Ngày 15/12/2017, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 49/2017/TT-BGTVT về định mức kinh tế – kỹ thuật khảo sát đường thủy nội địa. Thông tư bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 15/02/2018. Theo đó, quy định định mức kinh tế – kỹ thuật khảo sát đường thủy nội địa áp dụng cho công tác khảo sát phục vụ quản lý, thông báo luồng và xây dựng công trình đường thủy nội địa. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 49/2017/TT-BGTVT |
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2017 |
THÔNG TƯ
BAN HÀNH ĐỊNH MỨC KINH TẾ – KỸ THUẬT KHẢO SÁT ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư ban hành định mức kinh tế – kỹ thuật khảo sát đường thủy nội địa.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Định mức kinh tế – kỹ thuật khảo sát đường thủy nội địa.
Điều 2.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2018.
2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật làm căn cứ, được dẫn chiếu tại định mức ban hành kèm theo Thông tư này có sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo các văn bản quy phạm pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
ĐỊNH MỨC KINH TẾ – KỸ THUẬT
KHẢO SÁT ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 49/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Chương 1
QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh
Định mức kinh tế – kỹ thuật khảo sát đường thủy nội địa áp dụng cho công tác khảo sát phục vụ quản lý, thông báo luồng và xây dựng công trình đường thủy nội địa.
2. Nội dung định mức.
– Mức hao phí vật liệu: Là số lượng vật liệu (bao gồm vật liệu chính và vật liệu phụ) cần cho việc thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác khảo sát đường thủy nội địa;
– Mức hao phí lao động trực tiếp: Là số ngày công lao động của kỹ sư, công nhân trực tiếp để thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác khảo sát đường thủy nội địa;
– Mức hao phí máy thi công trực tiếp: Là số ca sử dụng phương tiện, máy và thiết bị thi công trực tiếp để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác khảo sát đường thủy nội địa.
3. Kết cấu định mức.
Định mức được trình bày theo nhóm, loại công tác và được mã hóa, bao gồm 7 chương và 2 phụ lục:
– Chương I: Quy định chung;
– Chương II: Định mức kinh tế – kỹ thuật công tác khảo sát, lập bình đồ độ sâu bằng máy đo sâu đơn tia sử dụng phương pháp định vị DGPS;
– Chương III: Định mức kinh tế – kỹ thuật công tác khảo sát, lập bình đồ độ sâu bằng máy đo sâu đơn tia sử dụng phương pháp định vị RTK;
– Chương IV: Định mức kinh tế – kỹ thuật công tác khảo sát, lập bình đồ độ sâu bằng máy đo sâu đa tia sử dụng phương pháp định vị DGPS;
– Chương V: Định mức kinh tế – kỹ thuật công tác khảo sát, lập bình đồ độ sâu bằng máy đo sâu đa tia sử dụng phương pháp định vị RTK;
– Chương VI: Định mức kinh tế – kỹ thuật Khảo sát đường thủy nội địa trong công tác định vị điểm dưới nước;
– Chương VII: Định mức kinh tế – kỹ thuật Khảo sát đường thủy nội địa trong công tác thành lập thủy đồ điện tử luồng đường thủy nội địa.
– Các phụ lục.
Mỗi loại định mức được trình bày tóm tắt: Thành phần công việc, điều kiện kỹ thuật, điều kiện thi công, biện pháp thi công và được xác định theo đơn vị tính phù hợp để thực hiện công tác khảo sát đường thủy nội địa.
Các thành phần hao phí trong Định mức kinh tế – kỹ thuật khảo sát đường thủy nội địa được xác định theo nguyên tắc sau:
– Mức hao phí vật liệu chính được tính bằng số lượng phù hợp với đơn vị tính của vật liệu;
– Mức hao phí vật liệu phụ khác được tính bằng tỷ lệ % so với chi phí vật liệu chính;
– Mức hao phí lao động được tính bằng số ngày công theo cấp bậc bình quân của công nhân, kỹ sư trực tiếp thực hiện công tác khảo sát;
– Mức hao phí máy thi công chính được tính bằng số lượng ca máy sử dụng;
– Mức hao phí máy thi công khác được tính bằng tỷ lệ % so với chi phí sử dụng máy chính.
4. Căn cứ xây dựng định mức
– Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/04/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình;
– Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
-Thông tư số 64/2014/TT-BGTVT ngày 10/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Định mức kinh tế – kỹ thuật quản lý bảo trì đường thủy nội địa; Thông tư số 25/2016/TT-BGTVT ngày 03/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung định mức kinh tế – kỹ thuật quản lý, bảo trì đường thủy nội địa ban hành kèm theo Thông tư số 64/2014/TT- BGTVT ngày 10/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
– Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
– Thông tư số 01/2017/TT-BXD ngày 06/03/2017 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí khảo sát xây dựng;
– Thông tư số 18/2017/TT-BGTVT ngày 01/6/2017 của Bộ Giao thông vận tải ban hành Định mức kinh tế – kỹ thuật khảo sát, đo sâu.
5. Hướng dẫn áp dụng
– Định mức kinh tế – kỹ thuật khảo sát đường thủy nội địa được áp dụng để xác định đơn giá khảo sát, làm cơ sở lập dự toán chi phí các công tác khảo sát phục vụ quản lý, thông báo luồng và xây dựng trong lĩnh vực đường thủy nội địa thuộc Bộ Giao thông vận tải;
– Định mức kinh tế – kỹ thuật khảo sát đường thủy nội địa chưa bao gồm công tác di chuyển nhân công, thiết bị, phương tiện đến vị trí khảo sát;
– Căn cứ vào đặc thù của từng phương pháp đo sâu và trên cơ sở tính toán đến hiệu quả kinh tế – kỹ thuật, phạm vi áp dụng từng phương pháp đo sâu thực hiện như sau:
+ Khảo sát đo sâu bằng máy đo sâu đơn tia sử dụng phương pháp định vị DGPS: Áp dụng đối với tất cả các loại đối tượng khảo sát phục vụ quản lý và thông báo luồng đường thủy nội địa; công trình khảo sát phục vụ nạo vét bảo trì đường thủy nội địa hàng năm; công tác thành lập thủy đồ điện tử luồng đường thủy nội địa;
+ Khảo sát đo sâu bằng máy đo sâu đơn tia sử dụng phương pháp định vị RTK: Áp dụng cho khảo sát bàn giao mặt bằng và nghiệm thu công trình nạo vét bảo trì đường thủy nội địa hàng năm, chiều dài tuyến khảo sát < 5 km;
+ Phương pháp đo sâu bằng máy đo sâu đa tia sử dụng phương pháp định vị RTK: Áp dụng với tất cả các loại đối tượng khảo sát thỏa mãn điều kiện có độ sâu lớn hơn 5 m hoặc chiều dài tuyến khảo sát ≥ 5 km hoặc khảo sát đo sâu lần đầu để công bố thông báo luồng đường thủy nội địa;
– Các phương pháp sử dụng đo sâu hồi âm không áp dụng đối với các công tác khảo sát phạm vi nhỏ (ví dụ: công tác sửa chữa kè, cụm kè);
– Các nội dung công việc và chi phí khác trong công tác khảo sát như: Lập nhiệm vụ khảo sát, lập phương án khảo sát, lập báo cáo kết quả khảo sát; các định mức không có trong Thông tư này được áp dụng theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
– Các quy định trong định mức này là mức cao nhất có thể áp dụng để đảm bảo chất lượng công tác khảo sát đường thủy nội địa. Tuy nhiên các cơ quan, đơn vị cần nâng cao năng suất chất lượng, tiết kiệm chi phí để có thể áp dụng mức thấp hơn.
Dowwnload file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 49/2017/TT-BGTVT Định mức kỹ thuật khảo sát đường thủy nội địa của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.