Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 59/2018/TT-BTC Bổ sung quy định giảm vốn nhà nước tại doanh nghiệp ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 16/07/2018, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 59/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư 219/2015/TT-BTC về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp. Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 01/09/2018.

Theo đó, doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động được giảm vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong các trường hợp sau:

  • Do thực tế hoạt động doanh nghiệp, cần thiết phải giảm quy mô hoạt động, cơ quan đại diện chủ sở hữu xác định vốn điều lệ giảm và báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định xử lý giá trị vốn điều lệ giảm;
  • Trường hợp cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo hình thức tách doanh nghiệp;
  • Khi bổ sung nguồn vốn điều lệ không đủ để bổ sung theo mức vốn điều chỉnh lại đã được phê duyệt, cơ quan có thẩm quyền quyết định điều chỉnh lại mức vốn điều lệ theo giá trị vốn thực góp cho doanh nghiệp;
  • Do thay đổi chính sách doanh nghiệp không còn thuộc đối tượng được nhà nước đầu tư vốn, cơ quan có thẩm quyền quyết định điều chỉnh giảm vốn điều lệ cho doanh nghiệp.

BỘ TÀI CHÍNH
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 59/2018/TT-BTC

Hà Nội, ngày 16 tháng 7 năm 2018

THÔNG TƯ 59/2018/TT-BTC

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 219/2015/TT-BTC NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2015 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH VỀ ĐẦU TƯ VỐN NHÀ NƯỚC VÀO DOANH NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN, TÀI SẢN TẠI DOANH NGHIỆP

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 219/2015/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp (sau đây gọi là Thông tư số 219/2015/TT-BTC) như sau:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 219/2015/TT-BTC như sau:

1. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 1 như sau:

“1. Thông tư này hướng dẫn một số nội dung về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước quy định tại Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp (sau đây gọi là Nghị định số 91/2015/NĐ-CP) và Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP (sau đây gọi là Nghị định số 32/2018/NĐ-CP).”

2. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 2 như sau:

“2. Trường hợp đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động:

a) Doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động thực hiện ghi tăng vốn nhà nước tại doanh nghiệp (vốn đầu tư của chủ sở hữu) và thực hiện điều chỉnh lại mức vốn điều lệ trong giấy đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:

– Sử dụng nguồn Quỹ đầu tư phát triển tại doanh nghiệp để bổ sung vốn điều lệ. Doanh nghiệp căn cứ phương án bổ sung vốn điều lệ hoặc quyết định bổ sung vốn điều lệ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để hạch toán tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu.

– Tiếp nhận tài sản từ nơi khác chuyển đến được đầu tư bằng vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước. Doanh nghiệp căn cứ quyết định điều chuyển tài sản của cấp có thẩm quyền và biên bản bàn giao tài sản để hạch toán tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu.

– Tiếp nhận tiền theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước (hỗ trợ di dời, sắp xếp lại, xử lý nhà đất, hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp) để thực hiện dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp căn cứ vào quyết toán tiền hỗ trợ của Nhà nước (phần thực hiện dự án đầu tư sau khi dự án đã hoàn thành và quyết toán theo quy định) để hạch toán tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu.

– Trường hợp được nhà nước giao bổ sung vốn, tài sản tham gia góp vốn hợp đồng BCC, doanh nghiệp nhà nước căn cứ quyết định giao vốn, tài sản để hạch toán tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu.

b) Trường hợp khi thực hiện ghi tăng vốn nhà nước tại doanh nghiệp, vốn góp thực tế của chủ sở hữu cao hơn mức vốn điều lệ đã được phê duyệt, doanh nghiệp báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định điều chỉnh lại mức vốn điều lệ cho doanh nghiệp trên cơ sở hồ sơ hạch toán tăng vốn đối với từng trường hợp mà không phải lập hồ sơ xác định lại vốn điều lệ và hồ sơ đề nghị đầu tư bổ sung vốn theo quy định tại Điều 9, Điều 10 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP.”

Tham khảo thêm:   200 cách cứu ổ cứng Tài liệu hướng dẫn sửa chữa máy tính

3. Bổ sung Điều 2a như sau:

“Điều 2a. Ghi giảm vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp

1. Doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động thực hiện điều chỉnh giảm vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong các trường hợp sau:

a) Đối với doanh nghiệp thực hiện điều chỉnh giảm vốn điều lệ:

Cơ quan đại diện chủ sở hữu căn cứ tình hình thực tế hoạt động của doanh nghiệp, sự cần thiết phải giảm quy mô hoạt động của doanh nghiệp, nguyên tắc xác định vốn điều lệ của doanh nghiệp nhà nước quy định tại Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP để xác định vốn điều lệ giảm và báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định xử lý giá trị vốn điều lệ giảm.

Sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ về xử lý giá trị vốn điều lệ giảm, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định điều chỉnh giảm vốn điều lệ cho doanh nghiệp.

Trường hợp điều chỉnh giảm vốn điều lệ mà phát sinh phần chênh lệch vốn đầu tư của chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ điều chỉnh giảm thì xử lý như sau:

– Cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm thông báo và yêu cầu doanh nghiệp nộp phần chênh lệch này về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu về việc điều chỉnh giảm vốn điều lệ.

– Doanh nghiệp nhà nước hạch toán giảm vốn đầu tư của chủ sở hữu trên cơ sở vốn điều lệ đã được xác định lại.

b) Trường hợp cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo hình thức tách doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 6 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP.

c) Trong thời hạn áp dụng mức vốn điều lệ điều chỉnh lại quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP:

– Trường hợp nguồn bổ sung vốn điều lệ không đủ để bổ sung theo mức vốn điều chỉnh lại đã được phê duyệt thì cơ quan có thẩm quyền quyết định điều chỉnh lại mức vốn điều lệ theo giá trị vốn thực góp cho doanh nghiệp.

– Trường hợp do thay đổi chính sách doanh nghiệp không còn thuộc đối tượng được nhà nước đầu tư vốn thì cơ quan có thẩm quyền quyết định điều chỉnh giảm vốn điều lệ cho doanh nghiệp; chênh lệch giữa vốn đầu tư của chủ sở hữu với vốn điều lệ sau khi điều chỉnh, doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc điều chỉnh giảm vốn điều lệ.

2. Các trường hợp điều chỉnh giảm vốn điều lệ của doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động nêu trên, doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện các thủ tục thay đổi và công bố thông tin về vốn điều lệ trong giấy đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.”

4. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 như sau:

“Điều 3. Chuyển nhượng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước, quyền mua cổ phần, quyền góp vốn đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

1. Nguyên tắc, thẩm quyền quyết định và phương thức thực hiện chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thực hiện theo quy định tại Khoản 15, 16 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP.

2. Nguyên tắc, thẩm quyền quyết định và phương thức thực hiện chuyển nhượng vốn đầu tư ra ngoài của doanh nghiệp nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thực hiện theo quy định tại Khoản 12, 13 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP.

Trường hợp xác định giá trị chuyển nhượng dự kiến thu được theo giá trị thực của phần vốn góp trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhận vốn góp thì giá trị thực tế theo so sách kế toán của phần vốn góp của doanh nghiệp nhà nước được tính bằng tỷ lệ vốn góp của doanh nghiệp nhà nước tại doanh nghiệp nhận góp vốn nhân (x) với vốn chủ sở hữu ghi trên bảng cân đối kế toán trong báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp nhận góp vốn tại thời điểm gần nhất với thời điểm quyết định chuyển nhượng vốn.

3. Khi thay đổi giữa các phương thức chuyển nhượng (đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh, thỏa thuận) để thực hiện chuyển nhượng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định, chủ sở hữu không phải xây dựng lại phương án chuyển nhượng vốn nhưng phải xác định lại giá khởi điểm nếu chứng thư thẩm định giá đã quá thời hạn.

Trường hợp có thay đổi thông tin khi thay đổi giữa các phương thức chuyển nhượng trên, chủ sở hữu có trách nhiệm công bố thông tin bổ sung (nếu có).

Giá sàn làm cơ sở để xác định giá thanh toán khi giao dịch ngoài sàn là giá sàn xác định theo quy chế giao dịch của Sở Giao dịch chứng khoán.

4. Trường hợp chủ sở hữu vốn đã đầu tư vốn tại các doanh nghiệp nhưng không thuộc ngành, lĩnh vực cần tiếp tục đầu tư thêm vốn hoặc phải chuyển nhượng vốn theo tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành, quá trình thực hiện chuyển nhượng vốn có nhận được quyền mua cổ phần (tại công ty cổ phần) và quyền góp vốn (tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên) theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì chủ sở hữu vốn xem xét, quyết định chuyển nhượng quyền mua cổ phần và quyền góp vốn của mình cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định tại Khoản 17 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP. Trong đó:

Tham khảo thêm:   Thông tư 01/2020/TT-BNV Bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật

a) Việc xác định giá khởi điểm chuyển nhượng quyền mua cổ phần, quyền góp vốn của phần vốn Nhà nước thực hiện theo quy định tại Khoản 15 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP.

b) Việc xác định giá khởi điểm chuyển nhượng quyền mua cổ phần, quyền góp vốn của phần vốn của doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định tại Khoản 12 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP.

c) Nguyên tắc xử lý tài chính khi chuyển nhượng quyền mua cổ phần (tại công ty cổ phần) và quyền góp vốn (tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên) của chủ sở hữu vốn như sau:

– Đối với trường hợp chủ sở hữu vốn là doanh nghiệp nhà nước:

Số tiền thu được từ chuyển nhượng quyền mua cổ phần và quyền góp vốn sau khi trừ các chi phí hợp lý liên quan đến việc chuyển nhượng và thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định (nếu có), trường hợp số chênh lệch dương doanh nghiệp hạch toán vào thu nhập hoạt động tài chính của doanh nghiệp, trường hợp số chênh lệch âm doanh nghiệp sử dụng dự phòng đã trích lập để bù đắp, nếu còn thiếu, doanh nghiệp hạch toán vào chi phí hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

– Đối với trường hợp chủ sở hữu vốn là cơ quan đại diện chủ sở hữu:

Số tiền thu được từ chuyển nhượng quyền mua cổ phần và quyền góp vốn sau khi trừ các chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng và thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định (nếu có), cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp.

Trường hợp việc chuyển nhượng quyền mua cổ phần, quyền góp vốn không thành công hoặc tiền thu được từ chuyển nhượng quyền mua cổ phần, quyền góp vốn không đủ để bù đắp chi phí chuyển nhượng thì được sử dụng nguồn Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp để bù đắp phần chi phí thực hiện chuyển nhượng nhưng chưa có nguồn bù đắp theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

5. Việc lập hồ sơ và công bố thông tin chuyển nhượng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định tại Nghị định số 32/2018/NĐ-CP và hướng dẫn sau đây:

a) Trường hợp chuyển nhượng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước tại các công ty cổ phần đã niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán theo hình thức khớp lệnh, chủ sở hữu vốn chuyển nhượng thực hiện công bố thông tin theo quy định tại Khoản 13 và Khoản 16 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP.

b) Trường hợp chuyển nhượng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước tại các doanh nghiệp quy định tại Khoản 13 và Khoản 16 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP theo phương thức đấu giá công khai, chủ sở hữu vốn chuyển nhượng lập hồ sơ đấu giá công khai theo quy định.

Chủ sở hữu vốn chuyển nhượng/tổ chức đấu giá thực hiện lập, tổ chức thực hiện công khai thông tin hồ sơ đấu giá đã lập đầy đủ theo quy định tại Khoản 13 và Khoản 16 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP, đồng thời gửi hồ sơ đấu giá đã lập theo quy định đến Bộ Tài chính – Cục Tài chính doanh nghiệp để theo dõi, tổng hợp, báo cáo việc thực hiện (không phải gửi đến Ủy ban chứng khoán nhà nước).

c) Trường hợp chuyển nhượng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước tại công ty cổ phần là công ty đại chúng, sau khi hoàn thành việc chuyển nhượng thì cơ quan đại diện chủ sở hữu/doanh nghiệp nhà nước chuyển nhượng vốn thực hiện công bố thay đổi thông tin của cổ đông theo quy định của pháp luật chứng khoán về công bố thông tin.

6. Việc xác định giá khởi điểm chuyển nhượng vốn thực hiện theo quy định tại Khoản 12 và Khoản 15 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP. Trong đó:

a) Về tổ chức thẩm định giá:

– Tổ chức thẩm định giá được lựa chọn phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giá, thẩm định giá, pháp luật có liên quan trong quá trình thực hiện nghiệp vụ và thực hiện hợp đồng đã ký kết với khách hàng.

– Tổ chức thẩm định giá, thẩm định viên thực hiện thẩm định giá chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định giá.

– Việc xác định giá đảm bảo tuân thủ đúng, đầy đủ các quy định hiện hành của Hệ thống tiêu chuẩn Thẩm định giá Việt Nam và pháp luật có liên quan.

b) Xác định giá trị đối với một số tài sản tại doanh nghiệp:

– Đối với giá trị quyền sử dụng đất thuê (trả tiền hàng năm) phải căn cứ vào hợp đồng thuê đất trực tiếp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép doanh nghiệp thuê đất trả tiền hàng năm, thời hạn thuê đất, tiền thuê đất và các yếu tố khác (nếu có).

Chênh lệch (nếu có) giữa tiền thuê đất của thời hạn thuê đất còn lại trong hợp đồng hoặc quyết định cho thuê đất tính theo giá đất tại thời điểm có hợp đồng hoặc quyết định cho thuê đất với tiền thuê đất của thời hạn thuê đất còn lại tính theo giá đất tại thời điểm xác định giá chuyển nhượng được tính bổ sung khi xác định giá khởi điểm. Giá đất làm cơ sở tính tiền thuê đất trả tiền hàng năm được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 77/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2015 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

Tham khảo thêm:   Bộ đề ôn luyện VioEdu khối 1 Đấu trường Toán học VioEdu lớp 1

– Đối với giá trị các quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm giá trị văn hóa, lịch sử (nếu có) thực hiện xác định riêng từng giá trị theo quy định pháp luật thẩm định giá, theo các phương pháp xác định phù hợp. Trường hợp không đủ hồ sơ, tài liệu để xác định giá trị văn hóa, lịch sử thì chủ sở hữu vốn chuyển nhượng căn cứ mức độ ảnh hưởng, tác động của giá trị đến hình ảnh, vị thế của doanh nghiệp, hiệu quả đem lại cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để xác định tỷ lệ (tối thiểu 1%) trên tổng giá trị thực tế phần vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước làm cơ sở xác định giá khởi điểm và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

7. Các tổ chức, cá nhân mua cổ phần (kể cả trong trường hợp nhận chuyển nhượng quyền mua cổ phần) theo các phương thức quy định đối với chuyển nhượng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước tại Khoản 13, Khoản 16 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP không phải thực hiện các thủ tục chào mua công khai.

8. Đối với phương án chuyển nhượng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước, quyền mua cổ phần, quyền góp vốn đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được phê duyệt theo quy định tại Nghị định số 91/2015/NĐ-CP nhưng đến ngày Nghị định số 32/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành (01/5/2018) chưa thực hiện chuyển nhượng thì chủ sở hữu vốn chuyển nhượng rà soát, điều chỉnh phương án chuyển nhượng vốn theo quy định tại Nghị định số 32/2018/NĐ-CP để tổ chức thực hiện. Các chi phí phát sinh liên quan đến việc xây dựng phương án chuyển nhượng vốn đã được phê duyệt trước ngày 01/5/2018 được tính vào chi phí để xác định kết quả chuyển nhượng vốn.”

5. Bổ sung Điều 3a như sau:

“Điều 3a. Doanh nghiệp nhà nước chuyển nhượng vốn đầu tư tham gia trong hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC)

Doanh nghiệp nhà nước chuyển nhượng vốn đầu tư tham gia trong hợp đồng BCC theo quy định tại Khoản 13 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP và hướng dẫn sau đây:

1. Cấp có thẩm quyền quyết định chuyển nhượng vốn căn cứ vào nội dung cụ thể của hợp đồng BCC, trong trường hợp doanh nghiệp nhà nước được phép chuyển nhượng vốn để thực hiện thoái vốn thì quyết định việc áp dụng phương thức chuyển nhượng vốn phù hợp theo một trong hai trường hợp dưới đây:

a) Trường hợp chỉ được phép chuyển nhượng vốn cho các thành viên tham gia hợp đồng BCC thì áp dụng phương thức chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp nhà nước tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên quy định tại Khoản 13 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP.

b) Trường hợp không có quy định ràng buộc chuyển nhượng vốn cho thành viên tham gia hợp đồng BCC thì áp dụng phương thức chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp nhà nước tại công ty cổ phần chưa niêm yết quy định tại Khoản 13 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP.

2. Trường hợp doanh nghiệp nhà nước góp vốn tham gia hợp đồng BCC bằng giá trị quyền sử dụng đất (bao gồm quyền sử dụng đất thuê, đất giao) nhưng thực hiện chuyển nhượng vốn không tiếp tục tham gia hợp đồng BCC thì việc xử lý đất đai theo quy định pháp luật đất đai.

Trường hợp việc chuyển nhượng vốn gắn liền với giá trị quyền sử dụng đất (bao gồm quyền sử dụng đất thuê, đất giao) thì phải xác định giá trị quyền sử dụng đất theo sát giá thị trường để đưa vào giá trị vốn chuyển nhượng làm cơ sở xác định giá khởi điểm.”

6. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khổ thứ nhất như sau:

“Việc quản lý vốn và tài sản tại doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương III của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP, Khoản 6, 7, 8, 9, 10 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP và các quy định sau:”

b) Sửa đổi, bổ sung Điểm a Khoản 3 như sau:

“a) Việc trích lập các khoản dự phòng rủi ro: dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng các khoản phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính và dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp, doanh nghiệp thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).”

7. Bổ sung Điều 4a như sau:

“Điều 4a. Chuyển nhượng dự án đầu tư, xây dựng do doanh nghiệp nhà nước làm chủ đầu tư

Trường hợp doanh nghiệp là chủ đầu tư đang triển khai, thực hiện dự án đầu tư, xây dựng chưa hình thành tài sản đưa vào khai thác, sử dụng (đầu tư, xây dựng dở dang), nếu không tiếp tục đầu tư dự án, doanh nghiệp được thực hiện chuyển nhượng dự án (chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án) cho nhà đầu tư khác theo quy định của Luật Đầu tư và quy định tại Khoản 10 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP. Trong đó:

1. Thẩm quyền quyết định chuyển nhượng dự án: doanh nghiệp căn cứ nguồn đầu tư dự án và mục đích dự án đầu tư để quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật.

2. Khi chuyển nhượng dự án gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định của Luật Kinh doanh bất động sản (đối với dự án kinh doanh bất động sản).”

…………

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 59/2018/TT-BTC Bổ sung quy định giảm vốn nhà nước tại doanh nghiệp của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *