy điện nằm trên nhiều tỉnh:

Số thuế giá trị gia tăng phải nộp tại từng tỉnh nơi nhà máy thủy điện nằm trên địa giới hành chính bằng (=) số thuế giá trị gia tăng phải nộp của nhà máy thủy điện nhân (x) với tỷ lệ (%) giá trị đầu tư của phần nhà máy thủy điện nằm trên địa giới hành chính từng tỉnh trên tổng giá trị đầu tư của nhà máy thủy điện.

3. Khai thuế, nộp thuế:

a) Đối với hoạt động kinh doanh xổ số điện toán:

Người nộp thuế thực hiện khai thuế giá trị gia tăng tập trung cho hoạt động kinh doanh xổ số điện toán trên toàn quốc và nộp hồ sơ khai thuế theo mẫu số 01/GTGT, phụ lục bảng phân bổ số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho các địa phương nơi được hưởng nguồn thu đối với hoạt động kinh doanh xổ số điện toán theo mẫu số 01-3/GTGT ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; nộp số tiền thuế phân bổ cho từng tỉnh nơi có hoạt động kinh doanh xổ số điện toán theo quy định tại khoản 4 0 Thông tư này.

b) Đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản:

b.1) Người nộp thuế thực hiện khai thuế giá trị gia tăng và nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng với cơ quan thuế tại tỉnh nơi có bất động sản chuyển nhượng theo mẫu số 05/GTGT ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này; nộp tiền thuế đã kê khai vào ngân sách nhà nước tại tỉnh nơi có bất động sản chuyển nhượng.

b.2) Người nộp thuế phải tổng hợp doanh thu chưa có thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản vào hồ sơ khai thuế tại trụ sở chính để xác định số thuế phải nộp cho toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh tại trụ sở chính. Số thuế giá trị gia tăng đã nộp tại tỉnh nơi có bất động sản chuyển nhượng được bù trừ với số thuế giá trị gia tăng phải nộp tại trụ sở chính.

c) Đối với hoạt động xây dựng:

c.1) Người nộp thuế là nhà thầu xây dựng, ký hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư để thi công công trình xây dựng tại tỉnh khác với nơi có trụ sở chính của người nộp thuế, bao gồm cả công trình, hạng mục công trình xây dựng liên quan tới nhiều tỉnh thì người nộp thuế thực hiện khai thuế giá trị gia tăng của các công trình, hạng mục công trình đó với cơ quan thuế nơi có công trình xây dựng theo mẫu số 05/GTGT ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này; nộp tiền thuế đã kê khai vào ngân sách nhà nước tại tỉnh nơi có công trình xây dựng. Trường hợp Kho bạc Nhà nước đã thực hiện khấu trừ theo quy định tại khoản 5 Điều này thì người nộp thuế không phải nộp tiền vào ngân sách nhà nước tương ứng với số tiền thuế Kho bạc Nhà nước đã khấu trừ.

c.2) Người nộp thuế phải tổng hợp doanh thu chưa có thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động xây dựng vào hồ sơ khai thuế tại trụ sở chính để xác định số thuế phải nộp cho toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh tại trụ sở chính. Số thuế giá trị gia tăng đã nộp tại tỉnh nơi có công trình xây dựng được bù trừ với số thuế giá trị gia tăng phải nộp tại trụ sở chính.

d) Đối với đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất:

Người nộp thuế thực hiện khai thuế giá trị gia tăng tập trung cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất và nộp hồ sơ khai thuế theo mẫu số 01/GTGT, phụ lục bảng phân bổ thuế giá trị gia tăng phải nộp cho địa phương nơi được hưởng nguồn thu (trừ hoạt động sản xuất thủy điện, hoạt động kinh doanh xổ số điện toán) theo mẫu số 01-6/GTGT ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; nộp số tiền thuế phân bổ cho từng tỉnh nơi có cơ sở sản xuất theo quy định tại khoản 4 0 Thông tư này.

đ) Đối với nhà máy thủy điện nằm trên nhiều tỉnh:

Người nộp thuế thực hiện khai thuế giá trị gia tăng phát sinh của nhà máy thủy điện và nộp hồ sơ khai thuế theo mẫu số 01/GTGT, phụ lục bảng phân bổ số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho các địa phương nơi được hưởng nguồn thu đối với hoạt động sản xuất thủy điện theo mẫu số 01-2/GTGT ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này cho cơ quan thuế nơi có văn phòng điều hành nhà máy thủy điện; nộp số tiền thuế phân bổ cho từng tỉnh nơi có nhà máy thủy điện theo quy định tại khoản 4 0 Thông tư này.

4. Đối với đơn vị phụ thuộc trực tiếp bán hàng, sử dụng hoá đơn do đơn vị phụ thuộc đăng ký hoặc do người nộp thuế đăng ký với cơ quan thuế quản lý đơn vị phụ thuộc, theo dõi hạch toán đầy đủ thuế giá trị gia tăng đầu ra, đầu vào thì đơn vị phụ thuộc khai thuế, nộp thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị phụ thuộc.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 10 Unit 2: 2F Reading Soạn Anh 10 trang 28, 29 sách Chân trời sáng tạo

5. Kho bạc Nhà nước thực hiện khấu trừ tiền thuế giá trị gia tăng của các nhà thầu khi thực hiện thủ tục thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách nhà nước cho chủ đầu tư như sau:

a) Kho bạc Nhà nước nơi chủ đầu tư mở tài khoản giao dịch thực hiện khấu trừ tiền thuế giá trị gia tăng để nộp vào ngân sách nhà nước theo tỷ lệ 1% doanh thu chưa có thuế giá trị gia tăng đối với khối lượng hoàn thành của các công trình, hạng mục công trình xây dựng cơ bản, trừ các trường hợp quy định tại điểm b khoản này.

b) Kho bạc Nhà nước không thực hiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đối với các trường hợp sau:

b.1) Chủ đầu tư làm thủ tục tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo quy định.

b.2) Các khoản thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho các hoạt động quản lý dự án: thanh toán cho các công việc quản lý dự án cho chủ đầu tư trực tiếp thực hiện; các khoản chi của ban quản lý dự án, chi giải phóng mặt bằng, chi đối với các dự án do dân tự làm.

b.3) Các khoản chi phí đầu tư xây dựng của các dự án, công trình thuộc ngân sách xã có tổng mức đầu tư dưới 01 tỷ đồng.

b.4) Các trường hợp người nộp thuế chứng minh đã nộp đầy đủ tiền thuế vào ngân sách nhà nước.

c) Chủ đầu tư khi thực hiện thanh toán tại Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm lập chứng từ thanh toán theo mẫu quy định tại Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020 của Chính phủ gửi Kho bạc Nhà nước thực hiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng. Số thuế giá trị gia tăng do Kho bạc Nhà nước khấu trừ trên chứng từ thanh toán được trừ vào số thuế giá trị gia tăng phải nộp của nhà thầu. Chủ đầu tư có trách nhiệm cung cấp chứng từ thanh toán cho các nhà thầu đã được Kho bạc Nhà nước khấu trừ thuế.

d) Việc hạch toán thu ngân sách nhà nước đối với số thuế giá trị gia tăng đã được Kho bạc Nhà nước khấu trừ theo nguyên tắc công trình xây dựng cơ bản phát sinh tại tỉnh nào thì số thuế giá trị gia tăng do Kho bạc Nhà nước khấu trừ sẽ được hạch toán vào thu ngân sách của tỉnh đó.

Trường hợp công trình nằm trên nhiều tỉnh thì chủ đầu tư có trách nhiệm xác định doanh thu chưa có thuế giá trị gia tăng công trình theo từng tỉnh và có trách nhiệm lập chứng từ thanh toán theo mẫu quy định tại Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020 của Chính phủ gửi Kho bạc Nhà nước để khấu trừ thuế giá trị gia tăng và hạch toán thu ngân sách cho từng tỉnh. Trường hợp công trình, hạng mục công trình xây dựng nằm trên nhiều tỉnh mà không xác định được doanh thu của công trình ở từng tỉnh thì sau khi xác định tỷ lệ 1% trên doanh thu chưa có thuế giá trị gia tăng của công trình, hạng mục công trình xây dựng, căn cứ vào tỷ lệ (%) giá trị đầu tư của công trình tại từng tỉnh trên tổng giá trị đầu tư để xác định số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho từng tỉnh. Trường hợp công trình trong cùng tỉnh (gồm: công trình liên huyện, công trình ở huyện khác với nơi nhà thầu đóng trụ sở), Cục Thuế địa phương phối hợp với Sở Tài chính tham mưu cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phân bổ hạch toán thu ngân sách nhà nước theo địa bàn huyện.

đ) Kho bạc Nhà nước hạch toán thu ngân sách nhà nước đối với khoản thuế giá trị gia tăng đã khấu trừ, tổng hợp đầy đủ thông tin trên chứng từ thu vào Bảng kê chứng từ nộp ngân sách và chuyển cho cơ quan thuế theo quy định.

Điều 14. Khai thuế, tính thuế, phân bổ và nộp thuế tiêu thụ đặc biệt

1. Các trường hợp được phân bổ:

Hoạt động kinh doanh xổ số điện toán.

2. Phương pháp phân bổ:

Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp cho từng tỉnh nơi có hoạt động kinh doanh xổ số điện toán bằng (=) số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp của hoạt động kinh doanh xổ số điện toán nhân (x) với tỷ lệ (%) doanh thu bán vé thực tế từ hoạt động kinh doanh xổ số điện toán tại từng tỉnh trên doanh thu bán vé thực tế của người nộp thuế.

Doanh thu bán vé thực tế từ hoạt động kinh doanh xổ số điện toán được xác định theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 13 Thông tư này.

3. Khai thuế, nộp thuế:

Người nộp thuế thực hiện khai thuế tiêu thụ đặc biệt chung cho toàn bộ hoạt động kinh doanh xổ số điện toán trên toàn quốc và nộp hồ sơ khai thuế theo mẫu số 01/TTĐB, phụ lục bảng xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ của nguyên liệu mua vào, hàng hóa nhập khẩu (nếu có) theo mẫu số 01-2/TTĐB, phụ lục bảng phân bổ số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp cho các địa phương nơi được hưởng nguồn thu đối với hoạt động kinh doanh xổ số điện toán theo mẫu số 01-3/TTĐB ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; nộp số tiền thuế phân bổ cho tỉnh nơi có hoạt động kinh doanh xổ số điện toán theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư này.

Điều 15. Khai thuế, tính thuế, phân bổ và nộp thuế tài nguyên

1. Các trường hợp được phân bổ:

Hoạt động sản xuất thủy điện có hồ thủy điện nằm trên nhiều tỉnh.

2. Phương pháp phân bổ:

a) Căn cứ để phân bổ số thuế tài nguyên phải nộp cho từng tỉnh:

a.1) Diện tích của lòng hồ thuỷ điện là t, diện tích lòng hồ thủy điện tại tỉnh G là t.1, diện tích lòng hồ thủy điện tại tỉnh H là t.2.

Tỷ lệ (%) diện tích lòng hồ tại tỉnh G là T.1 = t.1/t x 100.

Tỷ lệ (%) diện tích lòng hồ tại tỉnh H là T.2 = t.2/t x 100.

a.2) Kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư là k; kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư tại tỉnh G là k.1; kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư tại tỉnh H là k.2.

Tỷ lệ (%) kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư tại tỉnh G là K.1 = k.1/k x 100.

Tỷ lệ (%) kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư tại tỉnh H là K.2 = k.2/k x 100.

a.3) Số hộ dân phải di chuyển tái định cư là s, số hộ dân phải di chuyển tái định cư tại tỉnh G là s.1, số hộ dân phải di chuyển tái định cư tại tỉnh H là s.2.

Tỷ lệ (%) số hộ dân phải di chuyển tái định cư tại tỉnh G là S.1 = s.1/s x 100.

Tỷ lệ (%) số hộ dân phải di chuyển tái định cư tại tỉnh H là S.2 = s.2/s x 100.

a.4) Giá trị đền bù thiệt hại vật chất vùng lòng hồ là v, giá trị đền bù thiệt hại vật chất vùng lòng hồ tại tỉnh G là v.1, giá trị đền bù thiệt hại vật chất vùng lòng hồ tại tỉnh H là v.2.

Tỷ lệ (%) giá trị đền bù thiệt hại vật chất vùng lòng hồ tại tỉnh G là V.1 = v.1/v x 100.

Tỷ lệ (%) giá trị đền bù thiệt hại vật chất vùng lòng hồ tại tỉnh H là V.2 = v.2/v x 100.

b) Công thức tính:

3. Khai, nộp thuế tài nguyên:

Người nộp thuế có nhà máy sản xuất thuỷ điện thực hiện khai thuế tài nguyên và nộp hồ sơ khai thuế tài nguyên theo mẫu số 01/TAIN, hồ sơ quyết toán thuế tài nguyên theo mẫu số 02/TAIN cho cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước nơi có hoạt động khai thác tài nguyên nước. Trường hợp hồ thủy điện của nhà máy nằm trên nhiều tỉnh thì nộp hồ sơ khai thuế tài nguyên theo mẫu số 01/TAIN, hồ sơ quyết toán thuế tài nguyên theo mẫu số 02/TAIN, phụ lục bảng phân bổ số thuế tài nguyên phải nộp cho các địa phương nơi được hưởng nguồn thu đối với hoạt động sản xuất thủy điện theo mẫu số 01-1/TAIN ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này của nhà máy thủy điện tại cơ quan thuế nơi có văn phòng điều hành nhà máy thủy điện; nộp số tiền thuế phân bổ cho tỉnh nơi có hồ thủy điện theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư này.

Điều 16. Khai thuế, tính thuế, phân bổ và nộp thuế bảo vệ môi trường

1. Các trường hợp được phân bổ:

a) Xăng dầu đối với trường hợp quy định tại điểm a.2 khoản 4 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP;

b) Than khai thác và tiêu thụ nội địa đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP.

2. Phương pháp phân bổ:

a) Phân bổ thuế bảo vệ môi trường phải nộp đối với xăng dầu:

Số thuế bảo vệ môi trường phải nộp cho từng tỉnh nơi có đơn vị phụ thuộc bằng (=) tổng số thuế bảo vệ môi trường phải nộp phân bổ cho từng tỉnh của các mặt hàng xăng dầu.

Số thuế bảo vệ môi trường phải nộp phân bổ cho từng tỉnh theo từng mặt hàng xăng dầu = số thuế bảo vệ môi trường phải nộp của từng mặt hàng xăng dầu trên tờ khai thuế nhân (x) với tỷ lệ (%) sản lượng của từng mặt hàng xăng dầu do đơn vị phụ thuộc bán ra thuộc đối tượng phải kê khai, tính thuế bảo vệ môi trường trên tổng sản lượng của từng mặt hàng xăng dầu bán ra thuộc đối tượng phải kê khai, tính thuế bảo vệ môi trường của người nộp thuế.

b) Phân bổ thuế bảo vệ môi trường phải nộp đối với than khai thác và tiêu thụ nội địa:

Số thuế bảo vệ môi trường phải nộp cho từng tỉnh nơi có công ty khai thác than đóng trụ sở được xác định theo công thức sau:

Tỷ lệ (%)

sản lượng than tiêu thụ nội địa trong kỳ

=

Sản lượng than tiêu thụ nội địa trong kỳ

Tổng sản lượng than tiêu thụ trong kỳ

Số thuế bảo vệ môi trường phải nộp cho tỉnh có than khai thác trong kỳ

=

Tỷ lệ (%) sản lượng than tiêu thụ nội địa trong kỳ

x

Sản lượng than mua của các đơn vị tại tỉnh nơi có than khai thác trong kỳ

x

Mức thuế tuyệt đối trên 1 tấn than tiêu thụ

3. Khai thuế, nộp thuế:

a) Đối với xăng dầu:

Đơn vị phụ thuộc của thương nhân đầu mối hoặc đơn vị phụ thuộc của công ty con của thương nhân đầu mối có kinh doanh tại địa bàn cấp tỉnh khác với nơi thương nhân đầu mối, công ty con của thương nhân đầu mối đóng trụ sở mà không hạch toán kế toán để khai riêng thuế bảo vệ môi trường thì thương nhân đầu mối, công ty con của thương nhân đầu mối thực hiện khai thuế bảo vệ môi trường và nộp hồ sơ khai thuế theo mẫu số 01/TBVMT, phụ lục bảng phân bổ số thuế bảo vệ môi trường phải nộp cho các địa phương nơi được hưởng nguồn thu đối với xăng dầu theo mẫu số 01-2/TBVMT ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; nộp số tiền thuế phân bổ cho tỉnh nơi có đơn vị phụ thuộc đóng trụ sở theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư này.

b) Đối với than khai thác và tiêu thụ nội địa:

Doanh nghiệp có hoạt động khai thác và tiêu thụ than nội địa thông qua hình thức quản lý và giao cho các công ty con hoặc đơn vị phụ thuộc khai thác, chế biến và tiêu thụ thì đơn vị thực hiện nhiệm vụ tiêu thụ than thực hiện khai thuế cho toàn bộ số thuế bảo vệ môi trường phát sinh đối với than khai thác và nộp hồ sơ khai thuế theo mẫu số 01/TBVMT, phụ lục bảng xác định số thuế bảo vệ môi trường phải nộp cho các địa phương nơi được hưởng nguồn thu đối với than theo mẫu số 01-1/TBVMT ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; nộp số tiền thuế phân bổ cho tỉnh nơi có công ty khai thác than đóng trụ sở theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư này.

Điều 17. Khai thuế, tính thuế, quyết toán thuế, phân bổ và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

1. Các trường hợp được phân bổ:

a) Hoạt động kinh doanh xổ số điện toán;

b) Hoạt động chuyển nhượng bất động sản;

c) Đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất;

d) Nhà máy thủy điện nằm trên nhiều tỉnh.

2. Phương pháp phân bổ:

a) Phân bổ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp đối với hoạt động kinh doanh xổ số điện toán:

Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho từng tỉnh nơi có hoạt động kinh doanh xổ số điện toán bằng (=) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của hoạt động kinh doanh xổ số điện toán nhân (x) với tỷ lệ (%) doanh thu bán vé thực tế từ hoạt động kinh doanh xổ số điện toán tại từng tỉnh trên tổng doanh thu bán vé thực tế của người nộp thuế.

Doanh thu bán vé thực tế từ hoạt động kinh doanh xổ số điện toán được xác định theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 13 Thông tư này.

b) Phân bổ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản:

Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho từng tỉnh nơi có hoạt động chuyển nhượng bất động sản tạm nộp hàng quý và quyết toán bằng (=) doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt động chuyển nhượng bất động sản tại từng tỉnh nhân (x) với 1%.

c) Phân bổ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp đối với người nộp thuế có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất:

Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại từng tỉnh nơi có cơ sở sản xuất bằng (=) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của hoạt động sản xuất, kinh doanh nhân (x) với tỷ lệ (%) chi phí của từng cơ sở sản xuất trên tổng chi phí của người nộp thuế (không bao gồm chi phí của hoạt động được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp). Chi phí để xác định tỷ lệ phân bổ là chi phí thực tế phát sinh của kỳ tính thuế.

Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của hoạt động sản xuất, kinh doanh không bao gồm số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho hoạt động được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của hoạt động được hưởng ưu đãi được xác định theo kết quả sản xuất kinh doanh của hoạt động được hưởng ưu đãi và mức ưu đãi được hưởng.

d) Phân bổ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp đối với nhà máy thuỷ điện nằm trên nhiều tỉnh:

Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của nhà máy thuỷ điện bằng (=) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của hoạt động sản xuất, kinh doanh nhân (x) với tỷ lệ (%) chi phí của từng nhà máy thuỷ điện trên tổng chi phí của người nộp thuế (không bao gồm chi phí của hoạt động được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp). Chi phí để xác định tỷ lệ phân bổ là chi phí thực tế phát sinh của kỳ tính thuế. Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của hoạt động sản xuất, kinh doanh không bao gồm số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho hoạt động được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.

Sau khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của nhà máy thuỷ điện, số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho từng tỉnh bằng (=) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của nhà máy thủy điện nhân (x) với tỷ lệ (%) giá trị đầu tư của phần nhà máy thủy điện nằm trên địa giới hành chính từng tỉnh trên tổng giá trị đầu tư của nhà máy thủy điện.

3. Khai thuế, quyết toán thuế, nộp thuế:

a) Đối với hoạt động kinh doanh xổ số điện toán:

a.1) Khai thuế, tạm nộp thuế hàng quý:

Người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế quý nhưng phải xác định số thuế tạm nộp hàng quý theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP để nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước cho từng tỉnh nơi có hoạt động kinh doanh xổ số điện toán.

a.2) Quyết toán thuế:

Người nộp thuế khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đối với toàn bộ hoạt động kinh doanh xổ số điện toán theo mẫu số 03/TNDN, nộp phụ lục bảng phân bổ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho các địa phương nơi được hưởng nguồn thu đối với hoạt động kinh doanh xổ số điện toán theo mẫu số 03-8C/TNDN ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; nộp số tiền thuế phân bổ cho từng tỉnh nơi có hoạt động kinh doanh xổ số điện toán theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư này.

Trường hợp số thuế đã tạm nộp theo quý nhỏ hơn số thuế phải nộp phân bổ cho từng tỉnh theo quyết toán thuế thì người nộp thuế phải nộp số thuế còn thiếu cho từng tỉnh. Trường hợp số thuế đã tạm nộp theo quý lớn hơn số thuế phải nộp phân bổ cho từng tỉnh thì được xác định là số thuế nộp thừa và xử lý theo quy định tại Điều 60 Luật Quản lý thuế và Điều 25 Thông tư này.

b) Đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản:

b.1) Khai thuế, tạm nộp thuế hàng quý:

Người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế quý nhưng phải xác định số thuế tạm nộp hàng quý theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này để nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước cho từng tỉnh nơi có hoạt động chuyển nhượng bất động sản.

b.2) Quyết toán thuế:

Người nộp thuế khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đối với toàn bộ hoạt động chuyển nhượng bất động sản theo mẫu số 03/TNDN, xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho từng tỉnh theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này tại phụ lục bảng phân bổ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho các địa phương nơi được hưởng nguồn thu đối với hoạt động chuyển nhượng bất động theo mẫu số 03-8A/TNDN ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; nộp tiền vào ngân sách nhà nước cho từng tỉnh nơi có hoạt động chuyển nhượng bất động sản theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư này.

Số thuế đã tạm nộp trong năm tại các tỉnh (không bao gồm số thuế đã tạm nộp cho doanh thu thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng hoặc cho thuê mua, có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ mà doanh thu này chưa được tính vào doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm) được trừ vào với số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản của từng tỉnh trên mẫu số 03-8A/TNDN ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này, nếu chưa trừ hết thì tiếp tục trừ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản theo quyết toán tại trụ sở chính trên mẫu số 03/TNDN ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này.

Trường hợp số thuế đã tạm nộp theo quý nhỏ hơn số thuế phải nộp theo quyết toán thuế trên tờ khai quyết toán tại trụ sở chính trên mẫu số 03/TNDN ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này thì người nộp thuế phải nộp số thuế còn thiếu cho địa phương nơi đóng trụ sở chính. Trường hợp số thuế đã tạm nộp theo quý lớn hơn số thuế phải nộp theo quyết toán thuế thì được xác định là số thuế nộp thừa và xử lý theo quy định tại Điều 60 Luật Quản lý thuế và Điều 25 Thông tư này.

c) Đối với đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất:

c.1) Khai thuế, tạm nộp thuế hàng quý:

Người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế quý nhưng phải xác định số thuế tạm nộp hàng quý theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP để nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp tại từng tỉnh nơi có cơ sở sản xuất, bao gồm cả nơi có đơn vị được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.

c.2) Quyết toán thuế:

Người nộp thuế khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đối với toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh theo mẫu số 03/TNDN, nộp phụ lục bảng phân bổ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho các địa phương nơi được hưởng nguồn thu đối với cơ sở sản xuất theo mẫu số 03-8/TNDN ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; nộp số tiền thuế phân bổ cho từng tỉnh nơi có cơ sở sản xuất theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư này.

Riêng hoạt động được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp thì người nộp thuế khai quyết toán thuế theo mẫu số 03/TNDN ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp, xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của hoạt động được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 03-3A/TNDN, 03-3B/TNDN, 03-3C/TNDN, 03-3D/TNDN ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này và nộp tại cơ quan thuế nơi có đơn vị được hưởng ưu đãi khác tỉnh và cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Trường hợp số thuế đã tạm nộp theo quý nhỏ hơn số thuế phải nộp phân bổ cho từng tỉnh theo quyết toán thuế thì người nộp thuế phải nộp số thuế còn thiếu cho từng tỉnh. Trường hợp số thuế đã tạm nộp theo quý lớn hơn số thuế phân bổ cho từng tỉnh thì được xác định là số thuế nộp thừa và xử lý theo quy định tại Điều 60 Luật Quản lý thuế và Điều 25 Thông tư này.

d) Đối với nhà máy thuỷ điện nằm trên nhiều tỉnh:

d.1) Khai thuế, tạm nộp thuế hàng quý:

Người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế quý nhưng phải xác định số thuế phải tạm nộp hàng quý theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP để nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước cho từng tỉnh nơi có nhà máy thủy điện.

d.2) Quyết toán thuế:

Người nộp thuế khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đối với toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh theo mẫu số 03/TNDN, nộp phụ lục bảng phân bổ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho các địa phương nơi được hưởng nguồn thu đối với hoạt động sản xuất thủy điện theo mẫu số 03-8/TNDN và mẫu số 03-8B/TNDN ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; nộp số tiền phân bổ cho từng tỉnh nơi có nhà máy thuỷ điện theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư này.

Trường hợp số thuế đã tạm nộp theo quý nhỏ hơn số thuế phải nộp phân bổ cho từng tỉnh theo quyết toán thuế thì người nộp thuế phải nộp số thuế còn thiếu cho từng tỉnh. Trường hợp số thuế đã tạm nộp theo quý lớn hơn số thuế phân bổ cho từng tỉnh thì được xác định là số thuế nộp thừa và xử lý theo quy định tại Điều 60 Luật Quản lý thuế và Điều 25 Thông tư này.

4. Đối với các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty có đơn vị thành viên nếu đã hạch toán được doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế thì đơn vị thành viên phải kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị thành viên.

5. Trường hợp đơn vị thành viên có hoạt động kinh doanh khác với hoạt động kinh doanh chung của tập đoàn, tổng công ty và hạch toán riêng được thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác đó thì đơn vị thành viên khai thuế thu nhập doanh nghiệp với cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị thành viên.

Tham khảo thêm:   Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau (3 Mẫu) Những bài văn hay lớp 10 Kết nối tri thức

Điều 18. Khai thuế, tính thuế, phân bổ, quyết toán thuế và nộp lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ

1. Các trường hợp được phân bổ:

Hoạt động kinh doanh xổ số điện toán.

2. Phương pháp phân bổ:

Số lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ phải nộp cho từng tỉnh nơi có hoạt động kinh doanh xổ số điện toán bằng (=) số lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ phải nộp của hoạt động kinh doanh xổ số điện toán nhân (x) với tỷ lệ (%) doanh thu bán vé thực tế từ hoạt động kinh doanh xổ số điện toán tại từng tỉnh trên tổng doanh thu bán vé thực tế của người nộp thuế.

Doanh thu bán vé thực tế từ hoạt động kinh doanh xổ số điện toán được xác định theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 13 Thông tư này.

3. Khai, nộp:

a) Khai, tạm nộp hàng quý:

Người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế quý nhưng phải xác định số thuế tạm nộp hàng quý theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP để nộp tiền lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của hoạt động kinh doanh xổ số điện toán tại từng tỉnh nơi có hoạt động kinh doanh xổ số điện toán.

b) Quyết toán thuế:

Người nộp thuế khai quyết toán khoản lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của hoạt động kinh doanh xổ số điện toán trên toàn quốc và nộp hồ sơ khai theo mẫu số 01/QT-LNCL, phụ lục bảng phân bổ số lợi nhuận còn lại phải nộp cho các địa phương được hưởng nguồn thu đối với hoạt động kinh doanh xổ số điện toán theo mẫu số 01-1/QT-LNCL ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; nộp số tiền phân bổ cho từng tỉnh nơi có hoạt động kinh doanh xổ số điện toán theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư này.

Trường hợp số đã tạm nộp theo quý nhỏ hơn số phải nộp phân bổ cho từng tỉnh theo quyết toán thuế thì người nộp thuế phải nộp số tiền còn thiếu cho từng tỉnh. Trường hợp số đã tạm nộp theo quý lớn hơn số phân bổ cho từng tỉnh thì được xác định là số nộp thừa và xử lý theo quy định tại Điều 60 Luật Quản lý thuế và Điều 25 Thông tư này.

Điều 19. Khai thuế, tính thuế, phân bổ thuế thu nhập cá nhân

1. Trường hợp phân bổ:

a) Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được trả tại trụ sở chính cho người lao động làm việc tại đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh tại tỉnh khác.

b) Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ trúng thưởng của cá nhân trúng thưởng xổ số điện toán.

2. Phương pháp phân bổ:

a) Phân bổ thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công:

Người nộp thuế xác định riêng số thuế thu nhập cá nhân phải phân bổ đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân làm việc tại từng tỉnh theo số thuế thực tế đã khấu trừ của từng cá nhân. Trường hợp người lao động được điều chuyển, luân chuyển, biệt phái thì căn cứ thời điểm trả thu nhập, người lao động đang làm việc tại tỉnh nào thì số thuế thu nhập cá nhân khấu trừ phát sinh được tính cho tỉnh đó.

b) Phân bổ thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ trúng thưởng của cá nhân trúng thưởng xổ số điện toán:

Người nộp thuế xác định riêng số thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập từ trúng thưởng của cá nhân trúng thưởng xổ số điện toán tại từng tỉnh nơi cá nhân đăng ký tham gia dự thưởng đối với phương thức phân phối thông qua phương tiện điện thoại hoặc internet và nơi phát hành vé xổ số điện toán đối với phương thức phân phối thông qua thiết bị đầu cuối theo số thuế thực tế đã khấu trừ của từng cá nhân.

3. Khai thuế, nộp thuế:

a) Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công:

a.1) Người nộp thuế chi trả tiền lương, tiền công cho người lao động làm việc tại đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh tại tỉnh khác với nơi có trụ sở chính, thực hiện khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công theo quy định và nộp hồ sơ khai thuế theo mẫu số 05/KK-TNCN, phụ lục bảng xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp cho các địa phương được hưởng nguồn thu theo mẫu số 05-1/PBT-KK-TNCN ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; nộp số thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công vào ngân sách nhà nước cho từng tỉnh nơi người lao động làm việc theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư này. Số thuế thu nhập cá nhân xác định cho từng tỉnh theo tháng hoặc quý tương ứng với kỳ khai thuế thu nhập cá nhân và không xác định lại khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

a.2) Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công thuộc diện trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế bao gồm: cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công được trả từ nước ngoài; cá nhân không cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công phát sinh tại Việt Nam nhưng được trả từ nước ngoài; cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức Quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam chi trả nhưng chưa khấu trừ thuế; cá nhân nhận cổ phiếu thưởng từ đơn vị chi trả.

b) Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ trúng thưởng của cá nhân trúng thưởng xổ số điện toán:

Người nộp thuế là tổ chức trả thu nhập khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ trúng thưởng xổ số điện toán của cá nhân thực hiện khai thuế thu nhập cá nhân theo quy định, nộp hồ sơ khai thuế theo mẫu số 06/TNCN, phụ lục bảng xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp cho các địa phương được hưởng nguồn thu theo mẫu số 05-1/PBT-KK-TNCN ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; nộp số thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ trúng thưởng vào ngân sách nhà nước cho từng tỉnh nơi cá nhân đăng ký tham gia dự thưởng đối với phương thức phân phối thông qua phương tiện điện thoại hoặc internet và nơi phát hành vé xổ số điện toán đối với phương thức phân phối thông qua thiết bị đầu cuối theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư này.

Điều 20. Mẫu tờ khai, phụ lục tờ khai, tài liệu liên quan trong hồ sơ khai thuế

Tờ khai thuế; phụ lục tờ khai; Bản giải trình khai bổ sung; Bản đăng ký người phụ thuộc; Giấy uỷ quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân; Bản cam kết; Báo cáo dự kiến sản lượng dầu khí khai thác và tỷ lệ tạm nộp thuế; Bản xác định số tiền thuế phải nộp theo tháng tăng thêm so với số đã kê khai theo quý; Văn bản đề nghị thay đổi kỳ tính thuế từ tháng sang quý có liên quan đối với từng loại thuế và khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước được thực hiện theo mẫu ban hành kèm theo tại phụ lục II Thông tư này.

Chương IV

XỬ LÝ TIỀN THUẾ, TIỀN CHẬM NỘP, TIỀN PHẠT

Điều 21. Xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế

1. Xác định tiền chậm nộp

Việc xác định số tiền chậm nộp được căn cứ vào số tiền thuế chậm nộp, số ngày chậm nộp và mức tính tiền chậm nộp quy định tại Điều 59 Luật Quản lý thuế. Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp đến ngày liền kề trước ngày người nộp thuế nộp tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước.

2. Thông báo về tiền chậm nộp

Hằng tháng, cơ quan thuế thông báo về số tiền chậm nộp cùng với thông báo tiền thuế nợ (theo mẫu số 01/TTN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này) đối với người nộp thuế có khoản tiền thuế nợ đã quá thời hạn nộp 30 ngày trở lên. Đối với thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, cơ quan thuế thông báo về số tiền thuế nợ và số tiền chậm nộp của người nộp thuế là cá nhân, hộ gia đình thông qua tổ chức được uỷ nhiệm thu.

Để giải quyết các thủ tục hành chính cho người nộp thuế hoặc theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan thuế xác định và thông báo tiền thuế nợ đến thời điểm cơ quan thuế ban hành thông báo (theo mẫu số 02/TTN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này).

3. Điều chỉnh giảm tiền chậm nộp

a) Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm nghĩa vụ thuế phải nộp thì người nộp thuế tự xác định số tiền chậm nộp được điều chỉnh giảm trên tờ khai bổ sung. Cơ quan thuế căn cứ thông tin quản lý nghĩa vụ của người nộp thuế để xác định số tiền chậm nộp được điều chỉnh giảm và thông báo cho người nộp thuế theo mẫu số 03/TTN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.

b) Trường hợp cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền qua thanh tra, kiểm tra phát hiện số tiền thuế phải nộp giảm hoặc cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyết định, thông báo giảm số tiền thuế phải nộp thì cơ quan thuế thực hiện điều chỉnh giảm số tiền chậm nộp đã tính tương ứng với số tiền thuế chênh lệch giảm và thông báo cho người nộp thuế theo mẫu số 03/TTN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.

Điều 22. Trình tự, thủ tục, hồ sơ không tính tiền chậm nộp

1. Thời gian không tính tiền chậm nộp đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 5 Điều 59 Luật Quản lý thuế được tính từ ngày đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước phải thanh toán cho người nộp thuế nhưng chưa thanh toán đến ngày đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước thanh toán cho người nộp thuế.

2. Trình tự, thủ tục, hồ sơ đề nghị không tính tiền chậm nộp đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 5 Điều 59 Luật Quản lý thuế, cụ thể như sau:

a) Trình tự, thủ tục

a.1) Người nộp thuế lập hồ sơ đề nghị không tính tiền chậm nộp gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước.

a.2) Trường hợp hồ sơ đề nghị không tính tiền chậm nộp chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thuế phải thông báo bằng văn bản theo mẫu số 01/TB-BSTT-NNT ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP đề nghị người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ đề nghị không tính tiền chậm nộp đầy đủ, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thuế ban hành Thông báo không chấp thuận không tính tiền chậm nộp (mẫu số 04/KTCN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này) đối với trường hợp không thuộc đối tượng không tính tiền chậm nộp hoặc Thông báo chấp thuận không tính tiền chậm nộp (mẫu số 05/KTCN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này) đối với trường hợp thuộc đối tượng không tính tiền chậm nộp.

b) Hồ sơ đề nghị không tính tiền chậm nộp

b.1) Văn bản đề nghị không tính tiền chậm nộp theo mẫu số 01/KTCN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;

b.2) Văn bản có xác nhận của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước về việc người nộp thuế chưa được thanh toán theo mẫu số 02/KTCN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này (bản chính hoặc bản sao có chứng thực);

b.3) Hợp đồng cung ứng hàng hoá, dịch vụ ký với chủ đầu tư (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế).

3. Trách nhiệm của người nộp thuế và các cơ quan liên quan

a) Người nộp thuế có trách nhiệm nộp tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước chậm nhất là trong ngày làm việc liền kề sau ngày được đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước thanh toán cho người nộp thuế và thông báo cho cơ quan thuế theo mẫu số 03/KTCN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.

b) Đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước có trách nhiệm xác nhận tình trạng thanh toán cho người nộp thuế và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xác nhận này.

c) Cơ quan thuế giám sát việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.

d) Cơ quan Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thuế trong việc cung cấp thông tin về tình hình thanh toán nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Điều 23. Trình tự, thủ tục, hồ sơ miễn tiền chậm nộp

1. Trình tự giải quyết hồ sơ miễn tiền chậm nộp đối với trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 59 Luật Quản lý thuế, cụ thể như sau:

a) Người nộp thuế lập hồ sơ đề nghị miễn tiền chậm nộp gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước.

b) Trường hợp hồ sơ đề nghị miễn tiền chậm nộp chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thuế phải thông báo bằng văn bản theo mẫu số 01/TB-BSTT-NNT ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP đề nghị người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ đề nghị miễn tiền chậm nộp đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thuế ban hành Thông báo không chấp thuận miễn tiền chậm nộp (mẫu số 03/MTCN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này) đối với trường hợp không thuộc đối tượng được miễn tiền chậm nộp hoặc Quyết định miễn tiền chậm nộp (mẫu số 02/MTCN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này) đối với trường hợp thuộc đối tượng được miễn tiền chậm nộp.

2. Hồ sơ miễn tiền chậm nộp

a) Đối với trường hợp do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ, hồ sơ bao gồm:

a.1) Văn bản đề nghị miễn tiền chậm nộp của người nộp thuế theo mẫu số 01/MTCN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;

a.2) Tài liệu xác nhận về thời gian, địa điểm xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ của cơ quan có thẩm quyền (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế);

a.3) Văn bản xác định giá trị thiệt hại vật chất của cơ quan tài chính hoặc cơ quan giám định độc lập (bản chính hoặc bản sao có chứng thực);

a.4) Văn bản (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế) quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường thiệt hại (nếu có);

a.5) Các chứng từ (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế) liên quan đến việc bồi thường thiệt hại (nếu có).

b) Trường hợp bất khả kháng khác theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, hồ sơ bao gồm:

b.1) Văn bản đề nghị miễn tiền chậm nộp của người nộp thuế theo mẫu số 01/MTCN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;

b.2) Văn bản xác định giá trị thiệt hại vật chất của cơ quan tài chính hoặc cơ quan giám định độc lập xác định mức độ, giá trị thiệt hại đối với trường hợp do chiến tranh, bạo loạn, đình công mà người nộp thuế phải ngừng, nghỉ sản xuất, kinh doanh (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế);

b.3) Tài liệu chứng minh rủi ro không thuộc nguyên nhân, trách nhiệm chủ quan của người nộp thuế mà người nộp thuế không có khả năng nguồn tài chính nộp ngân sách nhà nước đối với trường hợp người nộp thuế gặp rủi ro không thuộc nguyên nhân, trách nhiệm chủ quan của người nộp thuế (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế);

b.4) Các chứng từ (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế) liên quan đến việc bồi thường thiệt hại của cơ quan bảo hiểm (nếu có).

3. Xác định số tiền chậm nộp được miễn

a) Đối với người nộp thuế gặp thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ quy định tại điểm a khoản 27 Điều 3 Luật Quản lý thuế: số tiền chậm nộp được miễn là số tiền chậm nộp còn nợ tại thời điểm xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ và không vượt quá giá trị vật chất bị thiệt hại sau khi trừ các khoản được bồi thường, bảo hiểm theo quy định (nếu có).

b) Đối với người nộp thuế gặp trường hợp bất khả kháng khác theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP: số tiền chậm nộp được miễn là số tiền chậm nộp còn nợ tại thời điểm xảy ra tình trạng bất khả kháng khác và không vượt quá giá trị vật chất bị thiệt hại sau khi trừ các khoản được bồi thường, bảo hiểm theo quy định (nếu có).

4. Thẩm quyền ban hành quyết định miễn tiền chậm nộp

Thủ trưởng cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước ban hành Quyết định miễn tiền chậm nộp theo mẫu số 04/MTCN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.

Điều 24. Trình tự, thủ tục và hồ sơ gia hạn nộp thuế

1. Trình tự giải quyết hồ sơ gia hạn nộp thuế đối với trường hợp quy định tại Điều 62 Luật Quản lý thuế

a) Người nộp thuế lập hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước.

b) Trường hợp hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế chưa đầy đủ theo quy định hoặc phát hiện có dấu hiệu sai phạm về giá trị vật chất bị thiệt hại trong hồ sơ do người nộp thuế tự xác định hoặc các sai sót khác, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thuế phải thông báo bằng văn bản theo mẫu số 01/TB-BSTT-NNT ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP đề nghị người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế đầy đủ, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thuế ban hành Thông báo không chấp thuận gia hạn nộp thuế (mẫu số 03/GHAN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này) đối với trường hợp không thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế hoặc Quyết định gia hạn nộp thuế (mẫu số 02/GHAN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này) đối với trường hợp thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế.

2. Hồ sơ gia hạn nộp thuế

a) Đối với trường hợp thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ quy định tại điểm a khoản 27 Điều 3 Luật Quản lý thuế, hồ sơ bao gồm:

a.1) Văn bản đề nghị gia hạn nộp thuế của người nộp thuế theo mẫu số 01/GHAN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;

a.2) Tài liệu xác nhận về thời gian, địa điểm xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ của cơ quan có thẩm quyền (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế);

a.3) Văn bản xác định giá trị vật chất bị thiệt hại do người nộp thuế hoặc người đại diện hợp pháp của người nộp thuế lập và chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu;

a.4) Văn bản (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế) quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường thiệt hại (nếu có);

a.5) Các chứng từ (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế) liên quan đến việc bồi thường thiệt hại (nếu có).

b) Đối với trường hợp bất khả kháng khác theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, hồ sơ bao gồm:

b.1) Văn bản đề nghị gia hạn nộp thuế của người nộp thuế theo mẫu số 01/GHAN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;

b.2) Văn bản xác định giá trị vật chất bị thiệt hại do người nộp thuế hoặc người đại diện hợp pháp của người nộp thuế lập và chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu;

b.3) Tài liệu xác nhận về thời gian, địa điểm xảy ra bất khả kháng của cơ quan có thẩm quyền; tài liệu chứng minh người nộp thuế phải ngừng, nghỉ sản xuất, kinh doanh đối với trường hợp do chiến tranh, bạo loạn, đình công mà người nộp thuế phải ngừng, nghỉ sản xuất, kinh doanh (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế);

b.4) Tài liệu chứng minh việc gặp rủi ro không thuộc nguyên nhân, trách nhiệm chủ quan của người nộp thuế và người nộp thuế không có khả năng nguồn tài chính nộp ngân sách nhà nước đối với trường hợp bị thiệt hại do gặp rủi ro không thuộc nguyên nhân, trách nhiệm chủ quan của người nộp thuế (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế);

b.5) Các chứng từ (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế) liên quan đến việc bồi thường thiệt hại của cơ quan bảo hiểm (nếu có).

c) Đối với trường hợp di dời cơ sở sản xuất, kinh doanh theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 62 Luật Quản lý thuế. Hồ sơ bao gồm:

c.1) Văn bản đề nghị gia hạn nộp thuế của người nộp thuế theo mẫu số 01/GHAN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;

c.2) Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc di dời cơ sở sản xuất, kinh doanh đối với người nộp thuế (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế);

c.3) Đề án hoặc phương án di dời, trong đó thể hiện rõ kế hoạch và tiến độ thực hiện di dời của người nộp thuế (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế).

3. Xác định số tiền được gia hạn nộp thuế

a) Đối với người nộp thuế gặp thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ quy định tại điểm a khoản 27 Điều 3 Luật Quản lý thuế: Số tiền thuế được gia hạn nộp thuế là số tiền thuế nợ tính đến thời điểm người nộp thuế gặp thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ nhưng không vượt quá giá trị vật chất bị thiệt hại sau khi trừ các khoản được bồi thường, bảo hiểm theo quy định (nếu có).

b) Đối với người nộp thuế gặp trường hợp bất khả kháng khác theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP: Số tiền thuế được gia hạn nộp thuế là số tiền thuế nợ tính đến thời điểm người nộp thuế gặp trường hợp bất khả kháng khác, nhưng không vượt quá giá trị vật chất bị thiệt hại sau khi trừ các khoản được bồi thường, bảo hiểm theo quy định (nếu có).

c) Đối với trường hợp di dời cơ sở sản xuất, kinh doanh theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 62 Luật Quản lý thuế: Số tiền thuế được gia hạn là số tiền thuế nợ tính đến thời điểm người nộp thuế bắt đầu ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh để thực hiện di dời, nhưng không vượt quá chi phí thực hiện di dời và thiệt hại do phải di dời gây ra sau khi trừ đi các khoản được hỗ trợ, đền bù thiệt hại theo quy định. Chi phí di dời không bao gồm chi phí xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh mới. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền phát hiện người nộp thuế không thực hiện di dời thì người nộp thuế phải nộp số tiền thuế đã được gia hạn và tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế đã được gia hạn nộp thuế.

……………

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 80/2021/TT-BTC Hướng dẫn về quản lý thuế của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *