Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư 47/2017/TT-BTNMT Quy định giám sát khai thác sử dụng tài nguyên nước ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Từ ngày 22/12/2017, Thông tư 47/2017/TT-BTNMT do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 07/11/2017 chính thức có hiệu lực. Thông tư quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Theo đó, quy định nguyên tắc giám sát như sau:

  • Bảo đảm chính xác, trung thực, khách quan và thuận tiện cho việc khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu về khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
  • Bảo đảm tính hệ thống, kịp thời, đầy đủ và liên tục nhằm kiểm soát các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
  • Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ thông tin, dữ liệu về mặt không gian và thời gian; giữa trung ương, địa phương và trên từng lưu vực sông.
  • Bảo đảm tính thống nhất giữa yêu cầu về giám sát với hoạt động quan trắc của cơ sở được cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 47/2017/TT-BTNMT

Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 2017

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ GIÁM SÁT KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC

Căn cứ Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13;

Căn cứ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;

Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước;

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định việc giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước ở trung ương và địa phương.

2. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (sau đây gọi chung là cơ sở) có công trình khai thác tài nguyên nước thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Công trình hồ chứa khai thác nước mặt để phát điện với công suất lắp máy trên 50kW, bao gồm cả công trình thủy lợi kết hợp với thủy điện;

Tham khảo thêm:   Thông tư 09/2019/TT-BLĐTBXH Bãi bỏ toàn bộ 99 văn bản quy phạm pháp luật từ 10/7/2019

b) Công trình hồ chứa khai thác nước mặt có quy mô trên 0,1m3/giây đối với trường hợp cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản; trên 100m3/ngày đêm đối với trường hợp cấp nước cho các mục đích khác;

c) Công trình cống, trạm bơm và các công trình khai thác nước mặt khác với quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này có quy mô trên 0,1m3/giây đối với trường hợp cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản; trên 100m3/ngày đêm đối với trường hợp cấp nước cho các mục đích khác;

d) Công trình khai thác nước dưới đất với quy mô trên 10m3/ngày đêm;

Điều 3. Nguyên tắc giám sát

1. Bảo đảm chính xác, trung thực, khách quan và thuận tiện cho việc khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu về khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

2. Bảo đảm tính hệ thống, kịp thời, đầy đủ và liên tục nhằm kiểm soát các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

3. Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ thông tin, dữ liệu về mặt không gian và thời gian; giữa trung ương, địa phương và trên từng lưu vực sông.

4. Bảo đảm tính thống nhất giữa yêu cầu về giám sát với hoạt động quan trắc của cơ sở được cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Ðiều 4. Hình thức giám sát

Giám sát hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước là việc kiểm soát hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thông qua việc theo dõi số liệu quan trắc của các cơ sở khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Việc giám sát quy định tại các Điều 9, Điều 10, Điều 11 và Điều 12 của Thông tư này được thực hiện bằng các hình thức sau đây:

1. Giám sát tự động, trực tuyến: theo dõi số liệu đo đạc, quan trắc tự động, liên tục được kết nối và truyền trực tiếp vào hệ thống giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước (sau đây gọi chung là hệ thống giám sát).

2. Giám sát bằng camera: theo dõi hình ảnh bằng camera được kết nối và truyền trực tiếp vào hệ thống giám sát.

3. Giám sát định kỳ: theo dõi số liệu đo đạc, quan trắc được cập nhật định kỳ vào hệ thống giám sát.

Điều 5. Hệ thống giám sát

1. Hệ thống giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước là một hệ thống thống nhất, đảm bảo kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu từ các cơ sở khai thác, sử dụng tài nguyên nước với cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, bao gồm các thành phần sau:

Tham khảo thêm:   Nghị định 50/2021/NĐ-CP Quy định mới về hợp đồng xây dựng

a) Hệ thống thiết bị thu nhận, lưu trữ dữ liệu và phần mềm quản lý, xử lý dữ liệu ở trung ương;

b) Hệ thống thiết bị thu nhận, lưu trữ dữ liệu và phần mềm quản lý, xử lý dữ liệu ở địa phương;

c) Cơ sở dữ liệu của hệ thống giám sát;

d) Thiết bị đo đạc, kết nối, truyền trực tiếp, cập nhật số liệu từ cơ sở có công trình khai thác tài nguyên nước vào cơ sở dữ liệu của hệ thống giám sát.

2. Trách nhiệm đầu tư, xây dựng hệ thống giám sát:

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm đầu tư xây dựng, lắp đặt thiết bị thu nhận, lưu trữ dữ liệu, phần mềm quản lý, xử lý dữ liệu ở trung ương và cơ sở dữ liệu của hệ thống giám sát quy định tại Điểm a và Điểm c Khoản 1 Điều này;

b) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm đầu tư xây dựng, lắp đặt thiết bị thu nhận, lưu trữ dữ liệu ở địa phương quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này;

c) Cơ sở có công trình khai thác tài nguyên nước quy định tại Khoản 2 Điều 2 của Thông tư này có trách nhiệm đầu tư, lắp đặt các thiết bị đo đạc và các thiết bị khác liên quan theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này.

3. Trách nhiệm quản lý, vận hành hệ thống giám sát:

a) Cục Quản lý tài nguyên nước có trách nhiệm tổ chức quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng và duy trì hoạt động của hệ thống thu nhận, lưu trữ dữ liệu ở trung ương và cơ sở dữ liệu của hệ thống;

b) Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh) có trách nhiệm tổ chức quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng và duy trì hoạt động của hệ thống thu nhận, lưu trữ dữ liệu ở địa phương và đảm bảo kết nối với hệ thống giám sát;

c) Cơ sở có công trình khai thác tài nguyên nước có trách nhiệm quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng và duy trì hoạt động của các thiết bị đo đạc, kết nối, truyền trực tiếp, cập nhật số liệu vào cơ sở dữ liệu của hệ thống giám sát.

Tham khảo thêm:   Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Hóa học trường THPT Chuyên Hưng Yên - Lần 2 (Có đáp án) Đề thi thử THPT môn Hóa học năm 2018

4. Thông tin dữ liệu từ hệ thống giám sát là một trong những căn cứ cho hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính trong việc tuân thủ quy định của giấy phép tài nguyên nước và các quy định khác của pháp luật về tài nguyên nước.

Điều 6. Yêu cầu đối với thiết bị thu nhận, lưu trữ dữ liệu và phần mềm quản lý, xử lý dữ liệu

1. Hệ thống thiết bị thu nhận, lưu trữ dữ liệu bao gồm các máy chủ, thiết bị kết nối mạng, hệ thống thiết bị lưu trữ thông tin, dữ liệu và các thiết bị phụ trợ khác, phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Phù hợp với hạ tầng truyền thông tin, dữ liệu bảo đảm hoạt động ổn định, thường xuyên, liên tục; bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật;

b) Đảm bảo kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu giám sát tài nguyên nước giữa trung ương và địa phương; đảm bảo mỗi địa phương đều có quyền truy cập, kiểm soát cơ sở dữ liệu của các công trình khai thác tài nguyên nước trên địa bàn của mình quản lý;

c) Đối với hệ thống thiết bị thu nhận, lưu trữ dữ liệu của trung ương phải đảm bảo kết nối tự động, truyền trực tiếp, cập nhật, lưu trữ số liệu của cơ sở có công trình khai thác tài nguyên nước vào cơ sở dữ liệu của hệ thống giám sát.

2. Phần mềm quản lý, xử lý cơ sở dữ liệu phải được thiết kế chạy trên nền Web, tích hợp được với máy tính bảng, điện thoại di động, các thiết bị di động khác và phải có các tính năng chủ yếu sau đây:

a) Cập nhật tự động, định kỳ thông tin, dữ liệu;

b) Kiểm soát truy cập;

c) Tự động phân tích xử lý thông tin, số liệu định kỳ và thực hiện việc thông báo, cảnh báo;

d) Tổng hợp thông tin, số liệu, lập báo cáo;

đ) Trường hợp phát hiện không tuân thủ quy định thì tự động thông báo, cảnh báo đến cơ sở có công trình bằng thư điện tử, tin nhắn điện thoại và các hình thức thông báo tự động khác.

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư 47/2017/TT-BTNMT Quy định giám sát khai thác sử dụng tài nguyên nước của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *