Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 54/2018/TT-BGTVT Khung giá dịch vụ bốc dỡ container tại cảng biển ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Từ ngày 01/01/2019, Thông tư 54/2018/TT-BGTVT do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 14/11/2018 chính thức có hiệu lực. Thông tư quy định về biểu khung giá dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ sử dụng cầu, bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt tại cảng biển Việt Nam. Sau đây là nội dung chi tiết, mời bạn đọc cùng tham khảo.

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 54/2018/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2018

THÔNG TƯ 54/2018/TT-BGTVT

BAN HÀNH BIỂU KHUNG GIÁ DỊCH VỤ HOA TIÊU, DỊCH VỤ SỬ DỤNG CẦU, BẾN, PHAO NEO, DỊCH VỤ BỐC DỠ CONTAINER VÀ DỊCH VỤ LAI DẮT TẠI CẢNG BIỂN VIỆT NAM

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật giá ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 146/2016/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định việc niêm yết giá, phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển, giá dịch vụ tại cảng biển;

Căn cứ Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá;

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải và Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư ban hành biểu khung giá dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ sử dụng, cầu, bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt tại cảng biển Việt Nam.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định biểu khung giá dịch vụ tại cảng biển Việt Nam, bao gồm: giá dịch vụ hoa tiêu hàng hải; giá dịch vụ sử dụng cầu, bến, phao neo; giá dịch vụ bốc dỡ container; giá dịch vụ lai dắt (sau đây gọi tắt là giá dịch vụ tại cảng biển).

2. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức cá nhân nước ngoài liên quan đến việc cung cấp và sử dụng dịch vụ tại cảng biển Việt Nam.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Tàu thuyền là phương tiện hoạt động trên mặt nước hoặc dưới mặt nước bao gồm tàu, thuyền và các phương tiện khác có động cơ hoặc không có động cơ.

2. Tàu thuyền chuyên dùng phục vụ dầu khí là tàu thuyền phục vụ hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí hoặc thực hiện các hoạt động liên quan đến dịch vụ dầu khí.

3. Tàu lai là tàu được thiết kế, đăng kiểm và đăng ký hoạt động làm dịch vụ lai dắt, hỗ trợ tàu vào, rời cập cầu, bến, phao neo.

4. Tổng dung tích – Gross Tonnage (GT) là dung tích toàn phần lớn nhất của tàu thuyền được ghi trong giấy chứng nhận do cơ quan đăng kiểm cấp cho tàu thuyền theo quy định.

5. Hàng hóa xuất khẩu là hàng hóa có nơi gửi hàng (gốc) ở Việt Nam và có nơi nhận hàng (đích) ở nước ngoài.

6. Hàng hóa nhập khẩu là hàng hóa có nơi gửi hàng (gốc) ở nước ngoài và nơi nhận hàng (đích) ở Việt Nam.

7. Hàng hóa trung chuyển là hàng hóa được vận chuyển từ nước ngoài đến cảng biển Việt Nam và đưa vào bảo quản tại khu vực trung chuyển của cảng biển trong một thời gian nhất định rồi xếp lên tàu thuyền khác để vận chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Tham khảo thêm:   TOP Windows launcher tốt nhất cho Android

8. Hàng hóa quá cảnh là hàng hóa có nơi gửi hàng (gốc) và nơi nhận hàng (đích) ở ngoài lãnh thổ Việt Nam đi thẳng hoặc được xếp dỡ qua cảng biển Việt Nam hoặc nhập kho, bãi để đi tiếp.

9. Lượt dẫn tàu được tính là việc hoa tiêu hàng hải dẫn tàu liên tục từ vị trí hoa tiêu lên tàu đến vị trí hoa tiêu rời tàu theo quy định.

10. Một chuyến được tính là tàu thuyền vào khu vực hàng hải 01 lượt và rời khu vực hàng hải 01 lượt.

11. Tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo bao gồm các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam được công bố theo quy định của pháp luật.

12. Khung giá dịch vụ tại cảng biển là các mức giá liên tục từ giá tối thiểu đến giá tối đa cho dịch vụ tại cảng biển.

Điều 3. Đối tượng tính giá dịch vụ

1. Đối tượng tính giá dịch vụ đối với hoạt động hàng hải quốc tế, bao gồm:

a) Tàu thuyền xuất cảnh, nhập cảnh hoặc quá cảnh vào, rời, đi qua hoặc neo đậu tại khu vực hàng hải; tàu thuyền nước ngoài vào hoạt động tại cảng biển Việt Nam;

b) Tàu thuyền hoạt động vận tải hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, trung chuyển, quá cảnh tại khu vực hàng hải;

c) Tàu thuyền vận tải hành khách từ Việt Nam đi nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam; tàu thuyền chuyên dùng hoạt động trên tuyến quốc tế vào, rời, đi qua hoặc neo đậu tại khu vực hàng hải;

d) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, trung chuyển, được bốc dỡ, giao nhận, bảo quản, neo đậu tại khu vực hàng hải;

đ) Hành khách của tàu khách từ nước ngoài đến Việt Nam (hoặc ngược lại) bằng đường biển, đường thủy nội địa vào, rời khu vực hàng hải.

2. Đối tượng tính giá dịch vụ đối với hoạt động hàng hải nội địa, bao gồm:

a) Tàu thuyền hoạt động hàng hải nội địa vào, rời, đi qua hoặc neo đậu tại khu vực hàng hải;

b) Tàu thuyền vận tải hàng hóa, hành khách hoạt động hàng hải nội địa vào, rời, đi qua hoặc neo đậu tại khu vực hàng hải;

c) Tàu thuyền hoạt động trên các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam;

d) Hàng hóa nội địa được bốc dỡ, giao nhận, bảo quản, neo đậu tại khu vực hàng hải;

e) Tàu thuyền chuyên dùng phục vụ dầu khí hoạt động tại các cảng dầu khí ngoài khơi, cảng chuyên dùng phục vụ dầu khí trong khu vực trách nhiệm của cảng vụ hàng hải.

3. Tàu công vụ là tàu thuyền chuyên dùng để thực hiện công vụ của Nhà nước không vì mục đích thương mại không thuộc đối tượng tính giá theo quy định tại Thông tư này.

4. Tàu thuyền vào, rời cảng tránh trú bão hoặc để bàn giao người bị nạn trên biển mà không xếp dỡ hàng hóa, không nhận trả khách có xác nhận của cảng vụ hàng hải tại khu vực; tàu thuyền tham gia tìm kiếm cứu nạn, phòng chống lụt bão, thiên tai theo lệnh điều động hoặc được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền không thuộc đối tượng tính giá dịch vụ hoa tiêu hàng hải và giá dịch vụ cầu, bến, phao neo.

Điều 4. Nguyên tắc xác định giá dịch vụ tại cảng biển

1. Biểu khung giá dịch vụ tại cảng biển được xác định bằng phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật về giá và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Tham khảo thêm:   Đề kiểm tra học kì I lớp 9 môn Mỹ Thuật - Đề 4 Đề kiểm tra Mỹ thuật

2. Căn cứ quy định pháp luật hiện hành về quản lý giá dịch vụ tại cảng biển, chất lượng dịch vụ và tình hình thị trường, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tại cảng biển quyết định mức giá cụ thể thuộc khung giá được ban hành theo quy định tại Thông tư này.

3. Các mức giá của khung giá quy định tại Thông tư này chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

4. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tại cảng biển khi tính giá dịch vụ phải sử dụng hóa đơn theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Đồng tiền tính giá dịch vụ

1. Đồng tiền tính giá dịch vụ là Đồng Việt Nam hoặc Đô la Mỹ đối với dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ sử dụng, cầu, bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt cung cấp cho tàu thuyền hoạt động vận tải quốc tế.

2. Đồng tiền tính giá dịch vụ là Đồng Việt Nam đối với dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ sử dụng, cầu, bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt cho tàu thuyền hoạt động vận tải nội địa.

3. Trường hợp chuyển đổi từ Đô la Mỹ sang Đồng Việt Nam thì thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Đơn vị tính và cách làm tròn

1. Tổng dung tích (GT) là một trong các đơn vị cơ sở để tính giá dịch vụ tại cảng biển.

2. Đối với tàu thuyền không ghi GT chọn phương thức quy đổi có dung tích GT lớn nhất, được quy đổi như sau:

a) Tàu biển và phương tiện thủy nội địa tự hành: 1,5 tấn trọng tải tính bằng 01 GT;

b) Sà lan: 01 tấn trọng tải toàn phần tính bằng 01 GT;

c) Tàu kéo, tàu đẩy, tàu chở khách (kể cả thủy phi cơ) và cẩu nổi: 01 mã lực (HP, CV) tính bằng 0,5 GT; 01 KW tính bằng 0,7 GT; 01 tấn sức nâng của cẩu đặt trên tàu thuyền tính bằng 06 GT;

d) Tàu thuyền chở khách không ghi công suất máy: 01 ghế ngồi dành cho hành khách tính bằng 0,67 GT; 01 giường nằm tính bằng 04 GT;

đ) Trường hợp tàu thuyền là đoàn lai kéo, lai đẩy hoặc lai cập mạn: tính bằng tổng dung tích của cả đoàn lai kéo, lai đẩy hoặc lai cập mạn, bao gồm: sà lan, đầu kéo hoặc đầu đẩy.

3. Đơn vị tính công suất máy: công suất máy chính của tàu thuyền được tính theo HP, CV hoặc KW; phần lẻ dưới 01 HP, 01 CV hoặc 01 KW tính tròn là 01 HP, 01 CV hoặc 01 KW.

4. Đơn vị thời gian:

a) Đối với đơn vị thời gian là ngày: 01 ngày tính là 24 giờ; phần lẻ của ngày từ 12 giờ trở xuống tính bằng 1/2 ngày, trên 12 giờ tính bằng 01 ngày;

b) Đối với đơn vị thời gian là giờ: 01 giờ tính bằng 60 phút; phần lẻ từ 30 phút trở xuống tính bằng 1/2 giờ, trên 30 phút tính bằng 01 giờ.

5. Đơn vị khối lượng hàng hóa (kể cả bao bì) là tấn hoặc mét khối (m3); phần lẻ dưới 0,5 tấn hoặc 0,5 m3 không tính, từ 0,5 tấn hoặc 0,5 m3 trở lên tính bằng 01 tấn hoặc 01 m3. Trong một vận đơn lẻ, khối lượng tối thiểu để tính giá là 01 tấn hoặc 01 m3. Với loại hàng hóa mỗi tấn chiếm từ 02 m3 trở lên thì cứ 02 m3 tính bằng 01 tấn.

6. Đơn vị khoảng cách tính giá dịch vụ hoa tiêu hàng hải là hải lý (HL); phần lẻ dưới 01 HL tính bằng 01 HL.

7. Đơn vị tính giá dịch vụ sử dụng cầu, bến, phao neo đối với tàu thuyền là mét (m) cầu, bến, phao neo; phần lẻ dưới 01 m tính bằng 01 m.

Điều 7. Phân chia khu vực cảng biển

Khu vực cảng biển Việt Nam đối với dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt được chia thành 03 khu vực như sau:

Tham khảo thêm:   Dẫn chứng về thái độ sống tích cực Dẫn chứng suy nghĩ tích cực

1. Khu vực I: các cảng biển từ vĩ tuyến 20 độ trở lên phía Bắc bao gồm các cảng biển khu vực tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định.

2. Khu vực II: các cảng biển từ vĩ tuyến 11,5 độ đến dưới vĩ tuyến 20 độ bao gồm các cảng biển khu vực tỉnh, thành phố: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

3. Khu vực III: các cảng biển từ dưới vĩ tuyến 11,5 độ trở vào phía Nam bao gồm các cảng biển khu vực tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang, Vĩnh Long, Cà Mau, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Trà Vinh.

Chương II

BIỂU KHUNG GIÁ DỊCH VỤ HOA TIÊU HÀNG HẢI, DỊCH VỤ SỬ DỤNG CẦU, BẾN, PHAO NEO, DỊCH VỤ BỐC DỠ CONTAINER VÀ DỊCH VỤ LAI DẮT TẠI CẢNG BIỂN

Mục 1. BIỂU KHUNG GIÁ DỊCH VỤ HOA TIÊU HÀNG HẢI

Điều 8. Khung giá dịch vụ hoa tiêu hàng hải đối với tàu thuyền hoạt động vận tải nội địa

1. Khung giá dịch vụ hoa tiêu hàng hải đối với một số tuyến dẫn tàu và một số loại tàu thuyền được quy định như sau:

TT

Loại dịch vụ

Đơn vị tính

Khung giá dịch vụ

Giá tối thiểu

Giá tối đa

1

Dịch vụ hoa tiêu hàng hải áp dụng đối với tàu thuyền vào hoặc rời, di chuyển trong khu vực cảng dầu khí ngoài khơi; giá tối thiểu cho một lượt dẫn tàu là 2.000.000 đồng/lượt dẫn tàu

Đồng/GT/HL

31,50

35,00

2

Dịch vụ hoa tiêu hàng hải tại các tuyến dẫn tàu: Thị Vải (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu); Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang); Bình Trị, Hòn Chông (tỉnh Kiên Giang); giá tối thiểu cho một lượt dẫn tàu là 500.000 đồng/lượt dẫn tàu

Đồng/GT/HL

36,00

40,00

3

Dịch vụ hoa tiêu hàng hải tại các tuyến dẫn tàu: Cửa Lò, Bến Thủy (tỉnh Nghệ An); Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hóa); Vũng Áng (tỉnh Hà Tĩnh); Chân Mây (tỉnh Thừa Thiên Huế); Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi); giá tối thiểu cho một lượt dẫn tàu là 500.000 đồng/lượt dẫn tàu

Đồng/GT/HL

54,00

60,00

4

Dịch vụ hoa tiêu hàng hải tại các tuyến dẫn tàu: Định An; qua luồng Sông Hậu; giá tối thiểu cho một lượt dẫn tàu là 1.500.000 đồng/lượt dẫn tàu

Đồng/GT/HL

27,00

30,00

5

Dịch vụ hoa tiêu hàng hải áp dụng đối với tàu thuyền vào hoặc rời, di chuyển trong khu vực dàn khoan dầu khí, cảng dầu khí ngoài khơi

Đồng/GT

135,00

150,00

6

Dịch vụ hoa tiêu hàng hải áp dụng đối với tàu thuyền di chuyển trong cảng có sử dụng dịch vụ hoa tiêu mà khoảng cách dẫn tàu dưới 05 hải lý; giá tối thiểu cho một lượt dẫn tàu là 300.000 đồng/lượt dẫn tàu

Đồng/GT

54,00

60,00

7

Dịch vụ hoa tiêu hàng hải áp dụng đối với tàu thuyền di chuyển trong cảng có sử dụng dịch vụ hoa tiêu mà khoảng cách dẫn tàu từ 05 hải lý trở lên; giá tối thiểu cho một lượt dẫn tàu là 300.000 đồng/lượt dẫn tàu

Đồng/GT/HL

22,50

25,00

8

Dịch vụ hoa tiêu hàng hải tại các tuyến dẫn tàu: Vũng Rô (tỉnh Phú Yên), Vân Phong, Ba Ngòi (tỉnh Khánh Hòa), Duyên Hải (tỉnh Trà Vinh); giá tối thiểu cho một lượt dẫn tàu là 500.000 đồng/lượt dẫn tàu

Đồng/GT/HL

22,50

25,00

9

Dịch vụ hoa tiêu hàng hải áp dụng đối với các loại tàu thuyền còn lại; giá tối thiểu cho một lượt dẫn tàu là 500.000 đồng/lượt dẫn tàu.

Đồng/GT/HL

22,50

25,00

……….

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 54/2018/TT-BGTVT Khung giá dịch vụ bốc dỡ container tại cảng biển của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *